Bác sĩ xả súng trong bệnh viện New York, 1 người thiệt mạng
Một cựu nhân viên đã xả súng hàng loạt bên trong bệnh viện Bronx-Lebanon ở thành phố New York (Mỹ) ngày 30/6, khiến 1 bác sĩ thiệt mạng và 6 người khác bị thương. Tay súng sau đó cũng nổ súng tự sát.
Hoảng hốt bỏ chạy khỏi hiện trường vụ xả súng. (Ảnh: Reuters)
Reuters cho biết, vụ xả súng xảy ra đầu giờ chiều qua 30/6 (giờ địa phương) tại bệnh viện Bronx-Lebanon. Tay súng mặc áo màu trắng kiểu nhân viên phòng xét nghiệm và trang bị một khẩu súng trường tấn công. Hắn leo lên tầng 16 và 17 của bệnh viện và tiến hành vụ xả súng.
Vụ tấn công khiến 1 bác sĩ thiệt mạng và 6 người khác bị thương, trong đó 5 người trong tình trạng nguy kịch.
Theo lời nhân chứng, khi thực hiện vụ tấn công, có lúc tay súng dường như tìm cách tự thiêu, khiến chuông báo cháy trong bệnh viện rung lên. Tuy nhiên, sau đó, hắn tự sát bằng cách nổ súng.
Tay súng được xác định là Henry Bello, một cựu nhân viên của bệnh viện. (Ảnh: BBC)
New York Times dẫn lời một quan chức cảnh sát cho biết, tay súng này được xác định là Henry Bello, một bác sĩ từng làm việc tại bệnh viện Bronx-Lebanon. Tuy nhiên, cảnh sát hiện chưa cung cấp thông tin về công việc cụ thể của Bello khi làm việc tại bệnh viện.
Thị trưởng New York mô tả vụ nổ súng là một “sự việc đơn lẻ” và dường như “liên quan đến nơi làm việc”.
Video đang HOT
Được biết, Bronx-Lebanon là một bệnh viện tư nhân phi lợi nhuận, có lịch sử hoạt động 120 năm.
Minh Phương
Theo NYTimes
Huyền thoại tình báo Yuri Drozdov: Người "phù phép" điệp viên Liên Xô thành công dân Mỹ
Huyền thoại tình báo Liên Xô Yuri Drozdov từng nói rằng có thể phải mất tới 7 năm, thậm chí hàng thập niên, để đào tạo một điệp viên "bất hợp pháp" - những người được Liên Xô cài cắm ở nước ngoài dưới danh tính giả.
Huyền thoại tình báo Liên Xô Yuri Drozdov (Ảnh: Independent)
Là cựu Cục trưởng Cục S thuộc Cơ quan An ninh Liên Xô (KGB), phụ trách chương trình điệp viên mật, huyền thoại tình báo Yuri Drozdov nắm rõ tất cả những gì cần thiết để đào tạo một nhân viên tình báo "bất hợp pháp" hoạt động ở nước ngoài.
Ông Drozdov phải huấn luyện cho các điệp viên Liên Xô cách nói, nghĩ và cư xử, thậm chí ngay cả trong tiềm thức, cũng phải giống hoàn toàn những công dân Mỹ, Anh, Đức hay Pháp mà họ sẽ đóng giả khi đặt chân lên lãnh thổ của quốc gia đó.
Các điệp viên của KGB ở Mỹ và nhiều nước khác thường đi lang thang quanh các nghĩa trang, tìm kiếm những đứa bé đã chết có độ tuổi trùng với những người đang được đào tạo để trở thành điệp viên nước ngoài. Đó là phương pháp hiệu quả để đánh cắp danh tính thật ở thời đại tiền internet.
Sau khi tìm được đối tượng phù hợp, một tiểu sử "ảo" chi tiết sẽ được "phù phép", cùng các giấy tờ cần thiết như giấy khai sinh để biến điệp viên Liên Xô thành công dân của một nước nào đó. Các nhà thờ sẽ được trả tiền để sửa sổ sách và xóa đi phần ghi chép về thông tin tử vong của đối tượng.
Đây là công việc tốn kém và đòi hỏi sự thận trọng. Một số điệp viên "bất hợp pháp" dù đã đào tạo trong nhiều năm, nhưng cuối cùng có thể vẫn bị đánh giá là không an toàn để thực thi nhiệm vụ. Thậm chí, việc nói tiếng Nga trong khi mơ ngủ cũng là lý do để một ứng viên tiềm năng có thể bị loại.
"Không được tiếp xúc"
Điệp viên "bất hợp pháp" thường sống lẫn vào cộng đồng dân cư bình thường ở nước ngoài, thay vì dưới vỏ bọc ngoại giao như điệp viên "hợp pháp" (Ảnh: BBC)
Huyền thoại tình báo Dozdov qua đời ngày 21/6/2017, ở tuổi 91. Sự ra đi của ông đã kết thúc cuộc đời của một con người từng trải qua hàng chục năm trên cương vị lãnh đạo cấp cao của KGB; và tạo nên danh tiếng nhờ chỉ huy một trong những chương trình bí mật và nổi tiếng nhất của tình báo Liên Xô.
Không giống các điệp viên "hợp pháp" - những người được cử ra nước ngoài dưới vỏ bọc ngoại giao hoặc bảo trợ chính thức khác, điệp viên "bất hợp pháp" sống và làm việc như người bình thường ở những khu vực ngoại ô. Họ hoạt động tình báo nhưng không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao như các điệp viên khác nếu bị bắt giữ.
Trong cuộc phỏng vấn năm 2010, ông Drozdov đã mô tả về một cặp "điệp viên bất hợp pháp" gồm một nam và một nữ. Họ được cử đến Mỹ qua ngả Tây Đức và đóng vai một cặp vợ chồng.
"Khi làm việc ở New York, tôi thỉnh thoảng đi quanh nhà họ, lái xe qua và nhìn lên cửa sổ", ông Drozdov nói với báo Rossiiskaya Gazeta. Tuy nhiên, ông đã không vào trong để gặp các điệp viên này vì những cuộc gặp trực tiếp có rủi ro quá lớn.
"Không được tiếp xúc với điệp viên bất hợp pháp. Không ai được tiếp xúc", ông Drozdov cho biết.
Thông tin thu thập được từ những điệp viên "ngầm" này sẽ được tập hợp lại và chuyển tới tay người phụ trách thông qua các phương tiện bí mật - bao gồm các vị trí giao nhận bí mật - nơi hai người có thể trao đổi tài liệu mà không cần gặp mặt, qua radio hoặc các cuộc họp kín ở nước ngoài.
Theo Mark Galeotti, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Quan hệ Quốc tế ở Prague (Séc), ông Drozdov là "huyền thoại" của các lãnh đạo KGB. Tổng cục Tình báo Nước ngoài Nga (SVR) mô tả ông là "một sĩ quan Nga mẫu mực, một con người tao nhã, một chỉ huy khôn ngoan".
Cha Drozdov là một chiến sĩ Hồng quân, tham gia Thế chiến II trong vai trò lính pháo binh. Bản thận ông Drozdov tốt nghiệp Học viện Ngôn ngữ của quân đội, trường đào tạo chính của các điệp viên Liên Xô, sau đó gia nhập KGB năm 1956.
Còn nhiều bí mật
Anna Chapman là một trong những điệp viên Nga bị Mỹ trục xuất hồi năm 2010 (Ảnh: AFP)
Ông Drozdov đã mô tả về những nơi giấu các thiết bị được cài đặt tại "nhiều quốc gia" để các điệp viên ẩn có thể sử dụng đằng sau phòng tuyến kẻ thù, trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
"Cho dù họ (các điệp viên) còn ở đó hay không, hãy để chúng (các thiết bị ẩn) làm đau đầu các cơ quan tình báo nước ngoài", ông nói.
Vẫn còn nhiều bí mật về chương trình "điệp viên bất hợp pháp", nhất là về số lượng thành viên, chưa được tiết lộ. Người ta ước tính rằng Liên Xô đã đào tạo hàng trăm điệp viên như vậy trong thời Chiến tranh Lạnh.
Vadim Alekseevich Kirpichenko, người tiền nhiệm của ông Drozdov tại Cục S, miêu tả các điệp viên "bất hợp pháp" là các điệp viên "nhân tạo được chúng tôi tạo ra". Những người này khi trở về Nga sau nhiều năm làm việc bí mật ở nước ngoài thường nói tiếng mẹ đẻ với ngữ điệu của người nước ngoài.
Những phẩm chất mà người tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên điệp viên là "sự dũng cảm, tập trung, ý chí mạnh mẽ, khả năng dự báo nhanh chóng nhiều tình huống khác nhau, khả năng chịu được căng thẳng, khả năng thông thạo ngoại ngữ xuất sắc, thích nghi tốt với điều kiện sống hoàn toàn mới, và sở hữu kiến thức về một hoặc một số ngành nghề có cơ hội kiếm ra việc làm", ông Kirpichenko cho biết.
Ngoài ra, một số đặc điểm khác trong tính cách của ứng viên cũng sẽ được xem xét nếu các các đặc điểm đó có thể giúp cho ứng viên dễ dàng quên đi bản sắc cá nhân mình và trở thành một người khác.
Mặc dù Liên Xô đã sụp đổ và việc triển khai những điệp viên ẩn để thu thập thông tin cũng như tiếp cận các nhân vật quyền lực đã không còn mang lại nhiều hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, nhưng chương trình "điệp viên bất hợp pháp" được cho là chưa kết thúc. Di sản của huyền thoại tình báo Drozdov vẫn tồn tại ở một mức độ nào đó.
Gần đây, vào năm 2010, nhóm 10 điệp viên ẩn của Nga đã bị bắt tại New York, Mỹ. Hai người trong số họ sống như vợ chồng với nhau và đã có con cái trưởng thành.
Bạch Vân
Theo BBC
Một tay súng nã đạn xối xả vào các nghị sỹ Hạ viện Mỹ Một tay súng đã nã đạn xối xả vào lãnh đạo phe đa số thuộc đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ Steve Scalise, các trợ lý và đồng nghiệp của ông khi họ đang chơi bóng chày ở Virginia sáng 14.6. Hiện trường vụ xả súng. Theo Fox News, lãnh đạo phe đa số ở Hạ viện Mỹ Steve Scalise bị một...