Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Hàng xóm là F0, đừng bắt họ đóng cửa sổ
Virus không bay tự do trong không khí, mà chỉ bám vào các giọt bắn, một số giọt bắn có thể vẫn lơ lửng trong môi trường không khí tù túng và lạnh
Có một thực tế, khi thấy hàng xóm trở thành F0, nhiều người mong muốn người đó sớm được đưa đi, muốn họ phải đóng chặt cửa vì sợ… virus bay qua nhà mình. Thế nhưng, đến lượt mình thành F0 thì lại mong muốn ở nhà, mở cửa để đón gió, đón nắng, mong mau lành bệnh.
Khi hàng xóm của bạn thành F0, F1, hãy hiểu rằng đó đã là chuyện bình thường. Dịch bệnh lan rộng, ai trong chúng ta đều có thể trở thành F nếu không ở yên trong nhà, nếu vẫn phải đi làm, đi chợ…, nên vài F0, F1 trong khu phố là chuyện thường tình. Đừng đổ lỗi cho F0 được phát hiện đầu tiên trong xóm đó, trong chung cư đó, vì khi họ được phát hiện, có khi đã sẵn có những F0 khác trong khu vực, mà chưa được xét nghiệm nên chưa biết hoặc còn đang ủ bệnh.
Đưa người F0 đi cấp cứu Ảnh: Huế Xuân
Video đang HOT
Đừng yêu cầu F0, F1 phải đóng cửa sổ. Họ chỉ có thể lây cho bạn nếu như bạn vẫn sang đó “tám” với họ, hay mọi người trong khu đó cách ly chưa đúng, tiếp tế chưa an toàn… chứ không phải họ mở cửa mà virus bay sang, vì virus bay ra ngoài lập tức bị làm loãng, gặp khí nóng là chết.
Giếng trời chung cư cũng lấy gió từ trên trời thổi vào các căn hộ, chứ cũng không phải từ các căn hộ thổi ngược lên trên. Không có F0 “nội công thâm hậu”, thở một phát hơi thở bay từ trong nhà lên tận giếng trời; cũng không có F0 nào… chui ra giếng trời giăng võng ngủ. Lo cái hành lang, tay nắm cửa, thang máy dính virus thì hợp lý hơn!
Nên hiểu virus không bay tự do trong không khí, mà chỉ bám vào các giọt bắn, một số giọt bắn có thể vẫn lơ lửng trong không khí, nhất là không khí ấy tù túng và lạnh. Một cánh cửa sổ mở sẽ lập tức làm không khí chứa virus bị loãng ra, virus chết. Nếu vẫn lo thì cứ mở quạt trong phòng mình để bảo đảm căn phòng thoáng, cũng an toàn.
Nếu một căn nhà chỉ mới có một vài F0 hay toàn F1 mà bắt họ đóng cửa, khiến không khí bên trong tù túng, có thể đã vô tình khiến những người chưa bị bệnh trong căn nhà đó cũng nhiễm theo và họ có thể trở thành ca nặng. F0 bị ở trong không gian ngột ngạt sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều.
Căn nhà của bạn cũng thế, quá lo “F0 hàng xóm” mà đóng cửa, nếu lỡ như trong chính nhà bạn cũng có một F0 chưa được phát hiện thì nguy cơ cả nhà thành F0 trong không gian tù túng đó mới là điều đáng lo.
Không khí Hà Nội xấu về đêm
20h ngày 10/12, hầu hết điểm quan trắc không khí của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đều hiển thị chỉ số ở mức kém (AQI 101-150).
Sáu điểm chất lượng không khí ở mức xấu gồm: Minh Khai (Bắc Từ Liêm) 161, đường Phạm Văn Đồng 161, Trung Hòa (Cầu Giấy) 156, khu đô thị Pháp Vân (Thanh Trì) 153, Đại sứ quán Pháp 176 và Chi cục Bảo vệ môi trường 156.
Toàn thành phố Hà Nội không có điểm quan trắc nào cho thấy chất lượng không khí ở mức tốt, chỉ có một điểm nội thành ô nhiễm không khí ở mức trung bình.
Hầu hết điểm quan trắc cho thấy chất lượng không khí kém và xấu. Ảnh: Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội
Theo bảng quy đổi giá trị AQI, chỉ số mức xấu nghĩa là những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Mức kém nghĩa là nhóm nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe, nên hạn chế hoạt động ngoài trời.
Điểm quan trắc của Đại sứ quán Mỹ tại quận Hai Bà Trưng có chỉ số AQI là 207, điểm của Tổng cục Môi trường tại đường Nguyễn Văn Cừ (Long Biên) là 120.
Cùng lúc này, trang Airvisual xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ ba trên thế giới với chỉ số AQI là 217. Trang này dự báo trong bảy ngày tới chất lượng không khí của Hà Nội chuyển biến theo chiều hướng xấu, đến giữa tuần sau chỉ số AQI ngày tiệm cận mức 200.
Hệ thống quan trắc PamAir phủ một màu tím và nâu biểu thị cho chất lượng không khí ở mức rất xấu, nguy hại. Trong đó, điểm đo tại Ngọc Thuỵ (Long Biên) lên tới 423, Vân Côn (Hoài Đức) 449, trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Hoàn Kiếm) là 386.
Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cho biết năm nay tình trạng ô nhiễm không khí có dấu hiệu được cải thiện. Tuy nhiên, đầu đông tiết trời hanh khô là thời điểm ô nhiễm không khí nặng nhất trong năm, bụi mịn PM 2.5 có xu hướng gia tăng. Các đợt ô nhiễm không khí nặng có thể sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
Bộ Y tế: SARS-CoV-2 lây qua đường không khí Đây là điểm mới trong phiên bản 6 cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do Bộ Y tế ban hành ngày 14/7. So với phiên bản cập nhật gần nhất vào cuối tháng 4 vừa qua, trong lần cập nhật mới nhất, Bộ Y tế đã bổ sung SARS-CoV-2 lây qua đường không khí bên cạnh giọt bắn, hạt...