Bác sĩ từng phơi nhiễm HIV khi đỡ đẻ cho sản phụ giờ ra sao?
5 năm sau khi phơi nhiễm HIV vì trực tiếp tham gia cuộc mổ cho một bệnh nhân đặc biệt, bác sĩ Lưu Quốc Khải, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, vẫn hạnh phúc khi gắn bó với nghề “bà đỡ”.
Tháng 7/2015, thông tin về ê-kíp gồm 18 y bác sĩ tại khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, phơi nhiễm HIV sau khi đỡ đẻ cấp cứu cho một sản phụ, được đăng tải khắp các phương tiện truyền thông.
Người mổ chính cho bệnh nhân này là ThS.BSCKII Lưu Quốc Khải, lúc bấy giờ là Trưởng khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. “Tình trạng của bệnh nhân lúc này như ‘nghìn cân treo sợi tóc’, nếu không tức tốc, cô ấy sẽ chết ngay lập tức. Khoảnh khắc này không cho phép chúng tôi chuẩn bị kỹ càng về các dụng cụ bảo hộ. Trong ê-kíp mổ, nhiều người bị dịch tiết và máu của bệnh nhân bắn vào người, mắt, cả bàn tay nhuốm đầy máu”, bác sĩ Khải từng chia sẻ.
Hơn 20 năm gắn bó với nghề “bà đỡ”, đây là ký ức bác sĩ Khải không thể nào quên trong hành trình đồng hành cùng những người mẹ.
ThS.BSCKII Lưu Quốc Khải. Ảnh: BSCC
- Ông đến với nghề y như thế nào?
- Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo ở Nam Định. Lớn lên, tôi viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ. Một lần đến trạm xá, tôi bắt gặp hình ảnh người y sĩ chăm sóc thương bệnh binh sao mà đẹp đẽ đến thế. Điều này đã giúp tôi ước mơ trở thành người thầy thuốc với mong muốn xoa dịu nỗi đau của người bệnh. Quyết định đó là bước ngoặt lớn làm thay đổi cuộc đời tôi.
Sau khi trở về học tiếp cấp 3, tôi thi đỗ Đại học Y Hà Nội – nơi giúp tôi tích lũy và học hỏi nhiều kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực y khoa. Để có cơ hội gắn bó với nghề y, tôi từng trải qua rất nhiều nghề phụ, từ phụ hồ đến bảo vệ cơ quan…, trở thành bác sĩ thực tập không lương ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và rồi gắn bó ở đó trong suốt hơn 20 năm. Sau đó, tôi tiếp tục sự nghiệp “bà đỡ” tại một bệnh viện tư ở phía Bắc Hà Nội.
Video đang HOT
Bác sĩ Lưu Quốc Khải tham gia một ca mổ đẻ. Ảnh: BSCC.
- Vì sao ông chọn chuyên ngành sản khoa?
- Khi mới vào nghề, lựa chọn sản khoa cũng là một sự tình cờ bởi trong thời điểm bấy giờ xin việc đúng ngành nghề cũng là một khó khăn. Thế nhưng, làm rồi lại “say nghề” có lẽ cũng bởi vì tôi yêu trẻ và hơn thế nữa là niềm hạnh phúc mỗi khi được bế trên tay và nghe thấy tiếng khóc đầu đời của trẻ. Công việc còn cho tôi hiểu rõ những vất vả, nguy hiểm và hy sinh của người phụ nữ trong suốt quá trình mang thai và sinh con.
- Công việc hàng ngày của bác sĩ diễn ra thế nào?
- Tôi vừa làm quản lý vưa tham gia vào công việc chuyên môn, hướng dẫn, đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm với những bác sĩ mới vào nghề. Có những ngày, làm xong việc về đến nhà đã là nửa đêm.
- Theo bác sĩ, bài toán khó nhất trong quá trình đỡ đẻ là gì?
- Đối với bác sĩ sản phụ khoa, bài toán khó nhất là trong thời gian ngắn phải đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé chính xác, kịp thời để mẹ không bị mất máu nhiều và trẻ không bị ngạt. Vì vậy, mọi ca sinh nở của sản phụ đều là một ca cấp cứu, người thầy thuốc lúc nào cũng như vào trận chiến, sẵn sàng ứng phó với tất cả nguy cơ tai biến các sản phụ trước sinh, trong sinh, sau sinh… Bởi thế, người thầy thuốc cần có bản lĩnh, tay nghề điêu luyện và lương tâm nghề nghiệp.
- Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong sự nghiệp “bà đỡ” của bác sĩ?
Đó là một sản phụ 26 tuổi nằng nặc đòi tôi “anh cứ để em chết đi” vì bản thân bị nhiễm HIV và quá bất lực trước khó khăn trong cuộc đời. Cô ấy vừa tự ti đầy bất lực, mặc cảm, sợ bị mọi người xa lánh nhưng sâu thẳm vẫn khát khao được làm mẹ mặc dù mình đang có HIV. Lúc đó, tôi vẫn nói rằng nhiệm vụ của mình là phải cứu sống bệnh nhân và thuyết phục được cô ấy hợp tác với bác sĩ.
“Gia tài” lớn nhất của tôi có lẽ là hàng trăm bức thư của những người cha, người mẹ từng sinh con khỏe mạnh viết cho mình. Đây là món quà vô giá đối với, bởi đó là sự ghi nhận của người bệnh đối với thầy thuốc.
Cứu sống bé sinh non bị suy hô hấp chỉ nặng 750g
Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vừa cứu sống một thai nhi bị hội chứng truyền máu, nuôi dưỡng bé sinh non suy hô hấp chỉ nặng có 750g.
Bác sĩ chăm sóc cho bé sinh non bị suy hô hấp. Ảnh: Bệnh viện phụ sản Hà Nội
Trong một lần khám thai tại bệnh viện tỉnh, sản phụ Nguyễn Thị Chang (24 tuổi, sống ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc) được phát hiện dấu hiệu của hội chứng truyền máu song thai. Chị được tư vấn tới Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội để được điều trị.
Chị Chang nhập viện trong tình trạng khó thở và các bác sĩ đã phát hiện 1 thai cạn ối (thai cho) có dấu hiệu suy tim, suy dinh dưỡng, trong khi thai còn lại (thai nhận) bị đa ối. Nếu không phẫu thuật điều trị hội chứng truyền máu, chắc chắn 2 thai nhi sẽ mất. Nếu phẫu thuật thành công thì 1 bé có thể được cứu sống.
Bé sinh non ra đời chỉ nặng có 750g (Ảnh: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội)
Sau khi hội chẩn, ê kíp bác sĩ gồm PGS. TS. BS. Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, và BS CKI. Nguyễn Thị Sim, Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, đã quyết định mổ cấp cứu cho chị Chang.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã làm đông mạch máu dây rốn nhằm chặn đường truyền máu gây ảnh hưởng từ thai cho đến thai còn lại. Sản phụ được theo dõi cho đến khi tình trạng sức khỏe ổn định, chị được xuất viện và hẹn tái khám kiểm tra theo đúng lịch.
3 tuần sau phẫu thuật, chị Chang có dấu hiệu đau bụng, cổ tử cung xóa mở và được chỉ định nhập viện. Sản phụ sinh thường một bé trai 750g, thời điểm này em bé mới được 25 tuần tuổi. Vì sinh non tháng, bé gặp triệu chứng suy hô hấp nặng sau sinh.
Sau 102 ngày điều trị, bé đã khỏe mạnh, tự thở, tuần hoàn ổn định (Ảnh: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội)
Ngay sau đó, bệnh nhi đã được chuyển tới Khoa Sơ sinh của Bệnh viện để hồi sức sơ sinh nhanh chóng. Đội ngũ nhân viên y tế đã khẩn trương đón bé và đặt bé nằm trong lồng ấp.
Vì sinh quá non tháng, xuất hiện triệu chứng khó thở nặng nên bé được chỉ định thở CPAP, bơm surfactant và dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần. Dưới sự theo dõi sát sao và tận tình của đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng Khoa Sơ sinh, cân nặng của bé dần dần được cải thiện, từng ngày trôi qua các dấu hiệu bệnh lý đã không còn.
Ngày 8/6, kết thúc quá trình 102 ngày điều trị, bé đã hoàn toàn tự thở được và đạt được cân nặng 2700g. Hiện, bé ngủ tốt, các chỉ số hô hấp, tuần hoàn và tiêu hóa ổn định. Tuy nhiên, do sinh non tháng nên khi về nhà, gia đình vẫn cần tiếp tục chăm sóc và theo dõi sự phát triển của bé, đưa bé tái khám theo đúng hẹn.
Theo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trường hợp sản phụ Nguyễn Thị Chang là ca truyền máu song thai thứ 21 trong hơn 30 ca can thiệp bào thai được thực hiện thành công tại Bệnh viện. Dưới sự điều trị và chăm sóc của các bác sĩ, nhiều em bé đã được cứu sống và chào đời khỏe mạnh.
Truyền ối - thủ thuật cứu sống thai nhi trong bụng mẹ Bà bầu bị thiểu ối tăng nguy cơ sảy hoặc thai lưu, phải đình chỉ thai kỳ. Ngày nay kỹ thuật truyền ối giúp thai phụ tiếp tục thai kỳ, giữ được con. Chị Hằng, quê ở Hà Nam, mang thai tới tuần thứ 24 thì bị thiểu ối. Bác sĩ tư vấn đình chỉ thai kỳ vì em bé đã bị tử...