Bác sĩ xót xa xuống dao cắt bỏ chân bệnh nhi sau 4 lần phẫu thuật
Ngày 8-1, Bệnh viện (BV) Chấn thương Chỉnh hình TP HCM cho biết một bé trai 12 tuổi đi xe máy va chạm xe ba gác bị nhiều sắt công trình xuyên qua chân, dù đã được các bác sĩ thực hiện đến 4 lần phẫu thuật nhưng thất bại do tổn thương quá nặng.
Bệnh nhi là Lê Thanh Tr. (12 tuổi), nhập viện trong tình trạng trên người có 3 cây sắt xây dựng đâm xuyên qua vùng cổ chân, bàn chân do tai nạn đi xe máy đụng xe ba gác té vào công trình.
Chân bé trai lúc nhập viện
Qua kiểm tra chẩn đoán, các bác sĩ xác định bị gãy hở độ III C 1/3 dưới 2 xương cẳng chân phải, bàn chân tím lạnh do cây sắt đâm xuyên gãy hở 2 xương cẳng chân.
Các bác sĩ đã cố gắng cứu chữa, phẫu thuật lần 1 cắt lọc, cố định xương bằng bất động ngoài, nối ghép động mạch chày trước và chày sau, thần kinh, gân; mổ lần 2 nối ghép lại động mạch do tắc lại sau 6 tiếng phẫu thuật lần 1; bàn chân bệnh nhân vẫn lạnh, kiểm tra thấy mạch máu thông kém nên BV đã quyết định phẫu thuật lần thứ 3 để kiểm tra, ghép nối mạch máu để cố gắng giữ chân cho em Tr.
Dù rất nỗ lực cứu chữa nhưng các bác sĩ đành phải cắt bỏ chân để bảo toàn tính mạng cho em Tr.
Tuy vậy, sau 2 ngày bàn chân vẫn không tốt, lạnh, tím, các bác sĩ buộc phải mổ lần 4 và phải cắt cụt chân để bảo toàn tính mạng cho em Tr.
Nguyễn Thạnh
Theo nguoilaodong
Video đang HOT
Dù có thích mướp đắng đến mấy thì 5 nhóm người này cũng phải hạn chế ăn để tránh nguy hại sức khỏe
Mướp đắng là món ăn quen thuộc đối với người Việt, nó vừa là thức ăn, vừa là thuốc quý cho sức khỏe. Nhưng không phải ai ăn mướp đắng cũng có tác dụng, đôi khi còn khiến bệnh tình thêm trầm trọng hơn...
Mướp đắng từ lâu đã là một món ăn dân dã được người Việt yêu thích, hiếm có loại thức ăn nào mang vị đăng đắng mà lại được lòng người ăn đến vậy. Bằng nhiều cách khác nhau, chúng ta có thể chế biến thành các món ăn ngon lành, giúp thanh nhiệt, giải độc. Hơn thế, các dinh dưỡng trong quả mướp đắng cũng rất tốt trong việc chữa các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch, kháng ung thư...
Bên cạnh đó, trong mướp đắng còn chứa chất glycoside, có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, trong Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, công dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát máu, nhuận tràng, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi can huyết, lợi niệu, trừ nhiệt độc, chống mệt mỏi.
Bài thuốc chữa bệnh từ mướp đắng do lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ:
- Giải nhiệt, tiêu đờm, mát máu, nhuận tràng: Lấy quả mướp đắng tươi dùng ăn sống hoặc sắc lấy nước uống, sẽ có hiệu quả.
- Trị sốt, khô miệng, viêm họng hầu: Dùng 15-30 quả mướp đắng đem đi sắc lấy nước uống.
- Bổ thận, trừ nhiệt độc, chống mệt mỏi: Dùng quả mướp đắng đã chín, đem đi sắc lấy nước uống sẽ thấy có hiệu quả.
- Chữa viêm họng: Lượng hạt mướp đắng đủ dùng, nhai rồi nuốt lấy nước.
- Chữa TE đầu khô sùi vảy trắng: Lấy 1 quả mướp đắng nguyên hạt, đem đi giã nhuyễn, lấy nước bôi, sau khi đã gội đầu bằng nước lá Đào.
Dù mướp đắng có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh nhưng chính vì loại quả này có nhiều dược tính nên lương y Bùi Đắc Sáng khuyến cáo không phải ai cũng nên ăn. Đặc biệt nếu thuộc những nhóm người dưới đây cần hết sức cẩn thận:
1. Người có vấn đề về hệ tiêu hóa
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, chúng ta không thể phủ nhận giá trị của mướp đắng nhưng nếu lạm dụng, ăn quá nhiều mướp đắng có thể khiến chúng ta bị tiêu chảy, mắc các vấn đề về dạ dày.
Lương y khuyên những người đang mắc bệnh tiêu hóa thì không nên ăn nhiều mướp đắng, nếu có thể kiêng thì càng tốt.
2. Phụ nữ mang thai và cho con bú
Theo lương y, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ngoài ra, nếu sản phụ ăn nhiều mướp đắng có thể gây kích thích tử cung và dẫn đến sinh non.
Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
3. Người huyết áp thấp
Theo các chuyên gia, trong quả mướp đắng có chứa chất charantin, Polypeptid-P và Vicine có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp, khiến những người có tiền sử huyết áp thấp tái phát bệnh.
4. Người mới phẫu thuật
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho rằng việc ăn mướp đắng ngay khi mới phẫu thuật xong sẽ gây cản trở quá trình kiểm soát đường huyết của bệnh nhân. Tốt nhất người bệnh nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật.
5. Người bị tiểu đường
Dù mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhưng nếu đang trong thời kỳ dùng thuốc hạ thấp lượng đường thì việc ăn mướp đắng có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn cho phép, gây hại cho sức khỏe.
Lương y Sáng khuyên bệnh nhân tiểu đường nên kết hợp xen kẽ giữa thuốc và mướp đắng để đảm bảo sức khỏe.
Một số lưu ý khi ăn mướp đắng:
- Tránh uống trà ngay sau khi ăn mướp đắng kẻo ảnh hưởng dạ dày.
- Không nên kết hợp mướp đắng cùng các loại hải sản như tôm, cua... vì mướp đắng chứa vitamin C, khi kết hợp cùng asen có trong hải sản có thể gây phản ứng khó chịu, nặng hơn sẽ tạo thành thạch tín gây ngộ độc.
ĐỖ ĐỖ
Theo baodansinh
Ngại điều trị, người phụ nữ "ôm" khối u to gấp 10 lần bình thường Bệnh nhân này đã được phát hiện có u buồng trứng kích thước khoảng 3 cm vào tháng 3-2019 nhưng không điều trị ngay. Thời gian này, do thấy xuất hiện các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa nên chị T. đã đi điều trị tại một bệnh viện đa khoa trên địa bàn Hà Nội. Khi đi khám, bác sỹ phát hiện...