Bác sĩ Việt ứng dụng công nghệ thực tế ảo phẫu thuật ở Hàn Quốc
Lần đầu tiên một ca phẫu thuật cắt thùy phổi và u trung thất bằng nội soi được thực hiện với hình thức mô phỏng phòng mổ thực tế ảo, sử dụng hệ thống kính thực tế ảo được thực hiện tại châu Á.
Bác sĩ Việt ứng dụng công nghệ thực tế ảo phẫu thuật ở Hàn Quốc
Với mục tiêu thúc đẩy, nâng cao tiêu chuẩn phẫu thuật ít xâm lấn trong chuyên khoa Ngoại Lồng Ngực khu vực các nước Châu Á Thái Bình Dương, Bệnh viện Phổi Trung Ương vừa tổ chức chương trình đào tạo nâng cao: thực hiện ca phẫu thuật cắt thùy phổi và u trung thất bằng VATS. Chương trình quy tụ các chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật lồng ngực từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… và 40 chuyên gia tại Việt Nam.
VATS là một dạng của phẫu thuật nội soi, được sử dụng cho bệnh lý ở lồng ngực và phổi. VATS sử dụng một dụng cụ đặc biệt gọi là ống soi lồng ngực (thoracoscope). Đó là một ống mỏng có đèn chiếu sáng ở một đầu để đưa vào trong lồng ngực người bệnh. Nó có nhiệm vụ truyền hình ảnh về một thị kính hoặc màn hình video để giúp các bác sĩ có thể nhìn thấy rõ bên trong lồng ngực.
Theo PGS. TS Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, kỹ thuật này có rất nhiều ưu điểm: “Hồi phục sẽ rất nhanh, không gây xâm lấn, không gây tổn thương nhiều cho các tổ chức. Ưu điểm quan trọng hơn là tiếp cận được những chỗ rất sâu mà mổ mở không tới được, ít tổn thương những tổ chức lành, có thể làm rất tỉ mỉ, giúp nối dài bàn tay của thầy thuốc, tới được những chỗ như vậy”.
PGS cũng cho biết thêm: “Dưới tác động của môi trường và công nghiệp hóa, bệnh phổi ngày càng phức tạp hơn, bao gồm các bệnh phổi truyền nhiễm, bệnh phổi mãn tính, ung thư phổi, bệnh phổi kẽ, các bệnh truyền nhiễm mới nổi như COVID-19 và bệnh truyền nhiễm đã rất cũ nhưng để lại gánh nặng rất lớn như bệnh lao. Điều đó đòi hỏi tất cả các bác sỹ phải cập nhật kiến thức và kinh nghiệm để thực hành y tế tốt nhất mỗi ngày”.
Trước đây, khi thực hiện những ca mổ mẫu như thế này, hình ảnh thường được truyền bằng dây cáp ra các màn hình trong phòng mổ, hội trường… hạn chế về không gian cũng như đối tượng tham gia. Không những thế, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới, rất khó để có thể mời các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam trực tiếp giảng dạy.
Do đó, thực tế ảo là một công nghệ hiện đại của thế giới. Với công nghệ mới này, có thể rút ngắn được quá trình đào tạo bác sĩ, chuyên gia phẫu thuật giỏi để phục vụ người bệnh.
Ca mổ được thực hiện ở Hàn Quốc có sự tham gia của BS Việt Nam
Đặc biệt, tại đầu cầu Hàn Quốc, các bác sỹ tiến hành ca phẫu thuật cắt thùy phổi và u trung thất bằng phương pháp sử dụng video hỗ trợ (VATS) với hình thức mô phỏng phòng mổ thực tế ảo, sử dụng hệ thống kính thực tế ảo đầu tiên tại châu Á.
Video đang HOT
Là người trực tiếp tham gia ca phẫu thuật bằng công nghệ thực tế ảo, TS.BS Đinh Văn Lượng, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương chia sẻ: “Không gian ảo giống hệt như chúng ta đang tương tác thật. Thông qua kính thực tế ảo, người tham gia có thể nhìn rất kĩ và nhìn từ các góc độ khác nhau của ca mổ. Không những thế, trước đây nếu là thật thì chúng ta chỉ làm trong phạm vi một ca mổ, một phòng mổ, một hội trường, nhưng mà như này chúng ta có thể trao đổi rất nhiều nơi, các địa điểm khác nhau ở trên thế giới như các chuyên gia đến từ Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan “.
TS.BS Đinh Văn Lượng cũng nhấn mạnh rằng, nhờ công nghệ hiện đại, các bác sĩ không cần phải đi máy bay ra nước ngoài mà vẫn như được ngồi trong 1 phòng đào tạo chung với chuyên gia các nước. Bên cạnh đó, vì phẫu thuật nội soi lồng ngực đòi hỏi nhiều kĩ thuật tỉ mỉ, nên việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo này là rất hiệu quả, bởi chất lượng hình ảnh được truyền tải rất tốt.
Những điều cần biết về phẫu thuật gọt hàm
Phẫu thuật gọt hàm không phải ai cũng hiểu rõ, đây là phương pháp thẩm mỹ dành cho mọi người. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của người thực hiện. Tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về phẫu thuật này.
1. Phẫu thuật gọt hàm được thực hiện như thế nào?
Phẫu thuật gọt hàm là công nghệ Hàn Quốc đang là kỹ thuật thẩm mỹ hàm mặt tiên tiến nhất thời điểm hiện tại. Quá trình thực hiện phẫu thuật gọt hàm được thực hiện như sau:
- Bác sĩ thẩm mỹ sẽ tạo một đường mổ nhỏ, ngắn và sử dụng dụng cụ chuyên dụng rạch một đường mổ qua niêm mạc ngách lợi tiền đình hàm dưới. Với vị trí vết mổ ở bên trong khoang miệng sẽ giúp giấu sẹo tốt nhất.
- Khu vực khoang trống được bóc tách để lộ xương góc hàm hai bên, bác sĩ cần tiến hành cắt bỏ phần xương hàm đã được đo vẽ, xác định ban đầu để hàm nhỏ lại.
- Sau khi kết thúc phẫu thuật gọt hàm thì bác sĩ đóng vết mổ và băng ép lại để cố định hàm.
2. Gọt hàm có nguy hiểm không?
Nhiều người thắc mắc rằng phẫu thuật gọt cằm có nguy hiểm không? Thực tế, phẫu thuật gọt hàm hay gọt cằm đều có độ an toàn cao vì toàn bộ kỹ thuật trước khi đưa vào ứng dụng phổ biến đã được nghiên cứu, thử nghiệm và có chứng nhận của Y tế thế giới và Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Thực hiện gọt hàm bằng cách loại bỏ một phần nhỏ trong cấu trúc xương hàm - Ảnh Internet
Bác sĩ chỉ thực hiện phẫu thuật gọt hàm bằng cách loại bỏ một phần nhỏ trong cấu trúc xương hàm đảm bảo độ vững chắc của hàm và quá trình phẫu thuật này không gây ảnh hưởng tới chức năng ăn hay nhai của người thực hiện phẫu thuật gọt hàm.
Do đó, đối với người thực hiện phẫu thuật gọt hàm có thể an tâm về tình trạng sức khỏe và chức năng hàm sau khi phẫu thuật của mình.
Chắc chắn có không ít người trước khi thực hiện phẫu thuật gọt hàm lo lắng vì quá trình phẫu thuật được thực hiện bên trong khoang miệng nên nhiều người lo lắng có thể đụng chạm tới dây thần kinh, mạch máu. Tuy nhiên, với kỹ thuật hiện đại, bác sĩ can thiệp chính xác với vùng xương hàm thì không gây bất kỳ xâm lấn mô tế bào hay hệ thống thần kinh. Vì vậy người thực hiện phẫu thuật không cần lo lắng.
Tất nhiên sẽ có một vài trường hợp gặp phải các biến chứng khi thực hiện phẫu thuật gọt hàm như: gây lệch mặt, tình trạng mất cảm giác vùng hàm,... Nhưng tất cả những nguyên nhân trên đều do bạn tiến hành tại các cơ sở trái phép, kém chất lượng nên độ an toàn, hiệu quả và chính xác không được đảm bảo.
3. Những đối tượng nên thực hiện phẫu thuật gọt hàm
Gọt hàm được thực hiện trên những khách hàng có khuôn mặt vuông, thô và bè. Khi phẫu thuật gọt hàm sẽ có gương mặt thanh tú hơn. Nhưng cần lưu ý trước khi thực hiện phẫu thuật này thì khách hàng cần đảm bảo sức khỏe của bản thân để thực hiện phẫu thuật.
Các phẫu thuật gọt hàm không được áp dụng với những đối tượng:
- Người có tiền sử hoặc đang điều trị các vấn đề sức khỏe như tim mạch hay huyết áp.
- Người bị các bệnh mạn tính, đang uống thuốc chữa bệnh.
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú,...
Cần kiểm tra sức khỏe có đảm bảo không trước khi thực hiện phẫu thuật gọt hàm - Ảnh Internet
Do đó việc gọt hàm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tốt nhất trước khi quyết định phẫu thuật gọt hàm cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có thể kiểm tra, đánh giá và đưa ra biện pháp an toàn nhất.
4. Những lưu ý sau khi thực hiện phẫu thuật gọt hàm
- Không va chạm mạnh, gãi, chạm vào vùng hàm hay cằm vì sẽ gây đau.
- Nên tránh các hoạt động gây áp lực lên hàm như cúi đầu, nằm dốc đầu.
- Sau khi thực hiện phẫu thuật gọt hàm thì trong 1 đến 2 tuần đầu cần tránh cười lớn, há miệng to, nhai mạnh.
- Giữ vệ sinh, cần thay băng trong vòng 24h sau khi thực hiện phẫu thuật và nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong 7 đến 10 ngày sau khi thực hiện phẫu thuật.
- Cần sử dụng đai định hình mặt sau khi phẫu thuật.
- Lưu ý cần chườm lạnh trong 2 ngày đầu. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ của túi chườm bằng tay, nên lót một lớp gạc sạch ngăn cách túi chườm với bề mặt da tránh gây bỏng nhiệt.
- Trong 7 đến 10 ngày không nên ăn các loại thức ăn cứng. Nên ăn cháo gạo tẻ, súp, thực phẩm xay nhuyễn.
- Cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn để có kết quả như ý.
Remdesivir rút ngắn thời gian nằm viện bệnh nhân Covid-19 Bệnh nhân Covid-19 sau khi dùng thuốc remdesivir có thể xuất viện sớm hơn 5 ngày mà không ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học New England hôm 28/5, có sự tham gia giáo sư David Hui Shu-cheong, chuyên gia hô hấp, Đại học Trung Quốc. Kể từ ngày 6/3 đến 26/3, các...