Bác sĩ Việt Nam đầu tiên ứng cử Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO
PGS – TS – BS Trần Thị Giáng Hương, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Y tế), người đã nhiều năm gắn bó với ngành y tế, hiện là đại diện đầu tiên của Việt Nam ứng cử vị trí Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Trên trang Facebook cá nhân, mới đây, PGS – TS – BS Trần Thị Giáng Hương chia sẻ: “Tôi vinh dự được Chính phủ Việt Nam đề cử ứng cử cho vị trí Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO. Xin hãy tham gia cùng tôi với sứ mệnh: “Cùng nhau xây dựng một tương lai khỏe mạnh hơn: không bỏ lại ai phía sau”. Đây là một hành trình mà tôi bắt đầu với sự khiêm tốn và cam kết hợp tác đối tác mạnh mẽ, vì sức khỏe của mỗi người gọi Tây Thái Bình Dương là nhà”.
Bà Trần Thị Giáng Hương trong một chuyến thăm thực địa đến Trung tâm Y tế Valoka (tỉnh Tây New Britain, Papua New Guinea)
FBNV
Video đang HOT
Bà Hương hiện là Giám đốc Các chương trình kiểm soát bệnh tật của Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương (WHO). Bà cũng là người Việt Nam đầu tiên giữ vị trí này, từ năm 2019.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chính thức gửi thư tới Tổng giám đốc WHO đề cử bà Hương ứng cử vị trí Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương (WHO).
Nhiều đóng góp trong phòng, chống dịch Covid-19 trong khu vực
Bà Hương là chuyên gia về y tế công cộng và sức khỏe toàn cầu với hơn 32 năm công tác, đảm nhiệm nhiều chức vụ trong ngành y tế như: Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; Trưởng SOM ASEAN về phát triển y tế (SOMHD); Trưởng nhóm Công tác về y tế của Diễn đàn APEC; thành viên dự khuyết của Hội đồng Chấp hành WHO nhiệm kỳ 2016 – 2019.
Bà Hương có những đóng góp quan trọng và hiệu quả vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân, góp phần thúc đẩy công tác hội nhập quốc tế của ngành y tế, nâng cao vai trò và vị thế của ngành y tế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Là Giám đốc Các chương trình kiểm soát bệnh tật của Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương, bà Hương cũng có nhiều đóng góp vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong khu vực; phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm, cải thiện sức khỏe tâm thần, loại trừ bệnh sốt rét tại khu vực tiểu vùng Mê Kông và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên; triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng và nhiều chương trình y tế công cộng khác.
Tới đây, các ứng cử viên Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ trải qua cuộc tham vấn với các quốc gia thành viên, sau đó là cuộc bỏ phiếu kín trong khuôn khổ kỳ họp thứ 74 của Ủy ban Khu vực Tây Thái Bình Dương, diễn ra từ ngày 16 – 20.10 tới tại Manila (Philippines).
WHO là tổ chức chuyên môn y tế lớn nhất của Liên Hiệp Quốc với 194 quốc gia thành viên, được thành lập từ năm 1948 với mục tiêu bảo đảm sức khỏe cho người dân trên toàn cầu.
Là một trong 6 khu vực của WHO, khu vực Tây Thái Bình Dương bao gồm 37 quốc gia và vùng lãnh thổ với dân số hơn 1,9 tỉ người. Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương có trụ sở tại Manila (Philippines).
Giá xăng tại Việt Nam trong vài ngày tới có thể giảm vì lý do này
Giá xăng nhập khẩu từ Singapore đang rớt mạnh đã mở ra kỳ vọng giảm giá xăng trong kỳ điều chỉnh ngày 1-7 tới.
Sáng nay 28-6, Bộ Công thương đã công bố giá xăng A95 nhập khẩu từ Singapore đang giảm mạnh chỉ còn 152-153 USD/thùng.
Cũng trong thời gian vừa qua, Việt Nam thường mua xăng nhập Singapore ở mức giá là 151 USD/thùng. Do đó, kỳ điều chỉnh xăng trong vài ngày tới có khả năng giá xăng sẽ giảm.
Theo các chuyên gia, giá xăng nhập cũng dao động theo giá dầu thô toàn cầu. Vừa qua, giá dầu đã giảm nhiệt, không còn trên mức 120 USD/thùng mà thường dao động ở mức 105-111 USD/thùng.
Nguyên nhân, người dân các nước giảm tiêu thụ xăng dầu do giá quá cao. Việc tăng lãi suất ở các nền kinh tế chủ chốt đã gia tăng sức mạnh đồng USD và làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu đã khiến giá dầu hạ nhiệt.
Ngoài ra, theo Hãng tin CNBC, trong cuộc họp đang diễn ra tại Đức, các nhà lãnh đạo nhóm G7 cũng dự kiến sẽ thảo luận việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran, mà điều này thể dẫn đến các thành viên OPEC sẽ xuất khẩu nhiều dầu hơn.
Xuất khẩu nông sản đạt gần 28 tỉ USD trong 6 tháng, Mỹ là thị trường lớn nhất 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt con số ấn tượng 27,88 tỉ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2021. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu xuất khẩu cả năm đạt 55 tỉ USD, vượt 5 tỉ USD so với Chính phủ giao. Người dân Lục Ngạn xếp hàng chờ cân...