Bác sĩ Việt kiều nặng lòng với quê hương
Không ngừng trau dồi chuyên môn để trở thành một bác sĩ đầu ngành trong giới y khoa Pháp và quốc tế, bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn đã đóng góp không ngừng nghỉ cùng các bác sĩ, thầy thuốc, các nhà nghiên cứu y học Việt Nam phát triển nền y học nước nhà.
Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn trong phòng làm việc của ông. Ảnh: Thu Hà
Cũng như nhiều người con gốc Việt, tình cảm với nơi chôn rau, cắt rốn luôn đau đáu trong bác sĩ Việt kiều tại Pháp, Đinh Xuân Anh Tuấn, tiến sĩ, giáo sư đại học, chủ nhiệm khoa Sinh lý – Khám bệnh của bệnh viện Cochin – Paris. Và tình cảm đó được thể hiện bằng những gì ông làm cho quê hương, với tấm lòng của một người thầy thuốc.
Căn phòng của ông ở bệnh viện Cochin không giống như phòng khám của một bác sĩ, nó ấm áp, sạch sẽ và ngăn nắp, với những quyển sách chuyên môn được xếp ngay ngắn trên kệ, một vài bức tranh treo tường và một vài kỷ vật trang trí mang màu sắc Việt Nam. Nhìn ông cũng chẳng ai nghĩ đó là một vị bác sĩ vì vẻ bề ngoài của ông giống một thương gia, hay một võ sĩ hơn. Nhưng khi nói chuyện với ông thì cái giọng trầm ấm, mang âm hưởng miền Nam ngọt ngào, lại khiến người nghe cuốn hút.
Ông sinh ra tại Việt Nam trong một gia đình có cha là nhà ngoại giao, nên năm 11 tuổi, ông đã ra nước ngoài sinh sống và học tập. Hết Maroc, rồi đến Tunisia, cha đi sứ ở đâu, ông theo đến đó. Lên đến bậc trung học, sau khi thi đậu vào trường Lycée Louis-le-Grand nổi tiếng ở Paris, ông gắn bó với nước Pháp từ đó đến giờ. Đam mê thuật toán, văn võ song toàn, nhưng duyên phận lại đưa ông đến với nghiệp làm thầy thuốc cứu người. Cũng bởi ông gặp được người thầy giỏi giang, nên cho đến nay, ông vẫn gắn bó và tâm huyết với nghề y, dù nó vất vả và cũng không ít rủi ro.
Mặc dù rời quê hương từ sớm, nhưng lúc nào ông cũng nhớ về Việt Nam, luôn tâm nguyện sẽ có ngày quay trở lại. Nhưng bận học hành, công tác, phải đến năm 1992 ông mới có cơ hội trở về quê hương, với tư cách là giảng viên y khoa. Và kể từ chuyến về nguồn đầu tiên đó, quê hương trở thành nơi mong đến, chốn muốn về. Đặc biệt, 10 năm trở lại đây, ông về thường xuyên hơn, ít thì mỗi năm một hai lần, nhiều cũng ba bốn bận. Mỗi lần về quê, hành trang của ông đầy ắp kiến thức để chia sẻ với sinh viên y khoa của Việt Nam, từ Hải Phòng đến Thành phố Hồ Chí Minh, từ Huế ra Hà Nội, nơi nào có trường y, nơi đó ông có mặt. Không chỉ giảng đường y khoa, mà các khoa hô hấp, các bệnh viện chuyên về phổi cũng là nơi ông đến, chia sẻ với các đồng nghiệp những kiến thức quốc tế, những kinh nghiệm lâm sàng.
Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn tham gia Giải vô địch võ cổ truyền Việt Nam tại Pháp 2016. Ảnh tác giả cung cấp
Là điều phối viên trong Hiệp hội Phổi Pháp – Việt (AFVP), ông đã tham gia vận động các đồng nghiệp tại Pháp sang giảng dạy cho các sinh viên y khoa và trao đổi nghiệp vụ với các đồng nghiệp tại Việt Nam, trao tặng nhiều thiết bị y tế cho các bệnh viện, tham gia biên tập và xuất bản những cuốn cẩm nang chuyên ngành để các bác sĩ Việt Nam tham khảo. Không chỉ hợp tác với các bác sĩ trong nước, ông còn là người tiếp nhận và hướng dẫn nhiều đồng nghiệp Việt Nam sang Pháp thực tập.
Ông chia sẻ thời gian dịch bệnh COVID-19 có thể nói là quãng thời gian căng thẳng nhất trong đời làm thầy thuốc. Số lượng bệnh nhân càng tăng thì ông lại càng bận rộn. Công việc cuốn ông đi từ sáng sớm đến tối khuya đã khiến ông và các đồng nghiệp cảm thấy kiệt sức. Nhưng rồi mỗi lần nhìn thấy bệnh nhân thì bao mệt mỏi lại tiêu tan, mọi người lại lao vào để giành giật từng mạng sống từ tay tử thần.
Khi dịch bệnh ở Pháp có phần thuyên giảm, cũng là lúc làn sóng dịch bệnh ở Việt Nam tăng mạnh. Ông lại cuốn vào những buổi trao đổi chuyên môn trực tuyến, chia sẻ, giúp đỡ và động viên các đồng nghiệp trong nước bằng tình cảm và tinh thần. Những thông tin, kiến thức cập nhật hàng ngày về COVID-19, những khoá đào tạo ngắn hạn, những buổi hướng dẫn chuyên môn và cả bản quyền chiếc máy trợ thở do ông và một giáo sư nước ngoài phát minh cũng được ông sẵn lòng chia sẻ với các đồng nghiệp trong nước, tất cả chỉ để mong sao đồng bào chiến thắng dịch bệnh, quê hương Việt Nam của ông có thể vượt qua giai đoạn khó khăn.
Mỗi người có một cách thể hiện tình cảm với quê hương, với ông, cách thể hiện đó là mang hiểu biết và kiến thức chuyên môn của mình để đóng góp vào nền y học nước nhà, đặc biệt là trong lĩnh vực phổi và các bệnh về đường hô hấp, làm cầu nối giữa Việt Nam, nơi ông sinh ra, và nước Pháp, nơi ông đang sống. Thể hiện tình cảm với quê hương, không có gì hơn là bằng hành động thiết thực, đó là điều mà ông tâm huyết.Chia sẻ về nguyện ước trước thềm năm mới, ông chỉ mong sao dịch bệnh sớm được đẩy lui, thế giới trở lại cuộc sống bình thường để ông lại có cơ hội trở về quê hương, góp phần nhỏ bé vào công tác đào tạo vì sức khỏe cộng đồng, tăng cường mối quan hệ mà Hiệp hội Phổi Pháp – Việt của ông đã bồi đắp và phát triển từ năm 1992, và gắn kết hơn nữa tình hữu nghị giữa hai dân tộc Pháp – Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng. Ảnh: Thu Hà/Phóng viên TTXVN tại Pháp
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng “nhận xét bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn là một con người nhiệt huyết, tận tâm trên nhiều phương diện. Tôi đánh giá cao anh với một bề dầy không ngừng trau dồi chuyên môn để trở thành một bác sĩ đầu ngành trong giới y khoa Pháp và quốc tế. Tôi cũng rất khâm phục anh với những đóng góp không ngừng nghỉ để cùng các bác sĩ, thầy thuốc, các nhà nghiên cứu y học Việt Nam phát triển nền y học nước nhà”.
Xin cảm ơn anh vì suốt những tháng ngày vừa qua luôn trăn trở, tìm tòi, trao đổi hướng dẫn để góp phần cho các nỗ lực trong nước chống lại dịch bệnh Covid-19. Tôi hiểu đứng đằng sau tất cả những năm tháng và những nỗ lực đó là một trái tim, một khối óc hướng về đất nước cung như trái tim, khối óc của bao anh chị bác sĩ thầy thuốc người Việt đang sống, làm việc ở nước ngoài. Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tự hào khi có ở bên cạnh mình sự giúp sức của các anh chị bác sĩ, thầy thuốc người Việt luôn sẵn lòng với đất nước.
Theo Phó Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Giáo sư Đinh Xuân Anh Tuấn là một giáo sư Việt kiều rất nổi tiếng thế giới và rất có tâm hướng về quê hương Việt Nam. Tôi mến ông từ lần gặp đầu tiên, khi nghe ông nói tiếng Việt còn tương đối khó khăn. Tôi cảm nhận được cái tâm của ông mong muốn đem về quê những điều tốt nhất trên thế giới về y học về chuyên ngành hô hấp, bằng cách tự mình hoặc kết nối với các bạn bè và các tổ chức quốc tế.
Với các Hội nghị chuyên ngành trong nước, ông đều cố gắng tham gia trực tiếp hoặc trực tuyến, mặc dù có thể là nửa đêm. Ông thường xuyên đem đến cho các đồng nghiệp trong nước những cập nhật kiến thức mới trên thế giới, tổ chức những khoá đào tạo ngắn, hướng dẫn chia sẻ cho các đồng nghiệp trẻ những kinh nghiệm, những khát vọng chinh phục đỉnh cao khoa học. Đồng thời ông cũng rất thực tiễn với những giải pháp làm sao để người bệnh của chúng ta có thể tiếp cận với các trang thiết bị cần thiết, mặc dù nguồn lực có thể hạn chế. Chiếc máy trợ thở mà ông và một giáo sư nước ngoài phát minh ông đã gửi về cho chúng tôi và sẵn sàng chia sẻ bản quyền để có thể sản xuất trong nước với giá 50 USD là một ví dụ.
Một ví dụ khác, khi mà Hội Phổi Việt Nam phối hợp với Hội Phổi Pháp – Việt tổ chức Hội nghị khoa học bệnh phổi tại Cần Thơ năm 2019 mà ông là người đại diện phía Pháp làm việc với chúng tôi, cảm nhận của tôi về ông và các đồng nghiệp của ông không chỉ là đồng nghiệp, là đối tác, mà còn như anh em, muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho đồng nghiệp của chúng ta cả phía Pháp và phía Việt Nam. Tôi với nhiệm vụ là Chủ tịch Hội cảm thất thật ấm lòng khi nói về ông. Khó có thể đầy đủ trong một vài câu, nhưng tôi có thể nói rằng Giáo sư Đinh Xuân Anh Tuấn là một người thầy lớn của nhiều thế hệ, gần gũi, chu đáo và mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng.
Bác sĩ chưa kịp hỗ trợ phòng dịch đã nhiễm Covid-19, nghi lây cho 7 người thân
Một bác sĩ mới ra trường cùng các thành viên về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để tham gia hỗ trợ phòng chống Covid-19.
Chưa kịp làm nhiệm vụ, bác sĩ này đã nhiễm bệnh và nghi lây cho 7 người thân.
Nhân viên Bệnh viện Bà Rịa khai báo y tế khi đi từ TP.HCM về Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh NGUYỄN LONG
Ngày 12.9, lực lượng chức năng TP.Vũng Tàu tiếp tục truy vết các trường hợp liên quan đến anh V.Đ.T (24 tuổi, ngụ TP.Vũng Tàu), là bác sĩ vừa tốt nghiệp Đại học Y Cần Thơ về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19.
Nhân viên y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiêm vắc xin cho người dân. Ảnh NGUYỄN LONG
Theo truy vết, ngày 28.8, đoàn sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học Y Cần Thơ gồm 20 người (đều quê ở Bà Rịa - Vũng Tàu), trong đó có anh T. được Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đón từ TP.Cần Thơ về để tham gia tình nguyện hỗ trợ địa phương phòng, chống Covid-19. Tối cùng ngày, 20 người này được lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính Covid-19, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm PCR cũng cho kết quả âm tính.
Sau đó, đoàn họp triển khai công tác cùng một phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và một cán bộ của Sở Y tế. Tiếp đó, đoàn được Sở Y tế đưa đi chích vắc xin Covid-19 mũi 1.
Bản tin Covid-19 ngày 12.9: Cả nước 12.026 ca nhiễm mới | TP.HCM cần thêm 2 tuần để kiểm soát dịch
Ngày 2.9, anh T. được lấy mẫu xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính. Đến chiều 3.9, anh T. cùng 2 sinh viên khác được xe Trung tâm y tế TP.Vũng Tàu đưa đến Trạm y tế P.Thắng Nhì để khai báo y tế và cho về nhà ở.
Tối 7.9, anh T. có dấu hiệu sốt. Đến tối hôm sau đến lượt mẹ anh T. sốt và khỏi bệnh vào ngày 9.9.
Sáng 10.9, anh T. được lấy mẫu xét nghiệm nhanh để chuẩn bị đi làm thì cho kết quả dương tính Covid-19. Kết quả xét nghiệm PCR ngày 11.9 cũng dương tính Covid-19.
Anh T. cho biết từ khi về nhà vào ngày 3.9 đến ngày phát hiện dương tính Covid-19 không đi đâu. Lực lượng truy vết xác định khả năng nguồn lây của ca bệnh trên là từ địa phương khác về nhưng chưa chấp hành đủ 14 ngày cách ly theo quy định.
Cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm PCR cha mẹ và người thân trong gia đình anh T., phát hiện thêm 7 người dương tính Covid-19, bước đầu nghi do anh T. lây bệnh.
Xúc động nữ bác sĩ quân y ôm cháu bé chạy bộ đi cấp cứu Ôm cháu bé chạy trên quãng đường hơn 300 m để đưa vào khu cấp cứu ở Bình Dương, có lúc tưởng như nữ bác sĩ bị ngã gục xuống đường, nhưng chị đã gắng sức vượt lên, ôm cháu bé đã ngất lịm chạy vào bệnh viện. Bác sĩ Linh ôm cháu bé chạy trên đường. Ảnh ĐỖ TRƯỜNG Chiều 12.9, ông...