Bắc Tân Uyên: Hàng loạt HTX, tổ hợp tác có doanh thu tiền tỷ
Với tinh thần “Phát triển kinh tế – xã hội, không để ai ở lại phía sau”, huyện Bắc Tân Uyên ( Bình Dương) có chủ trương ưu tiên xây dựng, phát triển loại hình kinh tế hợp tác, tạo nền tảng bền vững để kinh tế nông thôn phát triển.
Bắc Tân Uyên là huyện nông thôn thuộc tỉnh Bình Dương, mới chia tách được 5 năm và đang chuyển mình thu hút đầu tư, phát triển kinh tế công nghiệp – dịch vụ – đô thị.
Đa dạng ngành nghề
Trong 5 năm qua, huyện Bắc Tân Uyên đã tập trung xây dựng và phát triển loại hình kinh tế hợp tác nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh, đồng thời tạo nền tảng vững chắc để kinh tế nông thôn phát triển. Doanh thu bình quân bình quân của 1 hợp tác xã (HTX) là 58,5 triệu đồng. Lợi nhuận bình quân 962,2 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân lao động thường xuyên trong HTX từ 3-4,5 triệu đồng/người/tháng.
Doanh thu bình quân của tổ hợp tác là 1,48 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân 1,03 tỷ đồng, thu nhập thường xuyên từ 3 – 4 triệu đồng/lao động/tháng.
Bắc Tân Uyên đã tập trung xây dựng và phát triển loại hình kinh tế hợp tác nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh. Ảnh: D.C
Các HTX, tổ hợp tác hoạt động trên nhiều lĩnh vực với đa dạng ngành nghề khác nhau, trong số đó có 3 HTX nông nghiệp và 4 HTX làm thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp 2. Hết quý II/2019, hầu hết các lĩnh vực hoạt động đều đạt kết quả tốt. Nổi bật là HTX, tổ hợp tác đạt doanh thu cao, nhờ đó thu nhập của xã viên, người lao động cũng tăng.
Ở lĩnh vực nông nghiệp, HTX Nhuận Đức có doanh thu trên 2 tỷ đồng, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 3,4 triệu đồng, thu nhập người lao động đạt 6,4 triệu đồng/người/tháng; HTX cây ăn quả Tân Mỹ doanh thu 1,9 tỷ đồng, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 59,7 triệu đồng, thu nhập người lao động đạt 6 triệu đồng/người/tháng. Ở lĩnh vực thương mại – dịch vụ có HTX Nhật Hưng doanh thu trên 66,1 tỷ đồng…
Ông Nguyễn Thành Tâm -Trưởng phòng Kinh tế – kế hoạch huyện Bắc Tân Uyên cho biết, tiềm năng kinh tế của huyện rất lớn, đặc biệt ở lĩnh vực nông nghiệp – dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Các HTX làm ăn hiệu quả, phát triển tốt là nhờ đội ngũ quản lý có tâm huyết, có năng lực, chịu dấn thân và nắm bắt tốt nhu cầu thị trường.
Chủ động thoát ra vòng luẩn quẩn
Video đang HOT
Ông Đoàn Minh Chiến – Chủ trang trại tổng hợp Đoàn Minh Chiến (xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên) cho rằng, cần có tổ chức chuyên nghiệp cùng với nhà nông chủ động thoát ra vòng luẩn quẩn “trúng mùa – mất giá”. Tức là phải “đo” được nhu cầu thị trường, tìm được nhà phân phối đủ năng lực, uy tín để cùng với nhà nông chia sẻ rủi ro, lợi ích cùng làm chủ thị trường.
Bà Trần Thị Minh Hạnh – Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Tân Uyên, Phó Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể nhận định, HTX là nòng cốt của kinh tế tập thể, hướng đến phát triển nhanh và bền vững, cùng chia sẻ lợi ích và quản lý một cách dân chủ, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đặc biệt là nông nghiệp và nông thôn. Phấn đấu đến năm 2020 khu vục kinh tế tập thể, HTX có vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
Bà Hạnh cảnh báo, không phải HTX, tổ hợp tác nào được thành lập theo chủ trương và khuyến khích của huyện cũng đều phát triển tốt đẹp nếu năng lực của Ban quản lý yếu kém, phương án kinh doanh không phù hợp. Cụ thể, một số các HTX trồng rau an toàn, trồng cây lấy củ có tinh bột, thu mua nông sản; giết mổ, đóng gói gia súc, gia cầm; sửa chữa ôtô, điện… phải hoạt động cầm chừng, không phát sinh doanh thu hoặc ngừng hoạt động.
Từ đó, bà Hạnh cũng yêu cầu các ngành của huyện cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, hướng dẫn các HTX hoạt động đúng luật và các văn bản dưới luật có liên quan; kịp thời tham mưu Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác các chủ trương, chính sách hỗ trợ phù hợp với Luật HTX năm 2012; tăng cường cung cấp thông tin, tư vấn, tập huấn, hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các HTX, tổ hợp tác.
Theo Danviet
Khám phá "lò" sản xuất hạt giống lớn nhất Tây Nguyên
Với quy mô khu nghiên cứu, lai tạo rộng 8.500 m2, chi nhánh ươm tạo hạt giống Lâm Hà của Công ty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) là "lò" sản xuất hạt giống lớn nhất khu vực Tây Nguyên, cung cấp các loại hạt giống rau quả, lúa, bắp lai... cho toàn khu vực.
Nhà ươm trồng giống dưa hấu không hạt rồng đỏ 118 của SSC tại Lâm Hà (Ảnh: Quốc Hải)
Chi nhánh ươm tạo hạt giống Lâm Hà được thành lập từ tháng 10/1993, tọa lạc tại thôn Tân Lập, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Nơi đây đang ươm tạo các loại giống cây trồng đang gây "sốt" trên thị trường như giống lúa Hương Châu 6; dưa hấu không hạt rồng đỏ 118; bắp lai F1... để cung ứng theo nhu cầu của người nông dân khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ.
Những trái dưa giống thế hệ F1 đang được lai tạo (Ảnh: Quốc Hải)
Trong diện tích 8.500 m2 khu nghiên cứu lai tạo, trung tâm dành hẳn diện tích 2.800 m2 chỉ để trồng cây bố mẹ giống dưa hấu không hạt rồng đỏ 118.
Kỹ sư Trương Thị Hoa, cử nhân công nghệ sinh học, chịu trách nhiệm chính trong việc ươm tạo giống dưa hấu không hạt rồng đỏ 118, cho biết: "Ở mỗi dây dưa giống, chúng tôi sẽ chọn ra một trái mới ra ở dạng nụ, cách mặt đất từ 15-20 cm, lấy mũ nhựa chụp kín lại để tránh trái này được thụ phấn không thuần. Sáng hôm sau, sẽ lấy hoa từ cây giống dưa đực để mang đến thụ phấn cho trái mới, sau đó bọc lại bằng túi giấy để trái phát triển. Những trái không làm đúng quy trình, bị thụ phấn trước (tự đậu) thì sẽ bị ngắt bỏ để đảm bảo giống dưa hấu được thuần".
Lấy hoa nở từ cây dưa hấu đực... (Ảnh: Quốc Hải)
Chụp mũ nhựa cho trái trước khi tiến hành thụ phấn để tránh lai tạp (Ảnh: Quốc Hải)
Trái dưa ở dạng nụ được chụp kín trước khi thụ phấn (Ảnh: Quốc Hải)
Cũng theo chị Hoa: "Mỗi cây mẹ sau khi thụ trái thành công sẽ chỉ duy trì một trái duy nhất cho đến lúc thu hoạch. Những trái non ra sau sẽ bị ngắt bỏ để đảm bảo cây đủ dinh dưỡng nuôi trái dưa giống, cho ra hạt giống chất lượng. Sau khi thụ phấn và đậu trái từ 30-35 ngày, sẽ tiến hành thu hoạch để lấy hạt giống thế hệ F1".
Sau khi thụ phấn đậu trái thì được bọc lại bằng gói giấy (Ảnh: Quốc Hải)
Công nhân đang bọc trái dưa ở dạng nụ để chuẩn bị thụ phấn (Ảnh: Quốc Hải)
Những trái dưa giống bố mẹ đầu tiên... (Ảnh: Quốc Hải)
Tuy nhiên, cũng tùy theo thời tiết (trời lạnh) mà có khi quá trình gieo hạt và thu hoạch hạt giống dưa hấu có thể kéo dài lên tới 100 ngày.
Ngoài sản xuất hạt giống dưa hấu, Chi nhánh ươm tạo hạt giống Lâm Hà còn sản xuất giống lúa xác nhận Hương Châu 6 đang gây "sốt" trên thị trường lúa giống; cùng các loại hạt giống rau quả, bắp lai F1...
Giống lúa Hương Châu 6 đang được sản xuất để lấy giống xác nhận... (Ảnh: Quốc Hải)
Ông Dương Nguyễn Thanh Nam, đại diện chi nhánh ươm tạo hạt giống Lâm Hà, cho biết, mỗi năm chi nhánh cung ứng ra thị trường khoảng 2.000 kg hạt giống rau, ớt... thế hệ F1; khoảng 600 - 800 tấn bắp lai F1; khoảng 500 - 800 tấn giống lúa thuần; từ 10 - 15 tấn hạt giống rau bi các loại... Các loại hạt giống này được sản xuất trong 2 vụ (tháng 6 và tháng 10) hàng năm.
"Riêng giống lúa xác nhận Hương Châu 6, đây là giống lúa mới (năng suất 7-8 tấn/ha) đang được đông đảo nông dân trồng lúa khắp cả nước ưa thích nên chi nhánh đang sản xuất đại trà giống lúa này với quy mô 30ha để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của bà con trong vụ đông xuân tới", ông Nam chia sẻ.
Theo Danviet
Quyết định không ngờ của tài xế bẻ lái "xuất thần" cứu 2 nữ sinh ở Hải Phòng Gần 1 năm sau vụ tai nạn, tài xế Đỗ Văn Tiến đã có những chia sẻ không ngờ về cuộc sống hiện tại. Hiện trường vụ tai nạn tài xế đánh lái "xuất thần" cứu mạng 2 nữ sinh. Cách đây gần 1 năm (29/3/2018), tài xế Đỗ Văn Tiến (SN 1977, xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) đánh lái...