Bác sĩ, y tá tại Nhật Bản bị đồng nghiệp kỳ thị, gọi là ‘mầm bệnh’
Đội ngũ y tế tham gia vào công tác chống dịch corona ở Nhật Bản bị chính những người đồng nghiệp xa lánh. Một bác sĩ còn bị cấm đặt chân đến bệnh viện nơi anh đang làm việc.
Bác sĩ và y tá ở Nhật Bản tham gia vào công tác chống dịch Covid-19 bị cấp trên và đồng nghiệp xa lánh, kỳ thị. Con cái những người này cũng bị phân biệt đối xử ở trường học, theo South China Morning Post.
Theo đó, không ít người của đội ngũ y tế bị chính những người làm việc cùng gọi bằng cái tên “ mầm bệnh”, “mang theo virus”, “nguồn lây nhiễm”.
Hiệp hội Y khoa Nhật Bản (JDAM) đã nhận được hàng chục báo cáo về sự kỳ thị đối với các nhân viên y tế, bao gồm một trường hợp nam bác sĩ bị cấm đặt chân tới bệnh viện nơi anh đang làm việc.
Nhiều nhân viên y tế tham gia công tác chống dịch corona ở Nhật Bản bị chính đồng nghiệp xa lánh. Ảnh: AP.
Con cái của lực lượng y tế cũng được yêu cầu ở nhà, thay vì đến trường như các học sinh khác.
Trước tình hình trên, JDAM đưa ra tuyên bố kêu gọi các lãnh đạo, nhân viên y tế và trường học cần có hành động kịp thời để chấm dứt tình trạng này.
Video đang HOT
“Nhiều bác sĩ, y tá đã mạo hiểm sức khỏe và tính mạng của mình để cứu những người khác. Song, họ lại bị đối xử bất công theo cách không thể tin được”, bản báo cáo của Hiệp hội viết.
“Điều này nên được coi là một vấn đề vi phạm nhân quyền. Chúng tôi phản đối mạnh mẽ và yêu cầu rằng tình hình cần được khắc phục”, phía Hiệp hội nhấn mạnh.
Jun Okumura, nhà phân tích tại Viện Các Vấn đề Toàn cầu Meiji (Nhật Bản), cho biết thái độ phân biệt đối xử có thể lý giải từ việc thiếu hiểu biết của mọi người. Song, đối với những người làm trong lĩnh vực y tế, điều này thật khó chấp nhận.
Hành khách từ tàu Diamond Princess được kiểm tra sau khi rời tàu. Ảnh: Reuters.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng đưa ra văn bản yêu cầu hành động để chấm dứt sự phân biệt đối xử với những người nhiễm virus corona, áp dụng với cả lực lượng y tế tiếp xúc với người bệnh.
“Chính phủ, công dân, cộng đồng, những người có ảnh hưởng và phương tiện truyền thông có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự kỳ thị. Mỗi người nên có hành động ủng hộ, thay vì xa lánh khi tình hình dịch bệnh vẫn đang nghiêm trọng”, theo WHO.
Chính phủ Nhật Bản hiện vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ về cách kiểm soát sự bùng phát của virus corona, bao gồm cả việc xử lý “ổ dịch nổi” Diamond Princess với hơn 600 người nhiễm bệnh. Tính tới ngày 23/2, số ca nhiễm tại Nhật đã lên tới 773 người.
Hôm 22/2, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản thừa nhận 23 hành khách đã được cho phép rời tàu mà không thực hiện xét nghiệm cần thiết. Những người này đã sử dụng phương tiện công cộng sau khi rời khỏi khu vực cách ly.
Theo Zing
Covid- 19: Đằng sau cuộc chiến chạy đua cứu chữa của các bác sỹ Vũ Hán?
Trang scmp dẫn nguồn tin truyền thông của Vũ Hán cho biết, khi các bác sĩ và y tá túc trực liên tục bên các ca bệnh, thậm chí họ không thể ăn, uống hay tắm giặt.
Trang scmp trích dẫn nguồn tin từ một bác sĩ đang phải đối mặt hàng ngày giữa các bệnh nhân nhiễm nhiễm covid- 19 nói rằng, các bác sĩ và y tá thậm chí bị tổn thương da mặt khi phải liên tục đeo khẩu trang tại bệnh viện.
Các bác sĩ đưa bệnh nhân vào khu cách ly bệnh viện. Ảnh:AP
Một nhân viên y tế tại Vũ Hán đã liên tục sử dụng các thiết bị bảo hộ trong quá trình tiếp xúc với bệnh nhân, mặc bỉm khi họ làm việc xuyên qua các ca trực và thường xuyên đeo khẩu trang cho tới khi da mặt dị ứng, nổi đỏ và để lại các vết xước ra máu trên mặt, trang scmp trích dẫn lại một nguồn tin cho biết vào ngày 12/2.
"Khi các bác sĩ và y tá làm việc, họ không thể ăn, uống và thậm chí là tắm", ông Han Ding - Phó giám đốc tại Bệnh viện Đại học Y Bắc Kinh Liên minh nói với báo chí Vũ Hán giữa diễn biến căng thẳng của đại dịch.
Ông Han là một trong hàng trăm bác sĩ đến Vũ Hán nhằm hỗ trợ cuộc chiến chống lại đại dich covid-19. Cho đến hiện tại, số ca nhiễm bệnh và tử vong tại Trung Quốc vẫn tăng lên.
Các lãnh đạo ngành y tế đã mô tả điều kiện làm việc khó khăn trong suốt họp báo do chính quyền Hồ Bắc tổ chức.
"Mặc các bộ đồ bảo hộ là điều cực kỳ không hề thoải mái. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy ngứa ngáy nhưng không thể gãi để xoa dịu, vì vậy chúng tôi dường như không thể chịu được. Các bác sĩ và y tá của chúng tôi hầu như đều bị dị ứng và kích thích da đến mức ra máu gần cánh mũi", ông Ma Xin, Phó giám đốc Bệnh viện Huashan, Thượng Hải cho biết.
Theo ông Han, các nhân viên y tế làm việc liên tục nhằm chăm sóc cho các bệnh nhân một cách tốt nhất. Trong khi các y tá thậm chí phải làm việc từ 4-6 tiếng đối với các ca chăm sóc đặc biệt thì các bác sĩ làm vệc từ 6-8 tiếng, thậm chí còn phải lâu hơn.
"Bác sĩ và y tá phải trang bị các đồ bảo hộ rất lâu đến mức mọi người có thể nhìn thấy các vết thương hằn trên khuôn mặt họ", ông Zhou Jun, Bệnh viên hữu nghị Trung Quốc - Nhật Bản cho biết.
Hồng Nhung
Theo toquoc
Khuôn mặt sưng đỏ, đầy vết hằn của y bác sĩ ở khu cách ly dịch corona Việc thường xuyên đeo găng tay y tế, kính bảo hộ, khẩu trang và sử dụng chất khử trùng khiến khuôn mặt, tay chân của nhiều bác sĩ, y tá bị sưng tấy, rướm máu và thậm chí biến dạng. Trong những ngày bùng phát dịch viêm phổi cấp do virus corona, nhiều hình ảnh vất vả của các y bác sĩ được...