Bác thông tin đóng cửa toàn TPHCM
Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM cho biết, thông tin thành phố đóng cửa toàn bộ và thông tin lãnh đạo thành phố mắc Covid-19 đều là xuyên tạc, sai sự thật.
Sáng 14/7, thông tin về việc TPHCM sẽ áp dụng biện pháp phong tỏa theo phương án đóng cửa toàn thành phố lan truyền trên mạng xã hội. Nội dung trên kêu gọi người dân tụ tập, mua sắm, tích trữ hàng hóa dẫn đến khan hiếm thực phẩm. Bên cạnh đó, một luồng thông tin khác cho rằng lãnh đạo thành phố mắc Covid-19.
Trước diễn biến trên, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM khẳng định tất cả nội dung được lan truyền đó đều là thông tin xuyên tạc, sai sự thật. Lãnh đạo TPHCM đang tập trung triển khai các biện pháp quyết liệt để kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.
Đồng thời, TPHCM đang triển khai các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Thông tin sai sự thật khiến người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ dẫn đến khan hiếm thực phẩm (Ảnh minh họa: Đại Việt).
Video đang HOT
Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM kêu gọi người dân bình tĩnh, không nghe theo, không lan truyền các thông tin không chính xác. Các cơ quan chức năng của thành phố sẽ xử lý nghiêm đối với các trường hợp có hành vi lan truyền thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong xã hội.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cũng lên tiếng bác bỏ thông tin thành phố sẽ có văn bản cấm người dân ra đường từ ngày 15/7.
Theo lãnh đạo TPHCM, tối 13/7, UBND thành phố đã ra văn bản 2337 về dừng hoạt động các doanh nghiệp không đảm bảo yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh. Công văn này chỉ điều chỉnh một số nội dung liên quan đến các doanh nghiệp đang tổ chức sản xuất trên địa bàn.
Từ chiều 13/7, mạng xã hội lan truyền thông tin “Từ 0 giờ ngày 15/7, TPHCM sẽ ra công văn giờ giới nghiêm cho người dân, ngưng tất cả các ngành nghề, cấm người dân di chuyển ra ngoài”.
0h ngày 9/7, TPHCM đã áp dụng biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 toàn địa bàn. Theo quyết định của UBND thành phố, biện pháp này sẽ được duy trì trong 15 ngày.
TPHCM là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong các tỉnh, thành do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ 4.
Từ ngày 27/4 đến nay, thành phố ghi nhận hơn 17.000 ca mắc Covid-19.
Những ngày gần đây, số bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố tại thành phố liên tục đạt đỉnh và nhiều hơn 1.000 người mỗi ngày.
Doanh nghiệp không đảm bảo phòng dịch phải dừng hoạt động
Các doanh nghiệp phải bảo đảm vừa sản xuất, vừa cách ly người lao động tại chỗ với phương châm sản xuất, ăn, nghỉ ngơi tại chỗ mới được hoạt động.
Nội dung được đề cập trong văn bản khẩn về việc dừng hoạt động các doanh nghiệp nếu không đảm bảo các yêu cầu về phòng chống Covid-19 trên địa bàn do Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức ký ngày 13/7.
Các doanh nghiệp cũng được tiếp tục hoạt động nếu bố trí lao động sống tập trung tại ký túc xá hoặc khách sạn, đảm bảo xe vận chuyển từ chỗ ở đến nơi sản xuất. Những doanh nghiệp không đảm bảo các yêu cầu trên phải dừng hoạt động từ 0h ngày 15/7.
Một công ty ở Khu chế xuất Tân Thuận bị phong toả, ngày 12/7. Ảnh: An Phương.
Động thái này được chính quyền thành phố đưa ra sau khi phát hiện nhiều ca nhiễm là lao động trong khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp. Điều này gây lo ngại nguy cơ lây nhiễm dịch từ ở của công nhân vào nơi sản xuất.
Hiện, ngành y tế thành phố ghi nhận hơn 400 ca nhiễm tại 50 công ty trong Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7), hơn 750 ca nhiễm ở Khu công nghệ cao (TP Thủ Đức). Dịch đã xâm nhập hầu hết khu công nghiệp ở thành phố. Nhiều nhà máy phát hiện hàng chục ca Covid-19 đã bị phong toả, dừng sản xuất.
Sở Y tế được giao phối hợp các cơ quan liên quan nhanh chóng thẩm định doanh nghiệp đảm bảo đủ điều kiện mới cho phép hoạt động; thực hiện xét nghiệm định kỳ 7 ngày một lần với công nhân, doanh nghiệp trả chi phí.
Trước đó, báo cáo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam hôm 12/7, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, hiện địa bàn có 42/128 doanh nghiệp đăng ký phương án vừa cách ly vừa sản xuất. Thành phố dự tính đưa 15 khu đất trống và 15 nhà xưởng, nhà kho chưa sử dụng làm nơi cách ly.
TP HCM có 1,6 triệu công nhân và lao động làm việc ở nhiều nhà máy, xí nghiệp. Trong đó riêng 17 khu công nghiệp, khu chế xuất và một khu công nghệ cao hơn 320.000 lao động.
Phó Chủ tịch TPHCM: Giãn cách để chặn dịch bệnh, mong người dân chia sẻ "Giãn cách xã hội là để các hoạt động chậm lại, để có thêm thời gian đuổi kịp và vượt lên, chặn đứng dịch bệnh. Chúng tôi rất mong người dân chia sẻ!", Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức nói. Chiều 8/7, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức chủ trì buổi họp báo thông tin về việc triển khai...