Bác sĩ tuyến đầu “bật mí” về kiểu tóc đặc biệt của lực lượng chống dịch
Nhiều y, bác sĩ ở các cơ sở y tế tuyến đầu chống Covid-19 đều có chung một kiểu tóc cắt sát, khác hẳn với diện mạo “bồng bềnh” ngày thường. Vậy lí do là gì?
Bác sĩ tuyến đầu “bật mí” về kiểu tóc đặc biệt của lực lượng chống dịch
Nếu thường xuyên theo dõi các thông tin về dịch Covid-19, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, nhiều y, bác sĩ ở các cơ sở y tế trên tuyến đầu chống dịch, điển hình là Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đều có chung một kiểu tóc cắt sát, khác hẳn với diện mạo “bồng bềnh” ngày thường.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
Trong buổi giao lưu trực tuyến được báo Dân trí tổ chức vào 14h chiều 27/4 với khách mời là những y, bác sĩ đang trực tiếp chiến đấu chống giặc Covid-19 nơi tuyến đầu, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã có những “bật mí” về kiểu tóc đồng phục này.
TS.BS Trần Văn Giang, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, tính đến thời điểm hiện tại, nhiều y, bác sĩ tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã gần 3 tháng không về nhà. Cụ thể, từ ngày 30/1/2020 (mồng 6 Tết), Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương bắt đầu tiếp nhận những ca mắc Covid-19 đầu tiên là những người từ Vũ Hán trở về. Sau khi bệnh nhân cuối cùng (giai đoạn 1 của dịch) được điều trị khỏi, các y, bác sĩ vẫn chưa thể về nhà vì phải cách ly theo dõi thêm 14 ngày.
Tuy nhiên, chỉ khoảng 1 tuần sau, Việt Nam lại tiếp tục ghi nhận ca bệnh thứ 17 (16/3) và nối tiếp theo đó là các chùm ca bệnh kéo dài. Do đó, BS Cấp và nhiều đồng nghiệp đã phải ở lại Bệnh viện từ mồng 6 Tết đến nay để chống dịch.
BS Nguyễn Trung Cấp trước và sau khi “xuống tóc”
Việc ở lại Bệnh viện liên tục trong 3 tháng, buộc các y, bác sĩ nam phải tìm giải pháp xử lý mái tóc đang dài ra từng ngày của mình, và tự cắt cho nhau là phương án tốt nhất có thể có trong bối cảnh này.
“Gần 3 tháng ở lại Bệnh viện để điều trị bệnh nhân Covid-19 chúng tôi cũng cần cắt tóc. Tuy nhiên, trong thời gian tự cách ly thì chúng tôi không thể đến tiệm để cắt, khi đó chúng tôi buộc phải mua tông đơ về để cắt cho nhau. Đương nhiên, với những “ thợ cắt tóc” nghiệp dư như các y, bác sĩ thì tay nghề rất có hạn. Vì vậy, chúng tôi chỉ lựa chọn kiểu tóc dễ nhất để cắt, và kiểu dễ nhất chính là cắt sát da đầu” – BS Nguyễn Trung Cấp cười.
“Chúng tôi chỉ lựa chọn kiểu tóc dễ nhất để cắt, và kiểu dễ nhất chính là cắt sát da đầu” – BS Nguyễn Trung Cấp chia sẻ.
Chuyên gia này cũng tiết lộ rằng, từ sau khi cắt kiểu tóc này, ông và các đồng nghiệp đều cảm thấy thoải mái, dễ chịu và đỡ ngứa ngáy hơn trong lúc làm việc.
Theo Bộ Y tế, tính đến 18h ngày 27/4 Việt Nam 0 có ca mắc mới. Trong tổng số 270 ca mắc Covid-19 ở nước ta có 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 52.428.
Trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 323.
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.311.
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 40.794.
Minh Nhật
Bác sĩ cấp cứu: 'Chúng tôi chấp nhận nguy cơ bị nhiễm'
Người chỉ huy nhóm bác sĩ tuyến đầu tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương nói họ xác định trước nguy cơ bị nhiễm nCoV và không do dự tiếp nhận bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu của bệnh viện, khẳng định nhóm điều trị vẫn vững vàng tinh thần, sau khi một bác sĩ ở khoa này nhiễm nCoV trong quá trình làm việc.
Ông cho biết có tổng cộng 6 bác sĩ thay phiên nhau trực tiếp tham gia điều trị cho các bệnh nhân. Họ làm việc ngày đêm, thậm chí ăn, ngủ ngay tại bệnh viện để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cộng đồng.
Bác sĩ cho biết chưa có một loại thiết bị bảo hộ nào giúp bác sĩ, nhân viên y tế an toàn tuyệt đối trước bệnh tật.
"Thế giới cũng chưa sản xuất được các bộ đồ bảo hộ nào đảm bảo giúp nhân viên y tế miễn nhiễm 100%. Ví dụ khẩu trang N95 có độ an toàn cao nhất cũng chỉ ngăn được 95% số giọt nhỏ mang mầm bệnh, còn 5% vẫn lọt qua", bác sĩ Cấp nói.
"Song không vì thế mà chúng tôi bỏ chạy".
Nhóm y bác sĩ điều trị đã nhận định có nguy cơ nhiễm bệnh bất cứ lúc nào nên chuẩn bị tinh thần từ trước và không do dự khi tiếp nhận bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trong đợt chống dịch hồi tháng 2. Ảnh: Lê Hoàng.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh là bệnh viện tuyến cuối được Bộ Y tế giao điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 từ Hà Tĩnh trở ra. Kể từ khi dịch xuất hiện tại Việt Nam vào cuối tháng 1/2020, bệnh viện tiếp nhận điều trị cho 50 bệnh nhân dương tính. Trong đó 5 người đã khỏi bệnh, 45 người đang điều trị tại Khoa Cấp cứu từ 7/3 đến nay.
Ngoài ra bệnh viện cũng tiếp nhận khám, cách ly hàng trăm người nghi nhiễm có nguy cơ cao trong vòng 3 tháng qua.
Sáng 23/3, Bộ Y tế xác nhận "bệnh nhân 116" dương tính nCoV là bác sĩ nam, 29 tuổi đang làm việc tại Khoa Cấp cứu của bệnh viện. Anh tham gia chống dịch từ ngày 31/1, nhiệm vụ chính là khám sàng lọc các bệnh nhân nghi nhiễm đến bệnh viện, điều trị những bệnh nhân được chẩn đoán dương tính và cấp cứu một số bệnh nhân nặng. Trong quá trình khám và điều trị, anh luôn tuân thủ quy trình và mặc đủ đồ bảo hộ. Tuy nhiên, tới 20/3, anh bị ho, sốt và tới 23/3 được xác nhận dương tính nCoV, trở thành nhân viên y tế đầu tiên bị nhiễm chéo Covid-19 từ bệnh nhân.
Sức khỏe của các bệnh nhân dương tính và nhân viên y tế tại bệnh viện đang được kiểm soát. Bệnh viện tiếp tục tuân thủ theo quy trình bảo hộ của Bộ Y tế và không nâng mức cảnh báo đối với các nhân viên, vì mức cảnh báo hiện nay đã ở ngưỡng tối đa.
Điều dưỡng vào phòng áp lực âm chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Giang Huy.
Chi Lê
19 nhân viên Bệnh viện Hồng Ngọc âm tính nCoV Trong 20 người của bệnh viện Hồng Ngọc, nơi 'bệnh nhân thứ 17' đến khám ban đầu, 19 người có kết quả xét nghiêm âm tính, một người đang chờ. Ảnh minh họa Những người này ở trong diện tiếp xúc gần với "bệnh nhân thứ 17", đang cách ly tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Sở Y tế Hà Nội sáng...