Bạch cúc trị hoa mắt chóng mặt
Bạch cúc trị chóng mặt, đau đầu, mắt đỏ, hoa mắt, nặng một bên đầu… Liều dùng trung bình cho mỗi thang từ 6 – 20g.
Bạch cúc còn tên khác là Tiết hoa (Bản kinh), Nữ hoa, Nữ tiết, Nữ hành, Nhật tinh, Cảnh sinh, Truyền diên niên, Âm thành, Chu doanh (Biệt lục), Mẫu cúc, Kim nhị (Bản thảo cương mục)…, tên khoa học Chrysanthemum morifolium Ramat (Chrysanthemum sinese Sabine), họ Cúc (Asteraceae).
Bạch cúc thân đứng, nhẵn, có rãnh. Mặt dưới lá có lông và trắng hơn mặt trên có 3 – 5 thùy hình trái xoan, đầu hơi nhọn, có răng cưa ở mép. Cuống lá có tai ở gốc. Đầu to, các lá bắc ở ngoài hình chỉ, phủ lông trắng, các lá trong thuôn hình trái xoan. Trong đầu có 1 – 2 hàng hoa hình lưỡi nhỏ, màu trắng, các hoa ở giữa hình ống, màu vàng nhạt. Không có mào lông. Tràng hoa hình ống có tuyến, 5 thùy, nhị 6, bao phấn ở tai ngắn, nghiêng. Quả bế gần hình trái xoan, bông thường ướp trà và hiếm.
Thường được thu hái vào mùa thu, đầu mùa đông, khoảng tháng 9 – 11 hàng năm khi hoa nở. Cắt cả cây, phơi khô trong bóng râm mát (âm can), rồi ngắt lấy hoa; cũng có khi chỉ hái lấy hoa, phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp. Bộ phận dùng làm thuốc là hoa khô (Flos Chrysanthemi). Loại hoa đóa nguyên vẹn, mầu tươi sáng, thơm, không lẫn cành, cuống, lá, là loại tốt. Dùng hoa tươi sẽ tốt hơn.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy nócó tác dụng kháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, liên cầu trùng, dung huyết beta, lỵ trực trùng, trực khuẩn thương hàn, ức chế các loại nấm da, trị huyết áp cao…
Các y thư cổ cho rằng, Bạch cúc vị đắng, tính bình (Bản Kinh), vị ngọt, không độc (Biệt Lục), vị đắng mà ngọt, tính hàn (Thang Dịch Bản Thảo). Vị ngọt đắng, tính bình, hơi hàn (Đông dược học thiết yếu và Lâm sang thường dung Trung dược thủ sách). Thuốc quy vào kinh Phế, Tỳ, Can, Thận.
Thuốc có công hiệu dưỡng huyết mục, khử ế mạc, minh mục, sơ phong, thanh tán phong nhiệt, bình can, thanh nhiệt, giải độc. Dùng trị chóng mặt, đau đầu, mắt đỏ, hoa mắt, các chứng du phong do phong nhiệt ở can gây nên, nặng một bên đầu… Liều dùng trung bình cho mỗi thang từ 6 – 20g.
Tuy nhiên cần lưu ý không dùng cho trường hợp Khí hư, vị hàn, ăn ít, tiêu chảy không dùng (Bản thảo hội ngôn). Dương hư hoặc đầu đau sợ lạnh kiêng không dùng (Đông dược học thiết yếu). Tỳ, Vị hư hàn không dung (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).
Video đang HOT
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị liệu từ hoa Bạch cúc.
* Trị chóng mặt, uống lâu làm đẹp nhan sắc, không già: Bạch cúc chọn vào ngày 9 – 9 (âm lịch), lấy hoa 2 cân, Phục linh một cân, tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu nóng, ngày 3 lần (Thái Thanh Kinh Bảo phương).
* Trị đàn ông, đàn bà bị chứng đầu phong lâu ngày không bớt, choáng váng, tóc khô tóc rụng, đàm nghẹt trong ngực, mỗi lần lên cơn là chóng mặt, hoa mắt, lảo đảo muốn té, lên cơn khi thay đồi thơi tiết: Trước hết, cứu 2 huyệt Phong trì 14 tráng, đồng thời uống ‘Bạch Cúc Hoa Tửu’. Chế rượu bằng cách vào lúc cuối xuân, đầu hè dùng ngọn, thân, hoa cúc mềm, phơi âm can, tán bột. Mỗi lần uống 1 muỗng lúc đói với rượu ngày vài lần, theo đó mà tăng thêm. Nếu không uống rượu được thì trộn nước cháo uống. Cũng trị như trên, vào tháng 8, mùa thu, hái hoa, phơi trong râm cho khô, dùng 3 cân gói trong lụa, bỏ vào ngâm với 3 đấu rượu, ngâm 7 ngày, mỗi ngày uống 3 lần, uống hơi say là được (Bạch Cúc Hoa Tửu – Thiên Bảo Đơn phương).
* Trị mắt có màng mộng sau khi bị bệnh: Bạch Cúc hoa, Thuyền thoái, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 2-12g trộn với một ít mật, sắc uống (Cấp Cứu phương)
* Trị âm hộ sưng đau: Cúc hoa ngọn non, gĩa nát, sắc lấy nước xông, còn nước dùng để rửa (Thế Y Đắc Hiệu phương).
* Trị hoa mắt, chóng mặt: Cam cúc hoa 1 cân (tức lấy bạch cúc hoặc cúc hoa vàng), Hồng tiêu (bỏ mắt) 240g, tán bột, trộn với nước Địa hoàng, làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước trước khi đi ngủ (Song Mỹ Hoàn – Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương)
* Trị mắt đau do phong nhiệt: Cúc hoa, Hoàng liên, Hoàng cầm, Cam thảo, Sinh địa hoàng, Kinh giới tuệ, Quyết minh tử, Liên kiều, Cát cánh, Sài hồ, Xuyên khung, Khương hoạt, Đồng tiện (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
* Trị đinh nhọt, mụn nhọt có mủ: Bạch cúc hoa 160g, Cam thảo 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Theo VNE
Những tác nhân gây hại mắt
Có một số thói quen, hoạt động hằng ngày của chúng ta có thể gây hại mắt mà nhiều khi ít ai để ý.
Hút thuốc lá
Gây nhiều tác hại cho sức khỏe, trong đó có tổn hại thị lực. Trong thuốc lá có thừa một hóa chất gây hại phần nhạy cảm của võng mạc, được gọi là hoàng điểm. Các tổn hại này đôi khi không thể đảo ngược, đặc biệt là khi các tế bào của hoàng điểm chết đi.
Căng mắt
Đôi khi chúng ta vô tình gây quá nhiều áp lực cho mắt khi xem ti vi, chơi trò chơi điện tử, đọc sách hoặc học hành trong nhiều giờ liên tục. Điều này khiến các cơ quanh mắt làm việc quá sức, dẫn đến tổn hại thị lực.
Các tia cực tím
Bạn thường được khuyên nên đeo kính râm khi đi ra ngoài. Đó là do tia cực tím từ mặt trời có thể gây hại mắt. Nó có thể làm bỏng giác mạc và gây hại thủy tinh thể cũng như võng mạc. Ngoài ra, nó làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể.
Huyết áp cao
Có thể gây hại nghiêm trọng cho mắt nếu không được điều trị. Nó làm tổn hại các mạch máu ở võng mạc, vùng phía sau mắt nơi hình ảnh hội tụ. Bệnh này được gọi là bệnh võng mạc do tăng huyết áp.
Tiểu đường
Nếu bị tiểu đường, bạn có nhiều nguy cơ mắc một số bệnh về mắt như tăng nhãn áp, bệnh lý võng mạc do tiểu đường, trong đó võng mạc bị hư hỏng nặng. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù và mờ mắt.
Uống quá nhiều rượu
Nạp chất cồn quá nhiều có thể gây giảm thị lực, phản ứng đồng tử chậm, đau nửa đầu thường xuyên, mắt đỏ...
Thiếu dưỡng chất
Ăn uống không đủ dinh dưỡng khiến cơ thể không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt, từ đó bạn dễ mắc các bệnh về mắt. Việc thiếu hụt vitamin A dẫn đến mù lòa hoặc khó nhìn thấy vào ban đêm và khô mắt. Tương tự, hàm lượng vitamin B12 thấp có thể gây mờ mắt hoặc lòa mắt.
Sử dụng máy tính
Chúng ta ngồi hàng giờ trước màn hình máy tính mà nhiều khi không cho mắt nghỉ ngơi. Thậm chí làm việc quên cả chớp mắt. Điều này gây mỏi mắt, mắt bị kích ứng, nhạy cảm ánh sáng, bị lòa...
Theo Thanhnien
Hoa mắt, chóng mặt: Triệu chứng nhiều bệnh nguy hiểm Bị hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống thường khiến nhiều người nghĩ mình bị bệnh thiếu máu. Theo bác sĩ Nguyễn Cảnh Nam, chuyên khoa Nội thần kinh và Nội tổng quát, Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare, điều nghi ngờ này là chính xác, tuy nhiên, chưa đủ. Hoa mắt, chóng mặt còn là triệu chứng của nhiều bệnh...