Bác sỹ phát hiện gần 200 đồng xu trong dạ dày bệnh nhân đau bụng, nôn ói
Các bác sĩ đã phát hiện gần 200 đồng xu bên trong dạ dày một nam bệnh nhân nhập viện vì đau bụng.
Các đồng xu rupee của Ấn Độ. Ảnh: indiatoday.in
Tờ Hindustan Times đưa tin người đàn ông 58 tuổi đã đến bệnh viện Hangal Sri Kumareshwar tại Bagalkot, bang Karnataka ngày 27/11.
Các bác sĩ đã tiến hành nội soi và chụp X-quang để kiểm tra dạ dày của bệnh nhân này và phát hiện 187 đồng xu bên trong, với 56 đồng 5 rupee, 51 đồng 2 rupee và 80 đồng 1 rupee. Những đồng xu này có tổng trọng lượng 1,5 kg. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật lấy hàng trăm đồng xu này ra khỏi bụng bệnh nhân.
Một trong những bác sĩ tiến hành phẫu thuật, ông Eshwar Kalaburgi chia sẻ với tờ Hindustan Times: “Ông ấy đã nuốt những đồng xu từ 2 đến 3 tháng gần đây. Bệnh nhân này đến bệnh viện vì đau bụng và nôn ói. Dựa trên các triệu chứng của ông ấy, chúng tôi đã chụp X-quang và nội soi từ đó phát hiện các đồng xu trong dạ dày bệnh nhân. Do vậy chúng tôi quyết định tiến hành phẫu thuật”.
Bác sĩ Kalaburgi kể lại: “Dạ dày bị giãn ra rất nhiều… các đồng xu mắc kẹt ở những vị trí khác nhau của dạ dày bệnh nhân. Sau hai giờ phẫu thuật, chúng tôi đã lấy được tất cả các đồng xu. Sau ca phẫu thuật, ông ấy được điều trị chứng thiếu nước và một số vấn đề nhỏ khác. Hiện tại bệnh nhân đã ổn định và nói chuyện được”.
Có nhiều lý do khiến một cá nhân ăn những thứ không phải thực phẩm. Trong đó có chứng rối loạn ăn uống có tên là pica, khiến người mắc phải ăn những thứ không có giá trị dinh dưỡng – chẳng hạn như bụi bẩn hoặc tóc – hoặc thậm chí có thể gây hại cho họ, bao gồm cả vật sắc nhọn và kim loại độc hại.
Pica có thể là tác dụng phụ của việc mang thai, có thể xảy ra ở trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, trong đó có tâm thần phân liệt. Trong trường hợp của nam bệnh nhân ở Bagalkot, các bác sĩ nghi ngờ tâm thần phân liệt là lý do khiến ông ấy ăn quá nhiều tiền xu.
Bệnh tâm thần phân liệt có thể dẫn đến ảo giác giác quan, ảo tưởng mạnh và rối loạn suy nghĩ.
Video đang HOT
Bệnh viện Đa Khoa Bình Dương: Bác sỹ không có chứng chỉ hành nghề dẫn đến bệnh nhân bị cắt 'oan' 1/3 chân trái!
Trong 2 năm qua TAND TP Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương đã chuyển hồ sơ đến Cơ quan CSĐT, VKSND TP Thủ Dầu Một kiến nghị khởi tố vụ án liên vì Bệnh viện Đa khoa Bình Dương đã chỉ định bác sỹ không có chứng chỉ hành nghề phẫu thuật cho bệnh nhân dẫn đến vết thương hoại tử nên bị cắt cụt 1/3 chân trái.
Bác sỹ không có chứng chỉ hành nghề vẫn phẫu thuật cho bệnh nhân
Vào lúc15 giờ ngày 13/11/2015, ông Trần Thanh Hải (SN 1966), ngụ phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, bị tai nạn giao thông dẫn đến bị trầy gót chân trái nhưng không chảy máu. Sau đó, ông Hải được đưa vào trạm xá Sóng Thần để kiểm tra.
Do chân ông Hải bị tê nên trạm xá Sóng Thần không thể kiểm tra vết thương được nên đã cho xe chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương.
Sau khi khám vết thương, bác sỹ Võ Thái Trung xác định, ông Hải bị đứt gân, cần phẫu thuật. Bệnh viện tiến hành các xét nghiệm và phẫu thuật vào lúc 22 giờ 55 phút ngày 13/11/2015. Sáng 19/11/2015, ông Hải đã tỉnh và các ngón chân, bàn chân có cảm giác lại, người nhà cũng được thông báo phẫu thuật thành công.
Ngày 17/11/2015, ông Hải cảm thấy vết thương đau nhức, bác sỹ cho uống thuốc giảm đau, đồng thời thông báo tình trạng sức khỏe ông Hải vẫn tốt.
Vì tình trạng vết thương tiến triển theo chiều hướng xấu, ông Hải cùng vợ nhiều lần yêu cầu cho chuyển đến bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, Bệnh viện Đa khoa Bình Dương từ chối.
Đến ngày 25/11/2015, Bệnh viện mới chuyển ông Hải đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau khi nhập viện, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thông báo chân ông Hải bị hoại tử và phải phẫu thuật cắt 1/3 chân trái, nếu không sẽ không giữ được tính mạng.
Ông Hải xác định, việc bị cắt 1/3 chân trái là lỗi của Bệnh viện Đa khoa Bình Dương nên yêu cầu phải bồi thường gồm: Tiền làm chân giả là 259.518.000 đồng, tiền khám chữa bệnh tại bệnh viện phục hồi chức năng là 5.814.828 đồng.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy là 9.976.317 đồng; tiền xe đi về trong quá trình tái khám và điều trị là 10.000.000 đồng, tiền người chăm sóc trong thời gian điều trị là 15.000.000 đồng, chi phí cho việc chăm sóc người bị thiệt hại là 18.000.000 đồng, thu nhập bị mất của ông Hải từ tháng 12/2015 đến khi khởi kiện tháng 9/2016 là 150.000.000 đồng. còn lại là tiền bồi thường tổn thất về tinh thần; tổng số tiền yêu cầu bồi thường là 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng).
Ngày 3/10/2018, ông Hải có đơn khởi kiện gửi đến TAND TP Thủ Dầu Một yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và đã được Tòa thụ lý.
Tại bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Bình Dương số 50/2019/DS-PT ngày 4/4/2019 'Về việc tranh chấp về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm' HĐXX nhận định: Ê kíp phẫu thuật cho ông Hải vào lúc 22 giờ 55 phút ngày 13/11/2015, chỉ bao gồm bác sỹ phẫu thuật Võ Thái Trung, điều dưỡng viên Trương Văn Quang, hộ sinh viên Nguyễn Ngọc Hiếu và điều dưỡng viên Nguyễn Văn Bản là không đúng với chính quy trình phẫu thuật do bệnh viện ban hành.
Khoản 2 Điều 6 Luật khám chữa bệnh năm 2009, quy định các hành vi bị cấm trong đó có 'cấm khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc trong thời gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc trong thời gian bị đình chỉ hoạt động'.
Tại phiên Tòa người đại diện hợp pháp của bệnh viện thừa nhận bác sỹ Võ Thái Trung không có chứng chỉ hành nghề tại thời điểm tháng 11/2015. Như vậy, bác sỹ Trung không có chứng chỉ hành nghề mà vẫn tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân là vi phạm điều cấm của pháp luật.
HĐXX Quyết định hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ cho TAND TP Thủ Dầu Một, giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
Tòa đề nghị khởi tố vụ án về tội 'Vi phạm quy định về khám chữa, chữa bệnh'
Ngày 12/3/2020, TAND TP Thủ Dầu Một có văn bản số 46/TA-DS gửi Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Dầu Một và Viện KSND TP Thủ Dầu Một.
Theo văn bản này, quá trình giải quyết vụ án, TAND Thủ Dầu Một thu thập được các tài liệu chứng cứ như: Bản kết luận giám định lại pháp y về thương tích số 129/16/Tg, ngày 26/12/2016 của Phân viện Pháp y Quốc gia tại TP.HCM, kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể của ông Hải do thương tích gây nên 65%. Bác sỹ phẫu thuật cho ông Hải chưa có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Khám, chữa bệnh năm 2009.
Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Bình Dương và Khoa Chấn thương Chỉnh hình, biết rõ bác sỹ phẫu thuật cho ông Hải chưa có chứng chỉ hành nghề nhưng vẫn phân công phẫu thuật là vi phạm khoản 2 Điều 62 Luật Khám, chữa bệnh năm 2009.
Quá trình kiểm tra, theo dõi tình trạng thương tích của ông Hải sau khi phẫu thuật có thiếu sót, không thực hiện đúng phát đồ điều trị, dẫn đến vết thương bị hoại tử, không phát hiện kịp thời gây nên hậu quả nghiêm trọng, ông Hải bị cắt cụt 1/3 chân trái.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 và khoản 2 Điều 6 Luật Khám, chữa bệnh năm 2009 thì người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải được cấp chứng chỉ hành nghề và nghiêm cấm hành vi khám, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 315 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thi hành vi của lãnh đạo, nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương có dấu hiệu cấu thành tội 'Vi phạm quy định về khám chữa, chữa bệnh'. Hành vi phạm tội xảy ra trên địa bàn TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Do đó, TAND TP Thủ Dầu Một kiến nghị Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Dầu Một khởi tố vụ án để điều tra hành vi phạm tội nêu trên. Trường hợp không khởi tố vụ án, yêu cầu Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Dầu Một thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết, trong đó nêu rõ lý do không khởi tố vụ án để Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự theo quy định của pháp luật.
Ông Hải cho biết: 'Trong suốt 7 năm qua kể từ lúc bị cắt cụt 1/3 chân trái gia đình tôi hoàn toàn đảo lộn. Không chỉ tổn thất về sức khỏe và tinh thần mà kinh tế gia đình xuống dốc không phanh. Trước đây, tôi làm nghề kinh doanh nên phải đi lại nhiều nên cũng có đồng vào. Giờ ngồi một chỗ không kiếm ra tiền, mọi sinh hoạt trong gia đình đều phụ thuộc vào 6 triệu tiền lương làm công nhân của vợ. Trong lúc hai đứa con của tôi đang tuổi ăn, học nên khó khăn đủ bề. Chính vì vậy mà phải bán căn nhà duy nhất của mình để lo trang trãi cuộc sống, giờ phải ra thuê trọ bên ngoài. Không biết, tròng thời gian tới cuộc sống của gia đình tôi sẽ đi về đâu nữa'.
Theo ông Hải, từ lúc bị cắt chân đến nay, phía bệnh viện cũng như bác sỹ Trung không hề có lời động viên hay hỏi thăm đến gia đình ông. Chính vì hành động tắc trách của Bệnh viên Đa khoa Bình Dương mà đẩy gia đình ông đi vào đường cùng như ngày hôm nay.
Uống loại sữa thực vật để bạn và hành tinh Mọi người uống sữa bò vì đó là nguồn protein và chất dinh dưỡng quan trọng. Tuy nhiên, ở góc độ tăng cường sức khỏe cho con người cũng như bảo vệ trái đất, một lựa chọn mới đang được xem xét để thay thế sữa bò là các chế phẩm sữa thực vật. Con người cần sữa Nhu cầu dinh dưỡng cung...