Bắc thang leo lên đường
Tuyến QL50, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh (Q.7) đến hết H.Bình Chánh (TP.HCM) đang được thi công sửa chữa nâng cấp mặt đường. Có những đoạn, mặt đường được nâng lên cao khoảng 1 m. Việc nâng đường giải quyết được tình trạng ngập nước nhưng cũng làm hàng trăm hộ dân ngụ hai bên mặt đường bị ảnh hưởng.
Ông Nguyễn Phước Tân làm cầu thang để lên xuống nhà, còn xe máy ông phải đem đi gửi
Nhiều nhà trước đây nền nhà cao hơn mặt đường nhưng hiện tại trở thành nhà hầm. Ông Nguyễn Phước Tân (ngụ tại ấp 5, xã Phong Phú, H.Bình Chánh) nói: “Mặt đường được nâng cao hơn nền nhà cả 1,2 m khiến tôi phải bắc thang để leo lên. Xe máy phải đem đi gửi rất vất vả nhưng đành chịu vì không đủ tiền để sửa nhà”.
Đường cao hơn nhà khiến người dân ra vào rất khó khăn – Ảnh: Hải Nam
Trả lời PV Thanh Niên, ông Võ Đình Thâm, Phó chủ tịch UBND xã Phong Phú, cho biết con đường này bị ngập nước rất nặng nên chủ trương của thành phố là nâng cấp để người dân thuận tiện hơn. “Chúng tôi đang tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân sửa nhà, nâng nền. Nhà không có giấy tờ cũng cấp phép cho sửa chữa”, ông Thâm nói. Tuy nhiên, đối với nhiều hộ khó khăn, nhất là những hộ cận nghèo thì việc sửa chữa nhà không phải là điều đơn giản. Chị Hồng (cũng ngụ tại ấp 5, xã Phong Phú) than thở: “Đường sá cao ráo thì dân cũng mừng, nhưng giờ không biết lấy tiền đâu để sửa nhà. Cả khu vực này rất ít người có chủ quyền nhà đất, nên muốn thế chấp ngân hàng để vay tiền sửa nhà cũng không được. Chưa biết mùa mưa sắp tới sẽ ứng phó ra sao”.
Video đang HOT
Người dân đang rất mong sự hỗ trợ hơn nữa từ phía nhà nước, để cuộc sống của họ bớt khó khăn khi mùa mưa sắp tới.
Theo TNO
Chuyện về ngôi miếu hễ mạo phạm là gặp báo ứng
Khi làm đường, chủ thầu thấy ngôi miếu chắn đường đã dùng lời lẽ nhục mạ. Ít lâu sau, người này bị chính chiếc xe tải do mình quản lý đâm tử vong.
Miếu chiến sĩ bên đại lộ đẹp bậc nhất TP HCM
Thấp thoáng bên vỉa hè đại lộ Nguyễn Văn Linh (thuộc địa phận ấp 5, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP HCM), quán nước hiếm hoi dưới chân cầu Bà Lớn đông khách dừng chân. Bên cạnh lý do nghỉ mát, những người ghé lại đây cốt để thắp nén nhang tri ân.
Miếu chiến sĩ khá rộng rãi, luôn được quét dọn sạch sẽ. Ông Nguyễn Văn Út (sinh năm 1944), người tự bỏ tiền phụng lập, cũng là thủ miếu giải thích: "Tôi dựng miếu để phụng thờ chiến sĩ nên miếu gọi nôm na là miếu chiến sĩ".
Ông Út kể, hồi đất nước mới thống nhất, gia đình ông sinh sống ở vùng giáp ranh giữa quận 8 và huyện Bình Chánh hiện nay. Bấy giờ, nhận thấy khu đất sình lầy ở ấp 5 thông thoáng, lại chẳng ai ngó ngàng đến, ông bàn với vợ cày cuốc trồng rau muống. Lúc đầu, ông chỉ trồng vài luống phục vụ cho gia đình và đàn gia súc nuôi chuồng. Về sau, ruộng rau sinh trưởng nhanh mới đem ra chợ bán lấy tiền mua gạo.
Trong ký ức của ông, vườn rau chẳng khác nào "ân nhân" gia đình mình, giúp gia đình từ thiếu ăn đến đủ ăn. Rồi sau đó, khi rau xanh ngày một lên giá, gia đình ông có của ăn của để. Những năm đó công việc đồng áng luôn thuận lợi, chưa năm nào ruộng rau muống thất thu.
Theo ông Út, vị trí miếu chiến sĩ toạ lạc hiện nay nằm trên ruộng rau ngày trước. Ngôi miếu được phụng lập từ năm 1978. Thời gian đầu miếu chỉ là gò đất đắp cao có đặt tấm phên tre và bát nhang. Nguyên nhân lập miếu, ông Út cho biết thời gian trước đó thường xuyên bắt gặp giấc mộng lạ. Trong mơ, ông thấy rõ nhiều người đi lại giữa ruộng rau nhà mình. Tỉnh giấc, ông tự trấn an rằng có lẽ ban ngày nơm nớp sợ kẻ trộm đột nhập vườn rau nên đêm lại nằm mộng.
Nhưng giấc mộng lạ đeo bám ông nhiều tháng liền khiến không thể không lưu tâm. Hơn nữa, có tin đồn loáng thoáng rằng vườn rau muống có linh hồn, trước đây giữa ruộng rau hàng chục bộ đội giải phóng đã hy sinh. "Tuy nhiên khi ấy chỉ nghe như vậy, không có chứng cứ tài liệu nào cả nên tôi chưa tin lắm", ông nhớ lại.
Mãi đến giữa năm 1978, ông mới tình cờ đọc cuốn sách viết về lịch sử quận 8 và huyện Bình Chánh. Cuốn sách có đoạn nhắc đến chi tiết 48 chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 2 Phú Lợi anh dũng hy sinh tại Bình Chánh. Đơn vị này đóng quân tại Bình Dương, được điều động xuống Sài Gòn đánh chiếm trạm xăng dầu Nhà Bè vào năm 1975.
Khu Hố Bần (khu vực ruộng rau ngày xưa, miếu chiến sĩ toạ lạc hiện nay) chính là nơi tập trung quân. Không may trong lúc họp bàn kế hoạch tác chiến trước trận đánh, Hố Bần bị máy bay giặc tập kích. Trận bom cày xới tung toé cả vùng đất rộng lớn, 48 chiến sĩ hy sinh.
Xâu chuỗi những thông tin trên, cộng với linh cảm khác thường, ông đắp cao gò đất, dựng chiếc am nhỏ để thờ cúng các chiến sĩ đã hy sinh. Ngôi miếu thờ ban đầu chỉ đủ rộng đặt bát nhang, mái che xập xệ.
Càng về sau, dân làng trong vùng càng biết rõ ý nghĩa ngôi miếu, nhiệt tình chung tay tôn tạo miếu thờ khang trang như bây giờ. "Ngày nào từ sáng sớm tôi đã ra miếu quét dọn lá cây, lau dọn bàn thờ để luôn sạch sẽ, ấm cúng", ông Út nói.
Dù đã cố gắng đọc tất cả tài liệu liên quan nhưng ông không tìm thấy thông tin 48 chiến sĩ hy sinh ngày nào nên chọn ngày 26/3 âm lịch hằng năm là thời điểm dựng miếu làm ngày giỗ chung. Hằng năm cứ đến dịp giỗ các chiến sĩ, nhiều dân làng đến dự, chi phí soạn cỗ mọi người cùng đóng góp.
Điểm khác lạ ở miếu chiến sĩ, đó là hầu như người đi đường nào biết đến miếu đều ghé lại thắp nén nhang tri ân. Ông bảo vệ tên Hùng làm việc cách miếu chừng 30m xác nhận, ngoài người dân địa phương, khách đi đường ghé miếu rất đông. Nhiều người đi đường thú nhận hễ đi ngang qua đoạn đường có miếu thờ, họ cảm thấy nặng lòng, "vướng tâm" nên tạt vào thắp nén nhang tưởng nhớ các chiến sĩ.
Đầu năm 1997, khi tuyến đại lộ được triển khai thi công, viên chủ thầu đơn vị giải phóng mặt bằng thấy ngôi miếu chắn ngang giữa lòng đường liền thúc hối dẹp bỏ, dùng lời lẽ nhục mạ. Không hiểu sao ít ngày sau đó, chính viên chủ thầu này lúc sang đường lơ là chú ý, bị chính xe tải do mình quản lý tông phải, mất mạng. Tai nạn này hoàn toàn chỉ là tình cờ, nhưng từ ấy ai cũng rợn rợn, không ai dám đả động tới chuyện phá dỡ hay di dời ngôi miếu nữa.
Riêng ông thủ từ Nguyễn Văn Út suy nghĩ hoàn toàn khác. Ông tâm niệm nếu có vong hồn thì người đã khuất cũng như người đang sống, đều không thể vì tư lợi mà quên lợi ích chung. Chính tay ông đã làm lễ xin phép dời miếu cùng án thờ các chiến sĩ vào sâu trong lề đường. Ngôi miếu toạ lạc ở vị trí mới nay đã tròn 13 năm.
Năm 2000, một người phụ nữ ngoài 50 tuổi quê ở Bình Chánh đến thăm miếu, thấy khách tấp nập bèn nảy sinh ý xấu, lấy cặp rắn đá trên bàn thờ đem về nhà dựng miếu mới thu lợi riêng.
Một thời gian sau, ngẫu nhiên người phụ nữ đang khoẻ mạnh đột nhiên phát bệnh nhức đầu, mắt trợn ngược rồi tắt thở. Trước đó, người này khi còn sống đã kể chuyện luôn gặp ác mộng, đêm đêm nằm ngủ lại nhìn thấy cặp rắn cuộn tròn quanh đầu, chưa kịp đem trả thì lâm nạn đột tử.
Ông Út xác nhận, gia đình nạn nhân sau đó đã trả lại của ăn trộm, cúng tế xin tạ tội. "Chị ấy tử vong do bệnh tật chứ chẳng dính dáng đến thần linh. Nhưng dù sao ý định trục lợi từ miếu mạo là đáng lên án. Ở đây, tất cả số tiền ủng hộ từ khách viếng đều được sử dụng vào việc tôn tạo miếu thờ, chăm lo nhang khói và tổ chức lễ giỗ cho các chiến sĩ đã khuất", ông thủ từ cho biết.
Theo Xahoi
Hàng vạn người xếp hàng từ 2 giờ sáng để lễ chùa Từ tờ mờ sáng 15.2 (tức 16 tháng Giêng, Giáp Ngọ), tại Hội An, Quảng Nam, hàng vạn người từ khắp các tỉnh, thành lân cận đã đổ về Hội An đi lễ chùa Ông, chùa Phúc Kiến. Đoàn người rồng rắn xếp hàng Theo Ban quản lý chùa Phúc Kiến, chùa Ông, mỗi năm, cứ đến ngày 16 tháng Giêng là hàng...