Bác sĩ xóa nợ hàng chục tỷ đồng cho bệnh nhân ung thư
Một bác sĩ ở Mỹ đã quyết định xóa hoàn toàn khoản nợ của gần 200 bệnh nhân ung thư, xóa sạch hóa đơn trị giá 650.000 USD (15 tỷ đồng) chỉ đơn giản vì họ “không có khả năng chi trả”.
Bác sĩ Atiq đã quyết định xóa nợ cho 200 bệnh nhân
Bác sĩ, tiến sĩ Omar Atiq đã đóng cửa phòng khám ung thư của mình ở Pine Bluff, Arkansas vào tháng 3/2020, sau 29 năm kinh doanh.
Trước đó, anh cho rất nhiều bệnh nhân điều trị ung thư nợ tiền và làm việc với một công ty thanh toán để thu tiền từ những bệnh nhân cũ. Tuy nhiên, cuối cùng Atiq đã đưa ra lựa chọn táo bạo và hào phóng là ngừng thu tiền của các bệnh nhân.
Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, khoảng 200 người đã nhận được một tấm thiệp Giáng sinh từ Atiq với nội dung:
“Phòng khám Ung thư Arkansas tự hào khi có bạn là bệnh nhân. Mặc dù các bảo hiểm sức khỏe khác nhau thanh toán hầu hết các hóa đơn cho đa số bệnh nhân nhưng ngay cả các khoản khấu trừ và chi phí còn lại vẫn có thể là gánh nặng. Thật không may, đó là cách hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta hiện đang hoạt động.
Video đang HOT
Phòng khám Ung thư Arkansas sẽ đóng cửa hoạt động sau hơn 29 năm tận tụy phục vụ cộng đồng. Phòng khám đã quyết định xóa bỏ tất cả các khoản tiền mà bệnh nhân nợ phòng khám”.
Atiq giải thích rằng mình luôn cảm thấy bất an về việc những bệnh nhân đau ốm phải lo lắng về tiền bạc bên cạnh những lo lắng về sức khỏe. Đôi khi anh còn phải chứng kiến những người phá sản cố gắng trả tiền điều trị.
Nói với Good Morning America, Atiq giải thích:
“Theo thời gian, tôi nhận ra rằng có những người không có khả năng chi trả. Vì vậy, vợ chồng tôi, theo khía cạnh là một gia đình, chúng tôi nghĩ về điều đó và nhìn vào khả năng của việc xóa bỏ cho tất cả các món nợ. Chúng tôi thấy rằng chúng tôi có thể làm được và sau đó chỉ cần tiếp tục làm điều đó”.
Atiq nói thêm: “Kể từ khi bắt đầu hành nghề, tôi luôn cảm thấy khá khó chịu khi những bệnh nhân không chỉ phải lo lắng về sức khỏe và chất lượng cuộc sống, tuổi thọ của bản thân, gia đình, công việc, mà còn cả tiền bạc.
Điều đó luôn khiến tôi day dứt. Thêm vào đó là sự tàn phá mà đại dịch Covid-19 đã gây ra và cảm ơn Chúa vì hiện tại chúng tôi vẫn ổn. Đây là điều ít nhất mà chúng tôi có thể làm để giúp đỡ cộng đồng.
Tôi đã chứng kiến những bệnh nhân trong nhiều năm không có gì hoặc đã phá sản nhưng phải cố gắng trả tiền điều trị. Theo nhiều cách, đó có vẻ như là một tình huống hoàn toàn không công bằng”.
Atiq hiện là giáo sư về khoa học y tế tại đại học Arkansas ở thành phố Little Rock, tiểu bang Arkansas, Mỹ. Ông có 4 người con đều là bác sĩ hoặc đang học để trở thành bác sĩ.
Bữa cơm tất niên bên ống truyền hóa chất trị ung thư
Hơn 100 bệnh nhân Khoa Ung bướu phụ khoa, Bệnh viện Từ Dũ, trưa 31/12 mang theo cọc bình truyền hóa chất trên tay cùng nhau ăn bữa cơm tất niên do các y bác sĩ phục vụ.
Chị Hồng Thúy, 50 tuổi, bị ung thư buồng trứng và hàng chục bệnh nhân khác được y bác sĩ hỗ trợ di chuyển cây treo bình thuốc hóa trị ra dãy bàn ăn kê dọc hành lang khoa. Nhiều chị đang truyền dở hóa chất, mang theo dây nhợ bên mình dùng cơm.
"Dù đang truyền thuốc mệt người nhưng ai cũng muốn ra bàn ăn quây quần cùng nhau dùng cơm", chị Thúy nói. Gần hai năm trước, chị khỏi bệnh sau khi phẫu thuật, truyền 8 toa thuốc. Tháng 10 năm nay, bệnh tái phát, chị suy sụp tinh thần, cứ tưởng mình sẽ chết.
Vào viện được các bác sĩ động viên, phân tích về bệnh, chị vững tâm trở lại. Những bữa ăn cạnh nhau, trò chuyện với những chị em đồng cảnh ngộ, giúp chị đỡ buồn, thêm niềm tin thắng "căn bệnh án tử".
"Bệnh rồi mới thấy sự khích lệ tinh thần từ mọi người, sự sẻ chia thân tình của y bác sĩ là rất quý giá", chị Thúy nói.
Nhiều chị vẫn đang truyền dở hoá chất, mang theo cây treo và bình truyền đến dùng cơm. Ảnh: Lê Phương.
Kỹ thuật viên trưởng khoa gây mê hồi sức Ngô Đức Toàn cho biết trước đây các nhân viên bệnh viện thường tổ chức bán thức ăn trong gian hàng từ thiện, gây quỹ giúp bệnh nhân khó khăn, trẻ em nghèo. Các chị bệnh nhân Khoa Ung bướu phụ khoa được tặng phiếu ăn miễn phí.
"Khi nhìn thấy chị em mặc quần áo bệnh nhân, có người mang theo bình truyền thuốc xuống chung vui, các y bác sĩ nghĩ đến việc tổ chức bữa ăn trực tiếp tại khoa để các chị đỡ di chuyển vất vả", anh Toàn nói. Hơn một năm qua, khoa vận động kinh phí từ các nhân viên, người thân của nhân viên để tổ chức mỗi tháng một vài bữa cơm.
Theo kỹ thuật viên Toàn, đây chỉ là những bữa ăn bình thường nhưng chủ yếu là tình cảm, tấm lòng của y bác sĩ đối với bệnh nhân, giúp các chị thêm niềm vui, thêm sự sẻ chia chiến đấu bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có tinh thần tốt, lạc quan thì tỷ lệ hồi phục, khỏi bệnh cao hơn người bi quan, yếu đuối.
Bác sĩ Lê Ngọc Diệp, Trưởng Phòng Công tác Xã hội, Bệnh viện Từ Dũ, cho biết y bác sĩ từ nhiều khoa, phòng thường xuyên quyên góp, vận động chi phí tổ chức các bữa ăn trưa cho bệnh nhân ung thư. Ngoài món nui xào bò, chè đậu xanh được nấu tại bếp ăn bệnh viện, bữa ăn tất niên có thêm chiếc bánh kem nhiều màu sắc.
Dịp này các y bác sĩ cũng gửi đến bệnh nhân những chiếc mũ vải, dùng đội đầu giúp che mái tóc đã rụng do tác dụng phụ của hóa trị, giữ ấm đầu, làm khăn choàng cổ... Hoạt động tặng mũ vải duy trì hơn một năm qua, giúp bệnh nhân tự tin hơn, đỡ mặc khi ra ngoài, thêm tinh thần phấn chấn, lạc quan.
Bác sĩ Hồng Công Danh, Phó giám đốc, Bệnh viện Từ Dũ, cũng đến chung vui cùng các bệnh nhân trong ngày cuối năm. "Hy vọng những bữa cơm thân mật có thể góp phần giúp các chị em thêm động lực, hiểu rằng bệnh viện luôn ủng hộ, quan tâm đến bệnh nhân", bác sĩ Danh nói và mong các chị em kiên trì theo đuổi đúng chỉ định điều trị, mau chóng hồi phục.
Hơn 72.000 người được "chắp cánh" khám sàng lọc, phát hiện sớm ung thư Qua hơn 9 năm, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư Ngày mai tươi sáng đã vận động, tổ chức hỗ trợ điều trị và tặng quà cho hơn 28.000 bệnh nhân ung thư nghèo trên toàn quốc trị giá hơn 50 tỷ đồng; Đội ngũ y bác sỹ thông qua các chương trình đã khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh ung...