Bác sĩ vạch mặt 3 “sát thủ” biến thực phẩm thành chất độc, loại đầu tiên đáng sợ nhất bởi chúng luôn “lởn vởn” quanh ta hàng ngày
Ngộ độc thực phẩm dần trở thành vấn đề ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Dưới đây là 3 nguồn độc tố chính khiến chúng ta dễ bị nhiễm độc qua đường ăn uống, riêng loại đầu tiên rất hay gặp nhưng vô cùng đáng sợ.
Ăn uống vốn là nhu cầu không thể thiếu để duy trì sự sống của con người. Từ tiêu chí ăn sao cho no trước kia, ngày nay, chúng ta luôn hướng đến việc ăn làm sao cho ngon và cũng không quên việc ăn thế nào cho tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế rằng, tình trạng ngộ độc thực phẩm cũng dần trở nên phổ biến hơn.
Vậy nguyên nhân là do đâu? Theo TS. BS. Hoàng Minh Đức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, độc tố trong thực phẩm gây ngộ độc cho con người khi tiêu thụ xuất phát từ 3 nguồn chính dưới đây. Trong đó, nguồn độc tố đầu tiên luôn “lởn vởn” xung quanh cuộc sống của chúng ta hàng ngày.
1. Do vi khuẩn, virus, nấm men và các chất độc do chúng tiết ra
Khi bắt đầu phát triển và sinh sôi trên thực phẩm, vi khuẩn, virus hoặc nấm men sẽ tạo ra độc chất, độc chất này đi vào cơ thể con người đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, nôn, đi ngoài, “miệng nôn trôn tháo”, đau quặn bụng…
Đây cũng là biểu hiện dạng nhẹ chung của tất cả các loại ngộ độc thực phẩm ở con người, tức là cơ thể sẽ cố gắng đẩy các chất lạ, chất độc đó ra khỏi cơ thể bằng nôn, đi ngoài phân lỏng, co thắt đại tràng để hạn chế hấp thu.
Tuy nhiên, trong những trường hợp ngộ độc nặng, chất độc rất dễ vào máu. Qua đường máu, nó được vận chuyển đến tim có thể kích thích vào cơ tim, làm tim đập nhanh, gây trụy mạch, khiến mạch máu giãn nở ra nhiều, làm vã mồ hôi, mệt mỏi, mất nước. Cuối cùng, chất độc lên tới não bộ sẽ kích thích 2 hệ thần kinh chính là hệ cơ gây run cơ, mỏi cơ… kích thích các hệ thống cơ khác như cơ đường ruột (nôn), cơ đường hô hấp (khó thở, thở nhanh, nông) và hệ hạch thần kinh xung quanh.
Vậy tại sao lại có vi khuẩn?
Nếu vừa đun sôi thức ăn xong thì rõ ràng với nhiệt độ chỉ cần trên 60 độ C là protein đã bị phân giải, nhiệt độ 100 độ C là vi khuẩn sẽ không sống được. Nhưng nếu để thức ăn lâu ngoài không khí, khoảng vài tiếng đồng hồ, có những nghiên cứu kết luận là xấp xỉ 6 tiếng, thì vi khuẩn có hại trong thực phẩm có thể sinh sôi, nảy nở trở lại. Đặc biệt, trong môi trường ẩm, ấm thì vi khuẩn rất dễ phát triển.
Và như thế, bất kì loại đồ ăn thức uống nào ở ngoài môi trường mà không có sự bảo quản (không có màng bọc nilon để ngăn tiếp xúc với không khí, không để trong môi trường nhiệt độ lạnh, mát), vi khuẩn sẽ rất dễ sinh sôi.
Như vậy, đây là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm cho con người phổ biến, hay gặp nhất, do nó có thể xuất hiện ở bất kể loại thức ăn, thực phẩm nào.
2. Bản thân thực phẩm sinh ra độc tố
Chẳng hạn như củ sắn, khoai tây mọc mầm, cà chua xanh, mật của một số loại cá nóc… sẽ gây ra tình trạng kích thích, ảnh hưởng đến cả hệ thống tiêu hóa do nó có chứa các hoạt chất.
Video đang HOT
Một số loại độc tố này có thể bị loại bỏ bằng việc đun sôi, nấu chín, chẳng hạn như củ sắn lột bỏ vỏ, ngâm nước rồi luộc trong nồi nước mở nắp có thể loại bỏ độc tố; các loại đậu nấu chín có thể ăn một cách an toàn; hay cà chua trong quá trình chín thì độc tố sẽ tự động biến mất… Nhưng cũng có những loại độc tố không thể bị loại bỏ, chẳng hạn như trong khoai tây mọc mầm hay mật của một số loại cá nóc…
Ngoài ra, độc tố có thể không đến từ chỉ 1 loại thực phẩm mà là sự cộng gộp của 2 loại thức ăn, nguồn gốc chính thường 1 bên là các thực phẩm rau củ quả có nhiều axit, chẳng hạn như axit malic, axit caprylic, thậm chí là axit ascorbic (vitamin C), bên còn lại là thịt, trứng và cá, chứa nhiều protein.
Chẳng hạn, ăn trứng với đậu nành sẽ gây tình trạng đông bón trong đường tiêu hóa, kích ứng, dị ứng với các triệu chứng nôn, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa. Hay một ví dụ khác là khi uống sữa thì không được uống với nước chanh hoặc nước cam.
3. Do con người tác động vào
Chẳng hạn như thuốc trừ sâu, thuốc hóa học, hóa chất… vẫn còn lưu lại trên thực phẩm mà chẳng may có người ăn phải.
Đó là lý do tại sao mọi người nên chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc uy tín, đảm bảo chất lượng để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?
Nếu người xung quanh hoặc bản thân có biểu hiện ngộ độc thực phẩm ở dạng nhẹ, quan trọng nhất đó là nghỉ ngơi, uống thật nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất cho cơ thể, có thể là nước gạo rang rất dễ làm hoặc ở gần hiệu thuốc có thể mua 1 gói Oresol với người lớn, loại có vị cam cho trẻ nhỏ.
Trong trường hợp ngộ độc nặng hơn, tức đi ngoài phân lỏng nhiều lần, mất nước nhiều thì bắt buộc người bệnh phải nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để truyền dịch, nước điện giải kèm theo các loại thuốc bọc lại niêm mạc của đường ruột.
Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì cần ngay lập tức đưa người bệnh tới bệnh viên gần nhất.
8 thực phẩm rất độc nếu ăn sống
Chúng ta chỉ có thể ăn sắn, khoai tây, cà tím hay một số loại đậu khi chúng được nấu chín.
Một số thực phẩm được khuyến cáo không nên ăn sống bởi chúng có thể gây khó tiêu hoặc trở thành chất độc hại cho cơ thể.
Sắn
Sắn có độc tố thuộc loại glucosid. Chất độc này khi gặp men tiêu hóa, axit hay nước sẽ thủy phân và giải phóng axid cyanhydric (HCN) - độc tố gây chết người. Tuy nhiên, hàm lượng HCN trong sắn khác nhau, phụ thuộc giống.
Củ sắn còn chứa một dẫn xuất của xyanua. Nếu ăn sống, cơ thể sẽ hấp thu chất này vào cơ thể và gây suy nhược hệ thần kinh, ngộ độc, tổn thương nội tạng.
Khoai tây
Insider dẫn lời chuyên gia dinh dưỡng Gabby Geerts (thuộc tổ chức Green Chef) cho hay khoai tây là thực phẩm có thể gây đầy hơi và nhiều vấn đề về tiêu hóa khi được ăn sống. Khoai tây sống cũng dễ phát triển thành độc tố nếu chúng được bảo quản ở nơi có nền nhiệt cao.
Theo New York Times, khoai tây màu xanh lục chứa hàm lượng cao độc tố solanine, có thể gây buồn nôn, đau đầu và các vấn đề về thần kinh.
Hàu sống
Đây là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, hàu có nguy cơ cao trở thành thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm nếu ăn sống.
Nhiều trường hợp nguy kịch, phải cắt cụt chi, thậm chí tử vong sau khi nhiễm vi khuẩn ăn thịt người vibrio vulnificus từ chúng. Do đó, những người có nguy cơ bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ tuyệt đối không nên ăn hàu sống.
Sắn nếu ăn sống sẽ gây say, nôn nao, ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Freepik.
Sữa chưa tiệt trùng
Giáo sư Robert Glatter tại Bệnh viện Lenox Hill, Northwell Health, Mỹ cho hay sữa tươi nguyên chất chưa tiệt trùng có khả năng chứa vi khuẩn E. coli hoặc salmonella.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ thống kê từ năm 1993 đến 2012, quốc gia này có 1.909 ca bệnh và 144 người nhập viện liên quan uống sữa chưa tiệt trùng chứa vi khuẩn.
Các loại đậu
Đậu tây sống có chứa phytohemagglutinin - loại protein thực vật kịch độc. Theo giáo sư Glatter, người ăn phải phytohemagglutinin có thể bị buồn nôn, tiêu chảy.
Đậu lima chứa cyanogenic glycoside. Đây là chất độc tự nhiên có tác dụng bảo vệ thực vật. Khi chúng ta nhai sống đậu lima, độc dược này sẽ kết hợp enzym trong nước bọt và giải phóng chất hóa học gây chết người.
Đậu xanh không chứa độc tố. Nhưng khi chưa được nấu chín, chúng chứa hàm lượng lectin cao và gây các vấn đề tiêu hóa.
Hạnh nhân
Đây là loại hạt hỗ trợ tốt cho điều trị ho, co thắt cơ. Dù vậy, giáo sư Glatter cảnh báo hạnh nhân chưa được nấu chín chứa axit hydrocyanic. Khi ăn đủ lượng chất này, chúng ta có thể tử vong.
"7-10 hạt hạnh nhân sống là đủ đoạt mạng một đứa trẻ. Ở người lớn, nếu ăn 12-70 hạt, chúng ta sẽ tử vong", ông Glatter nói.
Cà tím
Cà tím là loại rau củ chứa nhiều chất dinh dưỡng như protid, cellulose, đường, chất béo. Đặc biệt, thực phẩm này giàu vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP) và khoáng chất vi lượng (Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn).
Khi ăn sống, cà tím có vị đắng. Theo Viện Nghiên cứu Permaculture (Mỹ), một quả cà tím sống chứa khoảng 11 miligram solanin. Đây là loại alkaloid có thể gây độc nếu tích tụ đủ lớn. Cà tím nếu ăn sống sẽ dẫn đến hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy.
Thịt gia cầm và heo
Thịt gia cầm chưa được nấu chín tiềm ẩn nguy cơ chứa vi khuẩn gây ngộ độc cao là campylobacter và calmonella. Chúng lây nhiễm sang thực phẩm trong quá trình giết mổ.
Thịt heo sống cũng gây nguy cơ mắc sán dây cho người ăn. Nấu chín kỹ thịt là cách duy nhất để tiêu diệt vi khuẩn này.
Thịt gà không được nấu chín có thể trở thành thủ phạm gây ngộ độc, nhiễm khuẩn nguy hiểm. Ảnh: Freepik.
Ngộ độc có khả năng đe dọa đến tính mạng, do đó, người dân cần cẩn trọng khi vệ sinh, chế biến và bảo quản thực phẩm. Cách duy nhất chế biến kỹ, nấu chín ở nhiệt độ thích hợp. Thịt bò xay nấu đến 71,1 độ C; steak, thịt quay, sườn, thịt lợn, thịt bê nấu ở ít nhất 62,8 độ C; gà cần nấu ở ít nhất 73,9 độ C...
Cơ chế hóa giải độc tố trong các thực phẩm sống là phá hủy liên kết của những chất này. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), để phá hủy lectin trong đậu tây, bạn chỉ cần ngâm nước, sau đó để ráo và bắc lên bếp nấu chín.
Riêng với sắn, các chuyên gia khuyên chúng ta nên bóc vỏ, sơ chế trước khi nấu. Sắn cần được ngâm trong nước từ nửa đến một ngày sẽ giảm bớt độc tố HCN. Trong lúc nấu, bạn nên mở nắp vung, nồi và thay nước luộc 2-3 lần. Cắt lát và phơi khô cũng là cách nhằm làm giảm độc tố có trong sắn.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo người dân cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn thực phẩm như: Bảo quản thịt sống, gia cầm, hải sản và trứng tách biệt với các thực phẩm khác; rau sống, hoa quả cần được rửa dưới vòi nước sạch trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản.
3 loại thực phẩm bổ dưỡng hơn sau khi nảy mầm Không phải lúc nào thực phẩm mọc mầm cũng chứa độc tố gây hại cho sức khỏe con người, điển hình như 3 loại thực phẩm này, khi nảy mầm càng trở nên bổ dưỡng hơn. Chúng ta đều biết rằng khoai tây sau khi mọc mầm, bên trong nó sẽ sản sinh nhiều chất solanin, nếu ăn nhiều chất này vào cơ...