Bác sỹ Hà Tĩnh chỉ cách phòng tránh bệnh mùa hè cho trẻ
Mùa hè đến với nhiều đợt nắng nóng, nền nhiệt tăng cao, trẻ em rất dễ mắc các loại liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa, sốt xuất huyết, viêm da… Bác sỹ chuyên khoa nhi ở Hà Tĩnh đã hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc sức khỏe mùa hè cho trẻ.
Bác sỹ Đặng Quang Minh – Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cho biết, mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận trên 70 lượt bệnh nhân nhi thăm khám với các bệnh chủ yếu thường gặp trong mùa hè như: viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng não, tiêu chảy, sốt vi-rút, các bệnh liên quan về da… Hiện nay, Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh đang điều trị nội trú cho khoảng 60 bệnh nhân.
Tại Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, bệnh nhân viêm phổi, viêm phế quản tăng.
Chị Nguyễn Thị Vân (thị trấn Thạch Hà) có con nhỏ mới 3 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi gần 1 tuần nay. Những ngày mới vào viện, cháu sốt cao kèm triệu chứng khó thở, bỏ bú. Được các y, bác sỹ Khoa Nhi thăm khám, điều trị, các triệu chứng có giảm nhưng đến nay bé vẫn phải tiêm kháng sinh và thở khí dung.
Chị Vân cho biết: “Thời tiết quá nắng nóng, không dùng điều hòa thì cháu khó ngủ mà dùng điều hòa nhiều thì dễ bị viêm phổi. Cháu mới ít tháng nên sức đề kháng kém, diễn biến bệnh nhanh. Cũng may vào đây được các bác sỹ tích cực điều trị nên cháu đã đỡ nhiều so với mấy hôm trước”.
Viêm đường hô hấp, đường tiêu hóa… là các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong mùa nắng nóng.
Video đang HOT
Không chỉ trẻ nhỏ mà tại Khoa Nhi, nhiều trẻ lớn cũng bị viêm phổi, viêm phế quản. Chị Trần Thị Long (TP Hà Tĩnh) chăm sóc con trai 8 tuổi đang điều trị viêm phổi tại khoa cho biết: “Do bản tính hiếu động nên con tôi vận động quá nhiều ngoài trời nắng. Lúc chưa ráo mồ hôi thì vào tắm, sau đó lại vào phòng điều hòa. Mấy hôm liên tục như thế thì cháu lên cơn sốt cao”.
Tuy nhiên, sai lầm của chị Long là đã không đưa con đi khám bác sỹ mà tự mua thuốc điều trị tại nhà và khi không đỡ mới đưa vào viện thì con đã bị viêm phổi, phải điều trị nhiều ngày. Hiện nay, ngoài viêm đường hô hấp thì rất nhiều trẻ bị viêm đường tiêu hóa, viêm da với các triệu chứng nôn, tiêu chảy; ngứa ngáy, chốc lở da…
Bác sỹ chuyên khoa khuyến cáo các gia đình cần sử dụng điều hòa hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Trao đổi về nguyên nhân của các loại bệnh trẻ em thường mắc vào mùa nắng nóng, bác sỹ Đặng Quang Minh giải thích: Trẻ có sức đề kháng yếu trong khi lại hiếu động, thay đổi môi trường, nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh, từ môi trường nắng nóng bên ngoài sang phòng điều hòa khiến cơ thể không thích nghi kịp dẫn đến dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Nhiệt độ cao dễ khiến các loại thức ăn nhanh bị vi khuẩn, nấm mốc tấn công, nếu không được bảo quản đúng cách sẽ gây các bệnh về tiêu hóa. Làn da của trẻ non nớt, nhạy cảm, dễ bị tổn thương nên trẻ hay bị viêm da, chốc lở. Một số bệnh truyền nhiễm khác như chân tay miệng, sốt xuất huyết… cũng hay gặp ở trẻ em trong thời điểm này.
Mùa hè khiến trẻ dễ mất nước, cần có chế độ tập luyện, vận động vừa phải.
Để giúp các bậc phụ huynh chủ động phòng tránh cho con các bệnh thường gặp trong mùa hè, bác sỹ khuyến cáo cần cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh; tắm rửa sạch sẽ; vận động vừa phải để tránh cơ thể bị mất nước, suy nhược…
Việc sử dụng điều hòa trong thời tiết nắng nóng gay gắt như hiện nay là cần thiết, tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau: chỉ nên để nhiệt độ điều hòa từ 26 – 28 độ C, không nên để quá thấp; tắt điều hòa trước khoảng 15 phút rồi mới cho trẻ ra ngoài để cơ thể thích nghi dần. Sử dụng điều hòa trong xe ô tô khi có trẻ nhỏ cũng được bác sỹ khuyến cáo không nên để nhiệt độ quá lạnh.
“Trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay, cha mẹ phải nhắc nhở con rửa tay thường xuyên với xà phòng, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và tránh tụ tập nơi đông người để hạn chế thấp nhất những nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ.”
Bác sỹ Đặng Quang Minh – Trưởng khoa Nhi BVĐK Hà Tĩnh
Kịp thời cứu sống mẹ và con sản phụ bị vỡ tử cung, nhau cài răng lược
Các bác sỹ BVĐK huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vừa cứu sống mẹ và con sản phụ bị vỡ tử cung nhau cài răng lược.
Kíp mổ cấp cứu gồm: Khoa Sản, Khoa Ngoại và Khoa gây mê đã mổ cấp cứu thành công cho 2 mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Loan.
Bác sỹ Nguyễn Phúc Long - Phó Giám đốc, Trưởng khoa Sản Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Xuyên cho biết: vào khoảng 4h sáng, ngày 11/12, bệnh viện tiếp nhận sản phụ Nguyễn Thị Loan (35 tuổi, xã Cẩm Dương, Cẩm Xuyên) mang thai lần 3, thai 38 tuần trên vết mổ đẻ cũ ra máu âm đạo đỏ tươi số lượng nhiều, tiến hành đo tim thai thì thấy nhịp tim rời rạc từ 70- 100 lần/ phút.
Các bác sỹ nhận định đây là một trường hợp suy thai cấp do băng huyết trước sinh có thể nhau tiền đạo ra máu hoặc nhau bong non cần phải mổ cấp cứu kịp thời nên đã báo động đỏ nội viện và cho tiến hành mổ cấp cứu tối khẩn cấp.
Bác sỹ Nguyễn Phúc Long kiểm tra sức khỏe cho mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Loan sau phẫu thuật
Khi lấy thai ra, em bé đã bị ngạt tím, nhưng đã tiến hành cấp cứu ngạt thành công. Các bác sỹ cũng đã kịp thời khống chế ra máu và tiến hành bóc nhau và cắt lọc, khâu phục hồi bảo tồn tử cung cho bệnh nhân.
Hiện tại, các thông số sinh tồn của bệnh nhân trong giới hạn bình thường và bệnh nhân đã ăn cháo được, em bé đã bú được sữa mẹ.
Vỡ tử cung và nhau cài răng lược là hai tai biến rất nặng nề trong sản khoa nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong mẹ và con. Tất cả các bà mẹ mang thai cần phải đi khám thai định kỳ đặc biệt là những trường hợp có nguy cơ như có vết mổ cũ, mang các bệnh khác kèm theo, sản phụ lớn tuổi cần phải đi khám và theo dõi chặt chẽ hơn.
Bác sỹ Nguyễn Phúc Long - Phó Giám đốc, Trưởng khoa Sản BVĐK huyện Cẩm Xuyên
Bị đâm thủng đường tiêu hóa vì thói quen ngậm tăm khi ngủ Ngậm tăm xỉa răng khi ngủ, một người đàn ông ở Hà Tĩnh bị tăm đâm thủng đường tiêu hóa, xuyên đến gan, phải mổ cấp cứu. Ngày 11/12, thông tin từ Khoa Ngoại Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa thực hiện thành công phẫu thuật nội soi lấy tăm tre gây thủng đường...