Bác sỹ hướng dẫn bấm kỳ huyệt vị ở tay đã giảm ngay vẹo cổ buổi sáng
Bị vẹo cổ rất khó chịu, nhất là vào buổi sáng vì phải bắt đầu ngày mới với chứng đau mỏi cổ, không vận động di chuyển được vùng cổ. Nhưng chỉ cần day một huyệt ở mu bàn tay đã giảm ngay chứng vẹo cổ này.
Nhiều người bị đau vẹo cổ buổi sáng
Anh Nguyễn Văn Kiên (Bắc Giang) làm tài xế taxi ca đêm. Trong lúc chờ khách anh ngủ quên trên ghế lái, lúc tỉnh dậy thấy bị đau cổ. Anh nghĩ chắc do nằm lâu một tư thế và bị đau cổ, nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ và mở cửa xe ra ngoài vận động.
Nhưng cái cổ ngày càng khó chịu đau mỏi và sau vài giờ đã làm anh đau đớn tới mức không vận động di chuyển được vùng cổ.
Chứng đau vẹo cổ khiến vùng cổ bị căng cứng, cử động rất khó khăn. Ảnh minh họa.
Buổi sáng thức dậy, nếu bạn thấy vùng cổ bị căng cứng, cử động rất khó khăn và có cảm giác đau nhức khó chịu. Chứng này tăng lên khi cố làm động tác quay cổ, có khi đau lan xuống bả vai, chi trên hoặc vùng liên sống bả, khiến cho cổ phải nghiêng nhiều hay ít về một bên trong tư thế rất gò bó để giảm bớt đau đớn – đó là do đã mắc chứng bệnh vẹo cổ mà y học cổ truyền thường gọi là Lạc chẩm (hay Thất chẩm).
Nguyên nhân chủ yếu là do tư thế khi ngủ không hợp lý, đầu gối quá cao hoặc quá cứng khiến cho đầu cổ lệch về một bên, các cơ vùng cổ như cơ thang, cơ ức đòn chũm bị căng giãn kéo dài mà sinh đau. Ngoài ra còn do tình trạng thoái hoá cột sống cổ hoặc cổ bị lạnh cũng là những yếu tố góp phần làm bệnh phát sinh hoặc nặng thêm. Vì vậy nếu đau cổ, mỏi cổ buổi sáng nếu chỉ xuất hiện một, hai lần rồi thôi thì không quá nguy hiểm.
Nhưng nếu bị đau cổ khi ngủ dậy kéo dài, lặp lại nhiều lần thì đó là bệnh lý về đốt sống cổ, rất nguy hiểm, cần phải đi khám để điều trị sớm kẻo để lâu sẽ ảnh hưởng tới chức năng nâng đỡ, làm cầu nối của cột sống giảm, thậm chí dẫn tới đau cổ dữ dội, không vận động được vùng cổ, nguy hiểm hơn nữa là liệt vùng cột sống cổ…
Lạc chẩm – k ỳ h uyệt trị vẹo cổ
Sáng dậy nếu phát hiện có dấu hiệu đau mỏi cổ cần bình tĩnh làm như sau:
- Dùng lòng bàn tay xoa xát vùng cổ ít phút tại chỗ nóng lên. Có thể thoa một chút dầu cao (hoặc cồn rượu xoa bóp) để làm tăng tác dụng trị liệu.
Video đang HOT
- Hoặc dùng muối với lá ngải cứu sao nóng chườm vùng cổ vai bị đau.
- Dùng các ngón tay nhẹ nhàng day ấn cổ vai để xác định các điểm đau nhiều (áp thống điểm). Sau đó lấy ngón tay cái, hoặc ngón giữa day ấn các điểm này trong vài phút (mỗi điểm day đều với một lực vừa phải chừng 30 giây) rồi ấn áp thống điểm từ nhẹ đến mạnh trong 5 giây, nghỉ 2 giây rồi lại tiếp tục ấn, tiến hành chừng 3 – 4 lần như vậy là được.
Khi ấn cảm giác đau nhức thường tăng lên nhưng không vì thế mà giảm cường độ tác động.
- Dùng ngón tay trỏ hoặc đầu bút bi (không phải đầu nhọn) day ấn huyệt Lạc chẩm trong vài phút, mỗi ngày kiên trì day ấn vài lần.
Huyệt Lạc chẩm (còn gọi là Hạn cường – là kỳ huyệt có tác dụng chữa trị các chứng bệnh như cứng gáy, đau nửa đầu, đau dạ dày, đau họng, đau vai và cánh tay…). Kỳ huyệt Hạn chẩm ở mu bàn tay, nằm giữa hai xương bàn tay 2 và 3, trên khớp xương bàn – ngón 0,5 thốn, khi ấn có cảm giác đau tức nhất.
Ngoài thủ thuật day bấm, còn có cách dùng kim châm cứu châm thẳng hoặc xiên, sâu từ 0,5 – 1 thốn, tại chỗ thường có cảm giác căng tức, có khi cảm thấy như bị điện giật lan tới mút ngón tay – nhưng cách này phải do thầy thuốc làm mới đúng và hiệu quả.
Còn bình thường chỉ cần áp dụng cách trên 3 – 4 lần là có thể chữa khỏi chứng vẹo cổ, hoặc ít nhất cũng giúp cho bệnh trạng thuyên giảm nhiều.
Nếu hiệu quả không rõ rệt thì cần đi khám để tìm thêm nguyên nhân và loại trừ biến chứng của các bệnh khác.
Ths. BS Hoang Khanh Toan
(Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)
Theo giadinh.net
Chỉ cần ấn vào điểm này trên tay 1 phút, bạn sẽ cảm nhận rất nhiều điều kỳ diệu xảy ra với cơ thể
Thực hiện các động tác bấm huyệt đơn giản này, bạn sẽ xoa dịu nhiều cơn đau trên cơ thể mà không cần dùng thuốc.
Với tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động như hiện nay, việc sức khỏe chúng ta ngày càng giảm sút là điều không có gì ngạc nhiên. Chính vì thế khi chỉ mới ốm hay mệt nhẹ thì rất nhiều người đã liền uống thuốc. Điều đó là hoàn toàn sai lầm, bởi sử dụng thuốc nhiều không hề tốt, trái lại còn làm cơ thể lờn thuốc và có thể mắc các tác dụng phụ.
Hiện nay, bấm huyệt là một phương pháp y học áp dụng áp lực lên các điểm phản xạ cụ thể như bàn tay, bàn chân và tai. Chúng tương ứng với các cơ quan khác nhau trên cơ thể. Phương pháp này dần trở nên phổ biến trong những năm gần đây do có khả năng giảm đau nhanh và an toàn.
Theo Học viện bấm huyệt Hoa Kỳ, những người đã từng trải qua các buổi trị liệu bấm huyệt đều cho thấy được giải độc cơ thể, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và giảm các triệu chứng dị ứng. Dưới đây là 4 mẹo bấm huyệt đơn giản chuyên trị các loại bệnh thường thấy mà Học viện chỉ dẫn:
1. Chữa nhức đầu
Nhức đầu là căn bệnh cực kỳ phổ biến mà bất kỳ ai cũng gặp thường xuyên. Nó làm chúng ta không thể tập trung vào cái gì. Để giảm đau đầu hay chóng mặt, hãy xoa bóp đầu ngón tay cái và các ngón tay của bạn.
Tốt nhất nên xoa bóp hết tất cả các đầu ngón tay, nhưng chủ yếu vẫn là đầu ngón tay cái.
Theo các chuyên gia, đầu ngón tay cái chứa nhiều dây thần kinh liên kết trong não bộ của bạn, từ đó giải tỏa áp lực và làm dịu cơn đau đầu nhanh chóng. Một phương pháp khác là xoa bóp khu vực giữa ngón tay cái và ngón trỏ của bạn, từ đó làm giảm đau đầu tức thời.
Phần giữa ngón tay cái và ngón trỏ cũng có thể xoa bóp để chữa nhức đầu,
2. Đau cổ và lưng
Những công việc văn phòng hay ngồi trước máy tính quá lâu đều có thể dẫn đến đau cổ, đặc biệt là khi tư thế ngồi của bạn không chính xác. Để giảm áp lực cho cổ và cột sống, hãy xoa bóp từ đỉnh ngón tay đến gốc ngón tay trỏ (được thể hiện bằng đường màu đỏ trong hình minh họa). Nói đơn giản là, nếu bạn đang bị đau lưng thì hãy massage phần này trong một thời gian dài, và nên lặp lại nhiều lần trên cả hai bàn tay.
Xoa bóp liên tục từ đỉnh ngón tay đến gốc ngón tay trỏ theo đường màu đỏ, lặp lại liên tục.
3. Cảm lạnh và cúm
Bạn đang có những triệu chứng như chảy nước mũi, khó thở, ớn lạnh trong người hay có cảm giác đang bị ốm? Hãy thử massage bằng cách xoa bóp lòng của mỗi ngón tay, từ gốc cho đến đỉnh. Lặp lại liên tục trên mỗi ngón tay vài lần để bớt bệnh.
Lòng ngón tay (ở phần vân tay) có liên kết chặt chẽ với khu vực xoang mũi.
4. Mất ngủ
Mất ngủ hay trằn trọc cả đêm làm ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của bạn. Đây cũng là một loại bệnh có thể gọi là "mãn tính" của nhiều người. Dùng thuốc an thần đôi khi cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn, chưa kể đến việc nhiều người còn lạm dụng thuốc liên tục.
Theo Học viện bấm huyệt Hoa Kỳ, bạn hãy xoa bóp ở vùng phản xạ tuyến yên nằm ở giữa ngón tay cái của bạn (ở khu vực dấu vân tay). Sau đó, nhấn vào trung tâm ngón tay cái và giữ nguyên trong vòng 30 giây đến 1 phút. Cần thực hiện liên tục trên cả hai ngón tay cái một vài lần mỗi ngày.
Các thủ thuật bấm huyệt tuy đơn giản nhưng cần phải có sự kiên trì mới đạt được hiệu quả cao.
Trên đây là một vài trong số những thủ thuật bấm huyệt có thể làm dịu các cơn đau và triệu chứng phổ biến một cách nhanh chóng. Tuy nhiên theo các chuyên gia, có thể các thủ thuật này không áp dụng được trên một số người vì nhiều lý do khác nhau. Tốt nhất khi bạn cảm thấy mình mắc bệnh quá nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện và tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.
Theo theepochtimes/Helino
Xoa bóp, bấm huyệt gan bàn chân phòng chữa bệnh thông thường Xoa bóp và bấm huyệt gan bàn chân là một trong nhiều phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, là xu hướng được ưa chuộng của thế giới hiện nay. Ta có thể tự chẩn đoán và chữa trị được một số bệnh thông thường. Có thể dễ dàng thực hiện bất kỳ chỗ nào, lúc nào: lúc nghỉ giải lao, lúc ngồi...