Bắc thêm một “nhịp cầu” gỡ khó cho nhà nông
Sở NNPTNT Hà Nội vừa phối hợp huyện Phú Xuyên tổ chức hội thảo “Nhịp cầu nhà nông”. Dự hội thảo, bà con nông dân trên địa bàn được giao lưu, học tập, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về những vướng mắc trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, cũng như kịp thời nắm bắt các chính sách về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ( NTM).
Tham dự hội thảo “Nhịp cầu nhà nông” lần này có sự tham gia của hơn 100 đại biểu nông dân trong huyện cùng một số doanh nghiệp, đại diện Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Trung tâm Phát triển cây trồng… Ban cố vấn của chương trình là các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp.
Đã nuôi cá là phải bón vôi…
Nông dân huyện Phú Xuyên chăm sóc lúa mùa. Ảnh: Hải Đăng
Ngoài những hoạt động hội thảo trong nhà giúp cung cấp kiến thức làm ăn cho nông dân, Ban tổ chức sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hội thảo đầu bờ, đầu ruộng theo hình thức “cầm tay chỉ việc” một cách sinh động, thiết thực, nhằm giúp bà con tiếp thu nhanh kiến thức, ứng dụng vào sản xuất hiệu quả”. Ông Ngô Đại Ngọc -
Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội
Mở đầu buổi hội thảo, không khí còn khá trầm lắng, tuy nhiên sau khi Ban tổ chức phát phiếu câu hỏi, ở bên dưới hội trường đã có nhiều tiếng xì xào, trao đổi của bà con và cuối cùng, Ban cố vấn đã nhận được gần 70 câu hỏi đủ các lĩnh vực. Các chuyên gia đã giải đáp từng câu hỏi, tư vấn chi tiết cho bà con từ kỹ thuật trồng cây chuối và các cây có múi (cam, bưởi,…); phòng và chữa bệnh cho cá, gà, vịt, lợn; biện pháp xử lý bệnh héo xanh ở cây cà chua, khoai tây và dưa chuột…
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Hường ở thôn Phù Bật, xã Hồng Minh hỏi: “Vào cuối xuân – đầu hè, cá trắm cỏ thường kém ăn và chết hàng loạt. Xin cho biết cá bị bệnh gì và biện pháp về phòng, trừ bệnh ở cá trắm cỏ?”. Trả lời câu hỏi của chị Hường, TS Bùi Quang Tề – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cho biết: Cá trắm cỏ thường hay bị một số bệnh, trong đó bệnh nguy hiểm nhất là xuất huyết do virus, thường vào cuối xuân – đầu hè. Cá bị nặng nhất từ cỡ 1 – 6 lạng, với biểu hiện kém ăn, bỏ ăn, thịt đỏ, da cá màu tối sẫm, nổi lờ đờ ven bờ ao rồi lặn dần.
“Chúng tôi đã nghiên cứu bệnh xuất huyết này từ vài chục năm nay nhưng chưa tìm ra được thuốc hữu hiệu. Vì thế, cách tốt nhất là bà con phải ngăn chặn, phòng ngừa. Biện pháp phòng bệnh là trước mỗi vụ nuôi, cần làm tốt công tác tẩy dọn ao nuôi bằng cách bơm cạn nước, vét bùn và rắc vôi. Trước mùa cá dễ phát bệnh từ 7-10 ngày, cần sử dụng các loại thuốc khử trùng ao nuôi như Vicato, Iodine…, hạn chế thay nước từ ngoài vào. Bà con cũng nên cho cá ăn thức ăn có trộn vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cá. Mỗi tháng ăn 1 đợt trong khoảng 7 ngày” – TS Tề nhấn mạnh. Ông Tề cho biết thêm: “Đã nuôi cá là phải bón vôi, không phải để chữa bệnh, mà để cung cấp canxi cho cá. Trong suốt vụ nuôi phải luôn bón vôi với liều lượng 20kg/1.000m3 nước. Xin nhắc lại với bà con lần nữa, vôi không phải là thuốc chữa bệnh mà là chất dinh dưỡng, chất khử trùng nước, làm sạch môi trường”.
Vào cuối mùa xuân, bà con có thể mua thuốc phòng và cho cá ăn ngay tỏi tươi giã nát với liều lượng 0,5kg tỏi/tạ cá, cho ăn ít nhất 3 ngày hoặc 5 ngày liên tục/tháng. Hoặc có thể sử dụng thuốc KNO4-12 cho cá với liều lượng 10gr thuốc/40kg cá/ngày, cho ăn 3-5 ngày liên tục/tháng.
“ Nóng” vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Phú Xuyên là huyện nằm ở phía nam Hà Nội và đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng rất mạnh mẽ. Vì vậy, có khá nhiều câu hỏi được đưa ra liên quan đến việc nuôi con gì, trồng cây gì để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất; thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất như thế nào… Anh Lê Văn Việt ở thôn Tư Can, xã Châu Can hỏi: “Năm 2003, gia đình tôi cùng nhiều hộ khác trong thôn đã được xã cho phép chuyển đổi một số diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình VAC. Xin hỏi gia đình tôi nói riêng và các hộ chuyển đổi năm 2003 cần phải làm thủ tục, giấy tờ gì để làm cơ sở pháp lý sau này?”.
Giải đáp thắc mắc của anh Việt, ông Trần Công Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên cho biết, đối với các mô hình đã chuyển đổi theo quy hoạch, đương nhiên chính quyền sẽ cho thẩm định và ký phê duyệt để chuyển đổi lại nhằm đảm bảo tính pháp lý. Còn với mô hình chuyển đổi sai mục đích, sẽ được rà soát, kiểm tra từng vùng cụ thể để có phương án xử lý phù hợp.
Ông Thành cũng cho biết thêm, trong trường hợp của anh Việt, nếu gia đình anh chưa làm dự án chuyển đổi, tức là đã sử dụng đất sai mục đích; còn nếu đã có đề án, mà lúc này hết thời nhiệm thì yêu cầu gia đình anh liên hệ với UBND xã, Phòng kinh tế để được hướng dẫn làm lại đề án.
Một số bà con lại rất quan tâm đến tình hình triển khai chương trình xây dựng NTM trên địa bàn. Đại diện lãnh đạo huyện Phú Xuyên cho biết, từ khi thực hiện chương trình đến nay, đời sống nông dân trong huyện đã từng bước được cải thiện; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 26,47 triệu đồng/người. Thời gian qua, huyện đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được hơn 1.700ha, hình thành hơn 70 trang trại quy mô lớn. Việc đưa các giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất đã tăng giá trị sản xuất trên mỗi ha từ 2-3 lần, thậm chí 5-6 lần so với cây lúa. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đẩy mạnh đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong những năm tiếp theo, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp vào chương trình xây dựng NTM.
Mặc dù hội thảo chỉ có một buổi, song hầu hết các câu hỏi bà con thắc mắc, băn khoăn đều được các chuyên gia giải đáp đầy đủ, cặn kẽ, dễ hiểu. Một số bà con cho biết họ rất hài lòng vì đã được gỡ rối những vướng mắc, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Ông Nguyễn Hữu Quá ở thôn Phong Triều, xã Nam Triều, bày tỏ: “Những hội thảo như thế này rất có ý nghĩa với chúng tôi. Hội thảo đã cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích, chẳng khác nào một khóa tập huấn ngắn hạn, qua đó chúng tôi có thể tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng để khắc phục những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, từ đó có thu nhập cao hơn”.
Theo Danviet
Lĩnh ấn tiên phong, Vĩnh Tường ghi dấu ấn đậm nét
Sau 5 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã gặt hái được những kết quả khả quan, trong đó Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện và lực lượng vũ trang trên địa bàn đã đóng góp vai trò không nhỏ khi luôn tiên phong trong các phong trào ở làng, xã.
"Hậu phương" năng nổ
Cách đây 5 năm, khi bắt tay vào triển khai xây dựng NTM, Hội LHPN huyện Vĩnh Tường cũng như nhiều tổ chức chính trị khác như Hội ND, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, lực lượng vũ trang... đều rất bỡ ngỡ. Sau đó, được sự chỉ đạo, hướng dẫn sát sao của cấp trên, Hội LHPN huyện Vĩnh Tường đã nắm bắt rõ các chủ trương, mục đích của chương trình xây dựng NTM và sứ mệnh của Hội trong chương trình này, từ đó các cấp hội đã chủ động tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích và cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM cho 100% cán bộ, hội viên; lấy tiêu chí xây dựng NTM gắn với chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ công tác trọng tâm của Hội, nhờ đó các phong trào do Hội triển khai đều thu hút đông đảo chị em tham gia.
Hội Phụ nữ xã Ngũ Kiên (Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) tham gia quét dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm. V.T
Để hoàn thành tiêu chí thu nhập, từ năm 2011-2015, huyện Vĩnh Tường tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn vận động nhân dân tích cực tham gia các đề án, dự án về phát triển sản xuất, trong đó tập trung vào các dự án chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2011-2015; xây dựng vùng sản xuất hàng hóa; trình diễn các mô hình trồng giống lúa mới, cà chua ghép, bí đỏ... với tổng kinh phí hơn 40 tỷ đồng.
Trong đó, Hội xác định mục tiêu giúp cán bộ, hội viên thoát nghèo, phát triển kinh tế gia đình là nhiệm vụ quan trọng nhất. Tính đến cuối năm 2015, Hội đã đứng ra nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH huyện, tạo điều kiện cho trên 5.978 lượt hội viên vay vốn với tổng số tiền trên 119 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng năm 2015, các cấp Hội LHPN huyện đã phối hợp tổ chức 112 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và NTM cho 14.500 lượt hội viên. Tổ chức rà soát các hội viên thuộc đối tượng hộ nghèo, đơn thân, rồi phân công cán bộ, hội viên cơ sở giúp hội viên đó thoát nghèo. Đến nay, các cấp hội trên địa bàn đã vận động 5.876 lượt hội viên giúp đỡ cho 4.825 lượt chị em có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền trên 1,4 tỷ đồng.
Chia sẻ về vấn đề này, bà Bùi Thị Thúy Hà - Chủ tịch Hội LHPN huyện Vĩnh Tường cho biết: "Năm 2015, các cấp hội đã vận động hội viên hiến trên 10.788m2 đất. Không những thế, chị em còn đảm nhận giữ vệ sinh các tuyến đường với chiều dài trên 2.700m".
Dân quân đảm việc nước, giỏi việc làng
Hiếm có nơi nào lực lượng vũ trang lại hăng hái trong công tác dân vận, xây dựng NTM như ở Vĩnh Tường. Sau 5 năm tham gia xây dựng NTM, những công trình, việc làm có công sức đóng góp của họ cứ nối dài. Theo đó, trong việc huấn luyện dân quân tự vệ của mỗi xã đều dành 1 ngày để tham gia các hoạt động xây dựng NTM, cụ thể là giúp đỡ nhân dân, nạo vét 40km kênh mương nội đồng; tu sửa 94km đường giao thông liên thôn, xã; phối hợp xã Tam Phúc đầu tư làm mới con đường vào nghĩa trang xã dài 310m, với tổng số vốn 80 triệu đồng...
Hàng năm, Ban chỉ huy Quân sự huyện đều chỉ đạo lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, truyền đạo trái phép, bài trừ tệ nạn xã hội, vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thông, quyên góp tiền, ủng hộ vật chất xây dựng nhà văn hóa, thực hiện tốt chương trình "đền ơn đáp nghĩa". Theo đó, trong năm 2014 - 2015, Ban chỉ huy Quân sự huyện đã xây dựng được 5 nhà tình nghĩa với tổng số tiền 290 triệu đồng cho các thương binh, thân nhân liệt sĩ.
Từ phong trào thi đua "Quân đội chung sức xây dựng NTM", lực lượng vũ trang huyện Vĩnh Tường đã chung sức cùng các địa phương hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM, làm tăng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước, quân đội với nhân dân, tô thắm thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới. Phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, động viên cán bộ chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân giữ vững ổn định chính trị, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, gắn với an ninh, quốc phòng.
Theo Danviet
Những cánh đồng mới xứ Quảng Thành quả lớn nhất của Quảng Nam trong hơn 5 năm (2011-2016) triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới chính là địa phương này đã xây dựng được nhiều mô hình và các cánh đồng lớn, cánh đồng mẫu sản xuất cho hiệu quả kinh tế rất cao, nhờ đó đã giúp cho hàng ngàn nông...