Bác sỹ “đánh vật” điều trị cho bệnh nhân “ngáo đá”
BS. Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nếu trước đây bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc do sử dụng ma túy chủ yếu là Heroin thì hiện số này đang giảm dần và chuyển sang ma túy tổng hợp.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nếu các bệnh nhân dùng Heroin khi ngộ độc thường ở trạng thái hôn mê và các bác sỹ còn dễ xử lý thì với ma túy “đá”, nhân viên y tế vô cùng vất vả trong việc khống chế để thực hiện các biện pháp chuyên môn bởi các đối tượng “đập đá” khi đã ở trạng thái “ngáo” đều bất hợp tác. Người nhẹ thì chửi bới, vùng vằng, còn nặng thì kích động, đập phá, la hét, cắn xé hoặc tấn công bất cứ ai động đến mình.
Nhìn chung những bệnh nhân này thường có khuynh hướng bạo lực, hung dữ và khỏe một cách kỳ lạ. Nhiều trường hợp các bác sỹ của Trung tâm chống độc phải huy động tới 5-6 nhân viên bảo vệ to khỏe mới có thể giữ được họ và trong cả quá trình điều trị thì lo ngay ngáy khi bệnh nhân có những hành vi manh động mà không ai có thể ngờ nổi.
Ma túy đá(methamphetamine) có các tên gọi khác như là “hàng đá”, “đập đá”, “pha lê”… có các dạng thể hiện khác nhau như: Dạng bột trắng hoặc vàng, nâu, đỏ, hoặc dạng muối hydrochlorit bột, vị đắng, dễ hòa tan trong nước và có thể dùng để tiêm được. Ngoài ra, dạng tinh thể có độ tinh khiết cao được
Không chỉ ảnh hưởng cấp tính đến sức khỏe, gây hôn mê, co giật tức thời hay tự gây thương tích cho bản thân, ngộ độc cấp tính ma túy đá cũng gây ra biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, xuất huyết não, viêm cơ, suy thận, rối loạn tâm thần. Trong số những bệnh nhân sử dụng ma túy tổng hợp dẫn tới hoang tưởng, rối loạn tâm thần phải vào Trung tâm chống độc điều trị, nhiều người không thể hồi phục như ban đầu.
Video đang HOT
Theo Bs. La Đức Cương, Nguyên Giám đốc bệnh viện tâm Thần trung ương, ma túy đá tác dụng lên các cơ quan, nếu dùng ma túy mức độ nhẹ sẽ tạo ra cảm giác sảng khoái, nói nhiều, tăng tự tin, tích giao tiếp, cảm giác khỏe khoắn, đặc biệt tăng khoái cảm trong quan hệ tình dục.
Nếu sử dụng liều cao gây kích thích không yên, thích quan hệ tình dục tập thể, vã mồ hôi, run tay chân, tăng thân nhiệt. Nếu nặng trên tình trạng kích thích thì bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng ngộ độc, nhịp tim và huyết áp tăng; tăng thân nhiệt; giãn đồng tử; thở nhanh; khô miệng và khó nuốt, nếu nặng có thể gây tình trạng mất nước và sốt cao… bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Quảng An
Theo Tiền phong
Cách sơ cứu giảm nguy cơ suy gan, suy thận khi bị ong đốt ai cũng cần biết
BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) cảnh báo giai đoạn cuối hè đầu thu là "mùa" ong đốt. Hiện tại ở khoa có 4 bệnh nhân đang phải điều trị. Trong khi đó, có cách sơ cứu đơn giản, hiệu quả để giảm nguy cơ nọc độc của ong gây suy gan, suy thận nhưng không phải ai cũng biết.
BS Nguyên cho biết, trong 4 bệnh nhân đang điều trị tại viện có cả người lớn, trẻ em, trong đó 2 bệnh nhân rất nặng bị suy thận phải lọc máu.
Đó là trường hợp bệnh nhân N.T.H (47 tuổi, ở Kim Bảng, Hà Nam) với hơn 50 nốt ong vò vẽ đốt trên khắp cơ thể. Bệnh nhân đã điều trị ở viện hơn 1 tháng.
Bệnh nhân phải lọc thận liên tục do suy thận vì ong đốt. Ảnh: H.Hải
Khi bệnh nhân đi lấy củi, động vào tổ ong đã bị cả đàn ong túa ra tấn công. Khi anh H. hoảng hốt khua chân tay, bỏ chạy thì đàn ong càng tấn công dữ dội hơn.
Ngay sau khi bị ong đốt khoảng 15 phút, toàn thân bệnh nhân nóng bừng, khó chịu, choáng váng. Anh được một người bạn chở về nhà và lấy đá chườm nhưng không đỡ. Sau đó, anh được người nhà đưa đến bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam rồi chuyển lên Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) ngày 3/8, với hơn 50 nốt đốt khắp cơ thể.
BS Nguyên cho biết, ngay tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân đã trong tình trạng suy thận cấp, vô niệu hoàn toàn, vỡ hồng cầu và rối loạn đông máu do bị ong vò vẽ đốt nhiều nốt. Bệnh nhân được điều trị tích cực, truyền dịch, lọc máu, sử dụng thuốc lợi tiểu. Sau gần 1 tháng điều trị tích cực, hiện tình trạng của bệnh nhân đang tiến triển tốt song vẫn đang phải dùng thuốc lợi tiểu và theo dõi tình trạng suy thận cấp.
Trường hợp khác, anh H.V.T (23 tuổi, Phú Lương, Thái Nguyên) với 70 nốt ong vò vẽ đốt cũng bị suy thận phải lọc thận mỗi ngày.
BS Nguyên cảnh báo, giai đoạn cuối hạ, đầu thu là "mùa" ong đốt. Ngày nào tại Trung tâm cũng có bệnh nhân nhập viện vì nguyên nhân này, trong đó đa phần là vô tình chạm vào tổ ong, trẻ con chọc, ném phá tổ ong.
"Sau khi bị ong đốt, bệnh nhân thường rơi vào tình trạng nhiễm độc, dị ứng. Mức độ nặng - nhẹ phụ thuộc vào loài ong, số lượng nốt đốt. Nốt đốt càng nhiều, càng gần vị trí đầu, cổ, ngực... thì càng nhiễm độc nặng. Hơn nữa khi đốt các vị trí này, mặt sưng lên có thể nguy hiểm do chèn ép đường thở rất nguy hiểm", BS Nguyên nói.
Hãy uống nhiều nước
BS Nguyên khuyến cáo, khi bị ong đốt, hãy cho bệnh nhân uống nhiều nước hơn bình thường. Nước lọc, nước rau luộc, nước hoa quả, nước oresol hãy uống thật nhiều sẽ giúp thải độc ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu. Biện pháp này rất hiệu quả ngay sau khi bị ong đốt, giúp thải nọc độc của ong. Nếu sơ cứu tốt, thay vì nằm viện cả tháng vì suy thận, bệnh nhân sẽ giảm triệu chứng, nằm viện ít hơn.
Sau đó, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tại cơ sở y tế, bệnh nhân cũng cần được truyền nhiều dịch để tăng lợi tiểu, qua đó giảm mức độ nặng của ong đốt.
Còn khi nọc độc vào người, độc tính nọc gây vỡ hồng cầu (tan máu), gây tổn thương cơ, gây rối loạn đông máu, tiểu cầu giống hệt các loại rắn lục cắn, bệnh nhân dễ chảy máu. Đã từng có trường hợp chảy máu phổi và các tổn thương tim, suy tim, đặc biệt suy thận là biến chứng gặp phổ biến do ong đốt.
"Các phương pháp khác như chườm đá, vôi, kem đánh răng, hồ nước... chỉ có tác dụng làm dịu bớt nốt đốt. Còn thực tế không giải quyết được vấn đề chính là nọc độc. Vì thế, quan trọng nhất sau khi bị ong đốt là làm cho bệnh nhân lợi tiểu bằng cách uống thật nhiều nước, truyền dịch tại cơ quan y tế", BS Nguyên nói.
BS Nguyên cũng khuyến cáo, với 1 vài nốt đốt có thể theo dõi tại nhà, nhưng khi có dấu hiệu sưng đau, khó chịu mệt mỏi trong người, nốt ong đốt vùng đầu, mặt, cổ, ngực trên, số lượng nốt đốt nhiều 5 - 10 nốt đốt trở lên nhất định phải đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Hồng Hải
Theo Dân trí
6 loại ma túy nguy hiểm mới xuất hiện ở Việt Nam Lá thiên đường, "trà sữa", nước vui, bánh lười lazy cake... là những loại ma túy thế hệ mới mạnh hơn cả heroin, khiến nhiều người ngộ độc cấp. Theo các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) , trước đây Trung tâm chống độc của bệnh viện thường tiếp nhận bệnh nhân bị ngộ độc heroin. Khoảng 10 năm nay bệnh...