Bạch biến là bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao?
Người mắc bạch biến là khi bị những sắc tố da bị phá hủy làm thay đổi màu da trên cơ thể. Căn bệnh này hiện chưa có nguyên nhân cụ thể, tuy nhiên có nhiều phương pháp chữa trị.
Biểu hiện của bệnh bạch biến là có những vùng da không đều màu. Ảnh minh họa
Bệnh bạch biến là một loại bệnh da liễu thường gặp mà trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy từ đó làm thay đổi màu da. Bệnh biểu hiện bởi những dát, mảng giảm sắc tố so với vùng da xung quanh, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ.
Đây là bệnh lành tính, không lây, và có ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ. Tại Việt Nam chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ mắc bệnh. Theo thống kê có 1% dân số Hoa Kì mắc bệnh bạch biến.
Tại Việt nam chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ mắc bệnh. Bệnh bạch biến có thể gặp mọi lứa tuổi và mọi giới. Lứa tuổi thường gặp nhất là từ 10-30, hơn 50% xảy ra trước 20 tuổi và có thể gặp bệnh bạch biến ở trẻ em.
Bệnh phân bố nhiều ở các nước vùng nhiệt đới và ở những chủng người da màu. Bệnh có tính chất gia đình nhưng chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn bệnh bạch biến có di truyền không.
Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh, đặc biệt ở sự phức tạp của nguyên nhân cũng như những khó khăn trong điều trị.
Hiện chưa có số liệu nghiên cứu chính xác về tỷ lệ bạch biến tại Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ bệnh chiếm 1%. Bệnh có tính chất gia đình trong khoảng 30% các trường hợp. Hầu hết bệnh nhân đều khỏe mạnh, có kết hợp với các bệnh lý tự miễn khác như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, thiếu máu, thiểu sản tủy. Do đó, ngoài khía cạnh thẩm mỹ, cần quan tâm chú ý đến các bệnh lý đi kèm.
Nguyên nhân bệnh bạch biến
Nguyên nhân gây bệnh bạch biến còn chưa được biết rõ. Chỉ có một điều chắc chắn rằng bạch biến xuất hiện là do sự giảm số lượng và chất lượng của các tế bào sắc tố da ở vùng da bị bệnh.
Một vài giả thuyết cho rằng bệnh bạch biến có thể do ảnh hưởng của bệnh tự miễn hoặc có thể do di truyền, liên quan đột biến ở gen DR4, B13 hoặc BW35 của HLA. Các tự kháng thể xem các tế bào sắc tố như là các kháng nguyên và chống lại chúng, phá hủy tế bào sắc tố và làm giảm sản xuất sắc tố melanin.
Khoảng 20 – 30% bệnh nhân bạch biến có tự kháng thể chống lại tế bào của tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, gan tụy nên một số bệnh nhân bạch biến có các bệnh lý kèm theo liên quan đến các cơ quan kể trên.
Điều trị
Video đang HOT
Những giải pháp điều trị bạch biến sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ bệnh của bạn. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm với vùng da bị mất sắc tố ít, bạn sẽ dễ đáp ứng với liệu pháp steroid hơn khi bệnh đã tiến triển.
Kem bôi steroid tại những khu vực da bị ảnh hưởng để tái tạo lại màu sắc da bình thường. Thông thường, bạn sẽ cần ít nhất 3 tháng để điều trị trước khi thấy được hiệu quả của liệu pháp này.
Liệu pháp ánh sáng phối hợp với sử dụng thuốc psoralen là một phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Với liệu pháp ánh sáng hay còn gọi là PUVA, bạn sẽ tiếp xúc với tia UVA sau khi bôi thuốc tại chỗ trên da. Đây là một giải pháp điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh bạch biến.
Giải pháp thứ ba để điều trị bạch biến dành riêng cho những người bị những mảng trắng ở ít nhất một nửa cơ thể. Bạn sẽ sử dụng một loại thuốc có tên là ete monobezyl 2 lần mỗi ngày. Mất sắc tố cần được điều trị cẩn thận vì nó là vĩnh viễn. Điều trị cũng có thể gây ra tác dụng phụ như viêm, ngứa và khô da.
Phẫu thuật
Khi điều trị nội khoa không giúp bạn tái tạo lại sắc tố da, hãy hỏi bác sĩ về các phương pháp điều trị ngoại khoa. Ba loại phẫu thuật có thể được sử dụng trong bệnh bạch biến bao gồm:
Ghép da: Phẫu thuật viên sẽ lấy vùng da lành, có sắc tố ghép vào vùng da mất sắc tố.
Cấy ghép tế bào tạo sắc tố: Bác sĩ lấy những tế bào sản xuất sắc tố và nuôi cấy ở phòng thí nghiệm. Sau đó, những tế bào này sẽ được ghép vào vùng da bị mất sắc tố.
Phun xăm thẩm mỹ: những vùng da bị mất sắc tố ở môi được tái tạo lại sắc tố nhân tạo bằng thuốc nhuộm.
Thông thường, phẫu thuật chỉ được sử dụng cho những người bị bạch biến hơn 3 năm, khi bệnh của họ đã ổn định và không thay đổi.
Kiểm soát nấm lang ben mùa ẩm
Nấm da lang ben là một trong các bệnh lý da liễu thường gặp bị gây ra bởi Malassezia furfur hay còn gọi là Pityrosporum orbiculare - một loại nấm gây bệnh ở lớp sừng.
Bệnh chủ yếu gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên khi tuyến bã tăng cường hoạt động hay ở những người mắc bệnh lý làm tăng tiết mồ hôi, thay đổi thành phần hóa học của mồ hôi. Bệnh hay gặp khi thời tiết nóng ẩm. Nấm da lang ben có thể lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc hoặc qua dùng chung đồ như quần áo, khăn tắm, vật dụng cá nhân...
Hình ảnh nấm lang ben.
Biểu hiện lâm sàng
Bệnh khởi đầu bằng những chấm màu hồng, nâu hoặc trắng ở trên bề mặt da. Sau đó, các chấm lớn dần về kích thước và có hiện tượng lan rộng thành từng mảng lớn, ranh giới rõ phân biệt với vùng da lành.
Đặc điểm tổn thương: Các mảng mẩn đỏ có thể có màu trắng, hồng, đỏ hoặc nâu và có thể có màu nhẹ hơn hoặc tối hơn các vùng da xung quanh; Các vết mẩn đỏ không làm sạm những vùng da khác; Các vết mẩn đỏ có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng thường được tìm thấy trên cổ, ngực, lưng và cánh tay; Hình dạng: Hình bầu dục hoặc hình đa cung; Kích thước các đám tổn thương không đều nhau, có đường kính khoảng từ 1 - 3cm;
Tổn thương là những vảy nhỏ, có thể cạo bong dễ dàng được gọi là dấu hiệu vỏ bào; Tổn thương không đau, bình thường ít ngứa rát, chủ yếu bị ngứa khi ra mồ hôi. Sau khi hết hiện tượng rát thường để lại những đám mất màu tồn tại trong khoảng thời gian dài. Vì thế, bệnh lang ben nấm da còn được gọi là versicolor. Khi chiếu dưới đèn wood, các tổn thương có thể có phản ứng phát sáng huỳnh quang màu xanh lá mạ.
Các vết mẩn đỏ có thể mất đi khi thời tiết mát mẻ, tuy nhiên, nó sẽ tệ hơn vào thời tiết ấm hoặc ẩm ướt. Chúng có thể khô, đóng vảy và gây cảm giác ngứa ngáy hoặc đau. Tuy nhiên, điều này không phổ biến.
Phân biệt lang ben với các bệnh nấm da khác
Cần phân biệt nấm lang ben với một số bệnh lý sau:
Bệnh vảy phấn hồng Gibert: Cũng có tổn thương là các dát màu hồng có vảy phấn nhưng hình thái tổn thương đặc trưng bởi các gờ cao xung quanh và hơi lõm ở giữa. Tổn thương hay gặp ở vùng mạn sườn, đùi, đôi khi gặp ở mặt, có thể tự khỏi sau 4 - 6 tuần.
Chàm khô: Tổn thương là các dát màu trắng trên có vảy phấn tập trung thành các đám tổn thương có kích thước từ 1 - 2cm. Thường gặp ở mặt, cánh tay, cẳng tay.
Bệnh bạch biến: Tổn thương ở dạng dát trắng trên bề mặt da, ranh giới rõ, bờ thẫm màu, thường bị đối xứng và tổn thương không có vảy.
Bệnh phong thể 1: Tổn thương là các dát trắng mất cảm giác. Bệnh giang mai thời kỳ II có tổn thương dát trắng, đen, đó là vết tích của đào ban giang mai II và thường kèm theo các biểu hiện sưng hạch ngoại vi nhưng không đau. Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán giang mai cho kết quả dương tính.
Lang ben là bệnh da liễu có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc thông thường.
Điều trị nấm lang ben
Nấm da lang ben được chẩn đoán dựa trên lâm sàng kết hợp với phương pháp sử dụng ánh sáng tia cực tím để kiểm tra vùng nhiễm khuẩn.
Điều trị lang ben không khó nhưng bệnh hay bị tái phát, đặc biệt là ở những người có cơ địa da dầu, thành phần hóa học của mồ hôi bị thay đổi.
Để điều trị triệt để, tùy theo tình trạng và mức độ nhiễm nấm để có chỉ định phối hợp điều trị bằng thuốc sử dụng tại chỗ và thuốc toàn thân.
Thuốc điều trị tại chỗ
Áp dụng cho những trường hợp tổn thương mới, ít và khu trú: tắm, vệ sinh sạch bằng xà phòng, có thể sử dụng xà phòng satid ngày 1 lần và sử dụng liên tục trong 3 tuần. Kết hợp với bôi kem trị nấm như ketoconazole.Bôi kem dưỡng ẩm và làm mềm da. Có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc mỡ để kích thích làm lành tổn thương.
Thuốc điều trị toàn thân
Áp dụng cho những trường hợp tổn thương trên diện rộng, mức độ tổn thương nặng hoặc những trường hợp không đáp ứng với thuốc sử dụng tại chỗ.
Chỉ định uống các thuốc kháng nấm như gricin, ketoconazole, itraconazole, fluconazole...
Cách kiểm soát hiệu quả
Tốt nhất nên tránh sử dụng các sản phẩm gây nhờn da; giảm phơi nắng: tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây ra tác hại tồi tệ trên da, khiến da phát ban dễ thấy hơn; sử dụng kem chống nắng mỗi ngày khi ra ngoài; không nên mặc quần áo quá bó; nên mặc các loại vải thoáng khí, chẳng hạn như bông để giảm mồ hôi; sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Báo với bác sĩ ngay nếu trong quá trình sử dụng thuốc có biểu hiện của tác dụng phụ, không tự ý xử lý khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị; có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, không dùng chung đồ đạc. Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các vitamin và kẽm.
Nấm lang ben tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu có các dấu hiệu bất thường trên da như các tổn thương dạng dát hồng, nâu... có vảy hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
BS. Lan Anh
Theo SK&ĐS
Mắc hội chứng hiếm gặp, cậu bé sinh ra đã không giống những đứa trẻ khác, 11 tuổi phải trải qua 54 cuộc phẫu thuật và khiến nhiều người hoảng sợ khi gặp Đối với một đứa trẻ, phải nằm trên bàn mổ, bao quanh là các dụng cụ để mổ xẻ đầu - mặt ra chưa bao giờ là việc dễ dàng. Nhưng Nathaniel đã vượt qua tất cả. Trước năm 11 tuổi, Nathaniel đã trải qua 54 cuộc phẫu thuật. Bức ảnh chụp mẹ bầu mỉm cười dịu dàng nhưng sau đó lại là...