‘Bạch Cốt Tinh’ nổi tiếng nhất màn ảnh: Lúc trẻ bị lừa đóng ‘Tây Du Ký’, đến 77 tuổi vẫn không thể nguôi cơn giận
Tây Du Ký bản năm 1986 được coi là bộ phim kinh điển, lúc đó dù Internet chưa phát triển nhưng bộ phim vẫn đạt tỷ suất rating khủng, tới 89.4%. Được công nhận là kiệt tác nghệ thuật đáng tự hào của làng giải trí Hoa ngữ của thế kỷ 20, Tây Du Ký bản năm 1986 sau 34 năm vẫn khiến người hâm mộ nhớ đến khôn nguôi.
Bộ phim này cũng được trình chiếu tại Việt Nam vào năm 1990 và vẫn đều đặn chiếu đi chiếu lại nhiều lần trên nhiều đài truyền hình cho tới tận bây giờ.
Trên thực tế, để trở thành kiệt tác nghệ thuật có sức sống mãnh liệt trong lòng người xem, thì ngoại trừ 4 thầy trò Đường Tăng còn có sự nỗ lực của những diễn viên khác. Dù có là vai phụ, vai chính diện hay phản diện thì họ đều ‘đắp nặn’ nhân vật tròn trịa từ diễn xuất cho tới tạo hình.
Công lớn nhất khi lựa chọn diễn viên cho mỗi vai trong phim thuộc về Dương Khiết. Dương Khiết là đạo diễn chính của Tây Du Ký bản 1986, bà cũng là người đích thân lựa chọn từng diễn viên cho nhân vật trong phim của mình. Sở dĩ bà có tiếng nói như vậy là vì Dương Khiết đồng thời cũng là nhà sản xuất, quản lý kinh phí của phim. Nên nếu Dương Khiết nói 1, không ai dám nói 2.
Dương Khiết là ‘linh hồn’ của Tây Du Ký bản 1986
Vì Tây Du Ký, Dương Khiết hao tổn không ít tâm huyết, nhờ đó mà phim được công chúng đón nhật nồng nhiệt, nhưng cũng vì vậy mà bà đắc tội không ít người.
Dương Xuân Hà là người đóng vai ‘ Bạch Cốt Tinh’ trong phim. Tuy nhiên lúc đầu cô hoàn toàn không muốn nhận vai diễn này.
Video đang HOT
Bạch Cốt Tinh
Năm 1943, Dương Xuân Hà sinh ra ở Thượng Hải, cha là một viên chức làm trong xưởng máy móc tại địa phương, mẹ là kế toán trong công ty nhỏ. Năm 12 tuổi, Dương Xuân Hà đậu vào học viện Hý kịch Thượng Hải, được các thầy cô giáo tài giỏi dạy dỗ, Dương Xuân Hà bắt đầu gắn bó với nghiệp diễn xuất.
Năm 1973, Dương Xuân Hà tham gia vào đoàn kịch Đỗ Quyên Sơn, nhờ vai chính Kha Tương Hồng mà nổi tiếng khắp đại giang nam bắc. Hình ảnh của Dương Xuân Hà lúc đó được dán khắp từ các con ngõ nhỏ cho tới những khu phố lớn, đi đâu cũng thấy, người ta còn ví Dương Xuân Hà như ‘mặt trời ban trưa’, có độ nổi tiếng phủ sóng như thể ánh mặt trời chiếu rọi khắp mọi nơi.
Những năm đó, Dương Xuân Hà chính là kiểu lưu lượng minh tinh như bây giờ. Kiểu tóc, cách mặc quần áo của Dương Xuân Hà đều được các cô gái tranh nhau bắt chước.
Dương Xuân Hà khi nhớ đến thời gian đó đều cảm thấy rất vui vẻ. Cô nói, đó là lần đầu tiên cảm giác được mình là 1 ngôi sao thực thụ, đi đâu cũng được người ta nhận ra.
Im lặng một khoảng thời gian chuẩn bị nhận vai diễn mới, năm 1979, Dương Xuân Hà trở lại với kinh kịch. Những vở kịch như Du viên kinh mộng, Tứ Lang thăm mẹ… đều thành tác phẩm kinh điển trong sự nghiệp của Dương Xuân Hà. Biểu hiện của cô qua mỗi vở kịch ngày càng xuất sắc.
Trong lúc Dương Xuân Hà đang nổi tiếng, đạo diễn Dương Khiết đã ‘nhắm trúng’ cô cho vai Bạch Cốt Tinh.
Bạch Cốt Tinh xinh đẹp, nhưng trong sự xinh đẹp đó có lả lơi quyến rũ như mời gọi người ta rơi vào bẫy sắc đẹp của mình. Bạch Cốt Tinh cũng xảo trá, không đơn giản chỉ dùng sắc đẹp câu dẫn Đường Tăng mà còn biết hóa thành những người nhìn như hiền lành, vô hại lừa Đường Tăng rơi vào tròng, bị tách khỏi Ngộ Không và dễ dàng cho nàng ta thực hiện mưu đồ ăn thịt Đường Tăng.
Nếu không tìm đúng diễn viên thích hợp thì nhân vật này sẽ khó có thể thuyết phục được người xem. Thế nhưng, Bạch Cốt Tinh quá mức phản diện, nếu như diễn không đủ tốt sẽ không thuyết phục còn diễn quá tốt thì lại ghi khắc trong lòng người xem, có thể khiến họ bị nhập tâm vào phim quá mà ghét lây sang người đóng.
Trải qua một thời gian suy nghĩ cặn kẽ, Dương Khiết quyết định mời Dương Xuân Hà đóng vai Bạch Cốt Tinh. Dù sao năm đó Dương Xuân Hà cũng được gọi là ‘đệ nhất hoa đán Thượng Hải’, nhan sắc diễn xuất đều có đủ, không một ai so cô nàng càng thích hợp để diễn Bạch Cốt Tinh.
Thế nhưng, Dương Xuân Hà lại khéo léo từ chối. Lúc đó cô đang xây dựng hình tượng chính diện cho mình, vì sao phải ‘tự hủy hoại tiền đồ’ mà đi diễn một vai ác? Có điều, sau cùng Dương Xuân Hà vẫn mềm lòng. Cô nói với Dương Khiết mình sẽ diễn Bạch Cốt Tinh nhưng với điều kiện là nhân vật nữ vương của Nữ Nhi Quốc cũng sẽ do cô diễn.
Mọi người đều biết, Bạch Cốt Tinh và nữ vương Nữ Nhi Quốc là hai loại hình một chính một tà, một ác một lành, có độ tương phản rất lớn. Vì để không ảnh hưởng đến hiệu quả của bộ phim, Dương Khiết tuyệt đối không thể cho cùng một người diễn hai nhân vật này.
Bà không nói với Dương Xuân Hà về tính toán của mình mà chỉ tạm thời đồng ý, còn chuyện có đóng vai nữ vương Nữ Nhi Quốc hay không thì Dương Khiết chỉ qua loa đại khái cho Dương Xuân Hà yên tâm.
Sau đó Dương Khiết lẳng lặng đi gặp Chu Lâm và nhờ nữ diễn viên này diễn vai nữ vương Nữ Nhi Quốc, hoàn toàn quên luôn hứa hẹn với Dương Xuân Hà trước đó.
Nữ vương Nữ Nhi Quốc
Cứ như vậy, Dương Xuân Hà diễn vai Bạch Cốt Tinh và bị người xem ghi khắc trong lòng về hình tượng lả lơi, xảo trá cho tới bây giờ. Sự nghiệp của cô ở một mức độ nào đó cũng đã chịu ảnh hưởng.
Hiện giờ Dương Xuân Hà đã 77 tuổi, nhưng bà vẫn không ưa Dương Khiết. Dù cho Dương Khiết liên tục xin lỗi Dương Xuân Hà nhưng sự ấm ức trong lòng bà vẫn không thể tiêu tan. Nhiều năm qua, Dương Xuân Hà vẫn không cho người khác nhắc đến 3 chữ ‘Tây Du Ký’ trước mặt mình. Những sự kiện có Dương Khiết, Dương Xuân Hà cũng tuyệt đối không đi. Hai người hoàn toàn không qua lại với nhau cả đời.
Soi điểm khác biệt trong phim Tây Du Ký 1986 so với nguyên tác
Được coi là bộ phim sát với nguyên tác nhất trong các bộ Tây Du Ký từ trước đến nay nhưng Tây Du ký 1986 của đạo diễn Dương Khiết cũng có một vài chi tiết khác biệt thú vị
Hình ảnh trong phim bốn thầy trò đường tăng trên đường đi thỉnh kinh
Trần Quang Nghị - thân sinh của Đường Tăng
Trong phim Tây Du ký 1986, Trần Quang Nghị sau khi thi đỗ Trạng Nguyên, cưới được tiểu thư con tể tướng và bị ám sát trên thuyền lúc đang đi nhậm chức tri huyện.
Thật ra trong nguyên tác, Trần Quang Nghị sau khi bị ám sát thì được Long Vương giữ lại xác (vì đã có lần cứu một con cá vàng - là Long Vương hóa thân), sau đó 18 năm thì được hồi sinh và đoàn tụ với vợ và mẹ đẻ cùng với con trai Trần Huyền Trang (tức Đường Tăng).
Ngọc Hoàng thượng đế
Là một nhân vật thần thông quảng đại tối cao và đứng đầu tiên giới, dĩ nhiên pháp lực không hề nhỏ.
Trong nguyên tác không hề có chi tiết lần thứ 2 Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung khiến Ngọc Hoàng phải chui xuống gầm bàn và kêu người đi gọi Phật Tổ Như Lai đến. Đối với Ngọc Hoàng, cai quản cả Tam giới thì Tôn Ngộ Không chẳng qua cũng chỉ là một con khỉ đá trời đất sinh ra, không hơn không kém.
Vậy nên việc Ngọc Hoàng phải chui xuống gầm bàn kêu cứu là việc mà đạo diễn Dương Khiết cố tình dựng nên để tôn anh khỉ của chúng ta lên một đẳng cấp cao hơn.
Bạch Cốt Tinh
Trong nguyên tác thì Bạch Cốt Tinh vốn là yêu quái hành động một mình. Tức là lúc Tôn Hành Giả nhảy lên không trung để dò đường, vô tình làm kinh động đến tên yêu quái này đang ẩn trong gió gần chỗ thầy trò Đường Tăng nghỉ ngơi. Sau đó, y mới nảy ra ý định bắt Đường Tăng.
Tuy nhiên trong phim thì Bạch Cốt Tinh là yêu quái xinh đẹp, tàn ác, đứng đầu sơn động một vùng, trong tay có rất nhiều tiểu yêu. Ý định ăn thịt Đường Tăng đã được tính toán trước hết.
Pháp lực của Bạch Cốt Tinh trong phim cũng được mô tả lợi hại hơn hẳn trong nguyên tác. Bên cạnh Bạch Cốt Tinh là nhân vật Hắc Cốt Tinh, nhân vật này cũng không có trong nguyên tác.
Nhờ bàn tay tài hoa của đạo diễn Dương Khiết mà nhân vật Bạch Cốt Tinh trong phim trở nên cực kỳ ấn tượng với khán giả của Tây Du Ký.
Tây lương nữ quốc và sư phụ trong phim Tây Du Ký 1986
Tây Lương Nữ quốc
Trong tập phim về Tây Lương Nữ quốc, đạo diễn Dương Khiết đã lãng mạn hóa mối quan hệ của Đường Tăng và Nữ Vương của nước này.
Ở đó, khán giả nhận thấy một mối tình mà "tình trong như đã, mặt ngoài còn e" của đôi trai tài gái sắc. Cảm giác khi xem tập này là Tam Tạng rất "lung lay".
Tuy nhiên trong nguyên tác thì Đường Tăng vốn rất kiên định và không hề rung động trước Nữ Vương. Hơn nữa, hai người cũng không phải là "cặp trời sinh, có duyên nhưng không có phận" như chủ đích của đạo diễn.
Hơn nữa, theo mưu kế của Tôn Ngộ Không, Đường Tăng giả đồng ý kết hôn với Nữ vương. Sau đó sẽ bỏ trốn nhân lúc Tam Tạng và Nữ vương tiễn 3 đồ đệ, và khi đó thì Bọ Cạp tinh xuất hiện.
Tuy nhiên, trong phim, Bọ Cạp tinh xuất hiện vào đêm "động phòng", khi mà Đường Tăng suýt ngã lòng trước vẻ đẹp kiều diễm của Nữ vương.
Trên đây là một vài những chi tiết tiêu biểu mà Tây Du Ký 1986 làm khác nguyên tác. Còn nhiều chi tiết nho nhỏ khác mà bộ phim đã bỏ qua. Nhưng cuối cùng, đạo diễn tài năng Dương Khiết đã tạo nên một tác phẩm ấn tượng mãi với khán giả.
Hoàng Dung
Bất ngờ về đời sống thực của 4 thầy trò Đường Tăng "Tây Du Ký" phiên bản 1986 Với sức ảnh hưởng lan rộng trên toàn châu Á, bộ phim "Tây Du Ký" 1986 được coi là phiên bản thành công nhất, gắn liền với tuổi thơ của biết bao bao tâm hồn. Làm nên sức hút của bộ phim này là nhờ sự góp mặt và phối hợp đầy ăn ý của dàn diễn viên, trong đó, tiêu biểu là...