Bậc thầy đờn ca tài tử hội tụ ở ‘Sô diễn cuộc đời’
Tập phát sóng tối 17.3 của Sô diễn cuộc đời sẽ đưa khán giả đến với Bạc Liêu, cái nôi của đờn ca tài tử – loại hình nghệ thuật được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể.
NSƯT Mỹ Hạnh và các thầy đờn trong ‘Sô diễn cuộc đời’
Trong đêm nhạc nhằm tôn vinh những nghệ sĩ đờn ca tài tử của Sô diễn cuộc đời, khán giả được thưởng thức các tiết mục đặc sắc đến từ 5 thầy đờn với 5 loại nhạc cụ khác nhau. Thầy Đặng Thanh Sử với đàn tranh, thầy Tạ Ngọc Sang với đàn kìm, thầy Nguyễn Hoàng Trắng với đàn violin, thầy Trần Thanh Xuân với đàn guitar và thầy Huỳnh Hoàng Phỉ với đàn bầu. Họ là những nghệ sĩ ưu tú có tuổi nghề từ 20-30 năm và đều đang hoạt động tại nhà hát Cao Văn Lầu – một trong những nhà hát mang tính biểu tượng của TP. Bạc Liêu.
MC chương trình – Color Man trò chuyện cùng các thầy đờn nhằm cung cấp thêm những thông tin đặc sắc về loại hình đơn ca tài tử Nam bộ
Bên cạnh ban nhạc kỳ cựu, chương trình còn có sự xuất hiện của NSƯT Mỹ Hạnh. Các tiết mục tân cổ đặc sắc sẽ được tái hiện trong đêm nhạc đặc biệt này.
Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, đờn ca tài tử được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa đại diện cho nhân loại và được bảo vệ ở cấp độ quốc tế vào năm 2013. Đây cũng là di sản văn hóa phi vật thể thứ 8 của Việt Nam được UNESCO công nhận (cùng với: nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan họ Bắc Ninh, ca trù, hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, hát xoan, tín ngưỡng thờ cùng Hùng Vương ở Phú Thọ, dân ca ví giặm Hà Tĩnh, nghi lễ và trò chơi kéo co, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, nghệ thuật bài chòi Trung bộ, thực hành Then của người Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam).
Thầy Đặng Thanh Sử với đàn tranh, thầy Tạ Ngọc Sang với đàn kìm, thầy Nguyễn Hoàng Trắng với đàn violin, thầy Trần Thanh Xuân với đàn guitar và thầy Huỳnh Hoàng Phỉ với đàn bầu (từ phải qua )
Đờn ca tài tử thường được chơi theo hình thức song tấu, tam tấu hoặc hòa tấu. Nhạc cụ chính được dùng để biểu diễn đờn ca gồm 4 loại: đàn tranh, đàn kìm, đàn cò và đàn bầu. Sau này, các thầy đờn kết hợp thêm đàn tỳ bà, đàn tam (hoặc đàn sến, đàn độc huyền), đàn guitar, đàn violin… để tạo nên tính đa dạng cho từng tiết mục. Sự cải biên này đã đem lại nét mới mẻ cũng như giúp nghệ thuật đờn ca tài tử trở nên phong phú, hấp dẫn hơn.
Sô diễn cuộc đời số đặc biệt nhằm tôn vinh nghệ thuật đờn ca tài tử được phát sóng lúc 20 giờ 35 ngày 17.3 trên kênh HTV7.
Video đang HOT
Ngỡ ngàng làng chiếu trăm năm được UNESCO vinh danh
Ở vùng sông nước miền Tây, nhắc đến làng nghề trăm năm thì khó ai quên được làng chiếu Định Yên (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) nức tiếng xa gần.
Nằm nép mình bên dòng sông Hậu hiền hòa và thơ mộng, xã Định Yên (huyện Lấp Vò) không chỉ nức tiếng với nghề dệt chiếu truyền thống mà còn in đậm trong tâm thức nhiều người bởi vẻ đẹp quyến rũ đa sắc màu của những chiếc chiếu được làm từ lác nước. Tuy mộc mạc, bình dị nhưng những chiếc chiếu nhiều hoa văn này đã tạo nên vẻ đẹp thanh tao, làm cuốn hút người phương xa.
Lác được cắt ngoài đồng rồi vận chuyển về nhà
Những cọng lác đủ màu sắc được đem phơi
Dưới cái nắng đổ lửa giữa tháng 3, những bó lác mới nhuộm được xếp thành hàng dài phơi dọc 2 bên đường như những cánh bướm sặc sỡ trải khắp các con đường vào làng chiếu. Sắc xanh - đỏ - tím - vàng của những bó lác luôn tạo ấn tượng đầu tiên cho những người phương xa khi lần đầu đặt chân đến vùng đất này.
Nhuộm lác trước khi mang đi phơi
Làng chiếu Định Yên được hình thành cách đây hàng trăm năm, tập trung chủ yếu ở 2 xã Định An và Định Yên, nơi mà gần 80% hộ dân theo nghề làm chiếu.
Là đời thứ tư nối nghiệp nghề dệt chiếu của gia đình, chị Võ Thị Kiều Diễm (ngụ ấp An Lợi B, xã Định An) đang miệt mài bên khung dệt, khẩn trương các bước cuối cùng để cho ra đời một chiếc chiếu đẹp mắt. Chị Diễm tay thoăn thoắt xỏ từng sợ lác, vui vẻ chia sẻ về lịch sử hình thành nghề và các công đoạn để hoàn thành một chiếc chiếu Định Yên nức tiếng.
Những người thợ miệt mài bên khung dệt
Theo đó, trước tiên là chọn sợi lác về nhuộm phẩm với đủ loại màu sắc. Để màu nhuộm chính xác, khó phai ít nhất phải nhuộm 2 đến 3 lần trở lên. Nhuộm xong thì đem phơi cho đủ nắng. Nếu phơi dưới cái nắng quá gắt thì lác dễ bị giòn, gãy; còn phơi dưới nắng dịu thì sợi lác sẽ bị ẩm, mốc.
Rời nhà chị Diễm, chúng tôi đến thăm gia đình ông Huỳnh Văn Chiến (76 tuổi; ngụ ấp An Khương, xã Định Yên). Với hơn 50 năm trong nghề, cụ Chiến cho biết hiện gia đình vẫn sử dụng khung dệt chiếu bằng tay, mỗi ngày chỉ dệt được khoảng 2 đôi chiếu, với giá bán 95.000 đồng/đôi, trừ chi phí còn lời được 70.000 đống - khoản thu nhập còn quá khiêm tốn.
Vợ chồng ông Chiến bên khung dệt bằng tay
"Hiện nay, đa số các hộ dân trong nghề đều đã trang bị máy dệt nên năng suất cao hơn rất nhiều so với khung dệt bằng tay. Tuy nhiên, trước xu thế công nghiệp hóa ngày càng cao, nên chúng tôi muốn giữ lại nét truyền thống dệt bằng tay mà cha ông đã truyền lại, dù thu nhập thấp hơn máy" - cụ Chiến chia sẻ.
Làng nghề dệt chiếu truyền thống Định Yên đã tồn tại hàng trăm năm
Rời làng chiếu Định Yên, bên tai tôi vẫn văng vẳng câu hát: "Hò ơi! Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm/Công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu..." trong bài "Tình anh bán chiếu" của cố soạn giả Viễn Châu viết về chiếu Cà Mau nổi tiếng, nhưng hình như đó cũng là nỗi lòng của những người thợ dệt ở làng chiếu Định Yên, Định An.
Năm 2013, nghề dệt chiếu thủ công truyền thống ở Định Yên và Định An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn của nghề làm chiếu trăm năm này, ông Nguyễn Văn Sang - Phó Chủ tịch UBND xã Định Yên - cho biết những năm trước đây, mặt hàng chiếu được sản xuất ở xã bán rất chạy, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Campuchia, nên người dân phấn khởi sản xuất. Thế nhưng, kể từ thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát thì mặt hàng này ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.
"Tới đây, việc kiểm soát và khống chế dịch bệnh trở lại bình thường thì mặt hàng này sẽ tiếp tục vươn xa hơn nữa. Chúng tôi sẽ đề xuất lên huyện và tỉnh để có chính sách hỗ trợ làng nghề trong thời điểm gặp khó khăn, đặc biệt là những hộ nghèo không có khả năng mua máy dệt, còn sử dụng khung dệt thủ công bằng tay. Khuyến khích một số hộ dệt chiếu thủ công, nhằm lưu giữ lại truyền thống quý báu của nghề dệt chiếu có từ lâu đời gắn với phát triển ngành du lịch tại địa phương và quảng bá thương hiệu làng chiếu Định Yên" - ông Sang nói.
Người đàn ông khiếm thị tái hiện những ca khúc tân cổ kinh điển trong "Sô diễn cuộc đời" Với giọng ca trầm ấm cùng tiếng đàn sầu thương da diết, chú Trần Nên đã khiến cho hàng trăm khán giả có mặt tại đêm diễn xúc động khi tái hiện những ca khúc tân cổ bất hủ trên sân khấu "Sô diễn cuộc đời". Tập 5 "Sô diễn cuộc đời" vừa lên sóng là câu chuyện về người cha khiếm thị,...