Bác sĩ Trung Quốc bị kết tội vì lên tiếng đầu tiên cảnh báo sự nguy hiểm của virus Corona
Người trong hình là một bác sĩ bình thường ở Vũ Hán, tên ông là Li Wenliang. Giờ ông được cả thế giới biết đến, vì là người đầu tiên lên tiếng về dịch virus Vũ Hán, bị chính quyền thành phố này vùi dập và nay được Tòa án Tối cao Trung Quốc trả lại thanh danh.
Vào một ngày cuối tháng 12/2019, bác sĩ này phát hiện căn bệnh lạ đã lây tới 7 bệnh nhân trong viện, và cảnh báo cho các những người cùng trường y. “(Họ) bị cách ly trong phòng cấp cứu rồi”, bác sĩ Li Wenliang, gửi một nhóm chat vào ngày 30/12.
“Sợ quá”, một người trả lời. “ Dịch SARS quay trở lại à?” – ý nói tới đại dịch bắt nguồn từ Trung Quốc năm 2002 đã làm tử vong tổng cộng 800 người. Ngay trong đêm, các quan chức y tế thành phố Vũ Hán gọi bác sĩ Li tới, hỏi vì sao ông đã chia sẻ thông tin đó. Ba ngày sau, ông Li buộc phải ký giấy thừa nhận đó là hành vi phạm pháp. Cảnh sát tuyên bố điều tra 8 người vì phát tán tin đồn về đợt bùng phát.
Nhưng tin của bác sĩ Li đã bị đồn ra ngoài. Kế đó 27 bệnh nhân nhiễm bệnh. Bác sĩ Li, vốn là bác sĩ nhãn khoa, quay lại làm việc sau khi bị phê bình. Ngày 10/1, ông điều trị một bệnh nhân tới khám bệnh tăng nhãn áp. Ông không biết bệnh nhân này đã nhiễm virus corona, khả năng là từ con gái. Cả hai mẹ con sau đó đổ bệnh. Rồi đến bác sĩ Li. Và có cả những người từ chợ Hải sản Vũ Hán.
Bác sĩ Li 34 tuổi và có một con. Ông và vợ sắp có con thứ hai mùa hè này, và ông đang hồi phục trong bệnh viện. Trả lời phỏng vấn New York Times qua tin nhắn, ông cho biết cảm thấy giận dữ vì các hành động của cảnh sát. “Nếu các quan chức đã công khai thông tin về dịch bệnh sớm hơn. Tôi nghĩ đã có thể tốt hơn rất nhiều. Lẽ ra phải mở hơn và minh bạch hơn”, ông viết.
Bác sĩ Li đang điều trị vì nhiễm Corona
Không chỉ mình bác sĩ Li, khi đó các nhà khoa học ở Viện Virus học Vũ Hán, bao gồm Zheng-Li Shi, từng tham gia chống dịch SARS, đang nghiên cứu mẫu bệnh từ các bệnh nhân đầu tiên. Trong khi người dân chưa biết về virus, bà và các cộng sự nhanh chóng chắp nối thông tin, phát hiện ra virus này liên quan tới SARS. Cấu trúc gene của chủng virus corona mới cho thấy nó có thể cùng vật chủ là dơi. Có khả năng chủng virus corona mới đây đã đi theo con đường tương tự, có thể đã đi qua chợ hải sản Hoa Nam hoặc một chợ khác.
Video đang HOT
Cùng thời điểm đó, bác sĩ Li và các chuyên gia khác ở Vũ Hán bắt đầu cảnh báo các đồng nghiệp. Lu Xiaohong, Trưởng khoa tiêu hóa bệnh viện thành phố số 5, nói với tờ China Youth Daily cách đây vài ngày rằng từ ngày 25/12, bà đã nghe thông tin căn bệnh lạ đã lây giữa các nhân viên y tế, tận ba tuần trước khi giới chức thừa nhận điều đó. Lúc đó, bà không công khai điều mình biết, nhưng đã cố cảnh báo riêng một ngôi trường nằm gần khu chợ khác.
Tuần đầu tháng 1, khoa cấp cứu bệnh viện số 5 bắt đầu đông bệnh nhân, bao gồm các ca lây giữa thành viên trong gia đình, rõ ràng cho thấy virus corona có thể lây được từ qua tiếp xúc giữa người với người. Vẫn ít ai biết chủng virus mới này nghiêm trọng đến thế nào, cho tới khi đã quá muộn, theo bà Lu Xiaohong.
Cũng trong tuần đầu tháng 1, ở Viện Virus học Vũ Hán, bác sĩ Shi, người từng tham gia chống dịch SARS, đã tách được đoạn gene di truyền, đặt cho nó cái tên viết tắt 2019-nCoV, rồi công bố phát hiện của mình trên cơ sở dữ liệu công khai để giới khoa học mọi nơi có thể nghiên cứu. Phát hiện này cho phép giới khoa học khắp thế giới nhanh chóng vào cuộc để nghiên cứu công cụ xét nghiệm virus.
Nhưng giới chức Vũ Hán và Hồ Bắc đã không lắng nghe tiếng nói của sự thật và khoa học. Họ bưng bít, coi thường, cho đây là một căn bệnh bình thường. Thêm vào là ý kiến sai lầm của các chuyên gia y tế tới từ Bắc Kinh cho rằng dịch không lây từ người qua người.
Cho tới ngày 18/1, sau khi dịch càng ngày càng gia tăng thì chuyên gia số 1 về truyền nhiễm của Trung Quốc, anh hùng chống dịch Sars của xứ này là bác sĩ Chung Nam Sơn mới được cử đi Vũ Hán. Ông tới vào ngày 18/1, và giọng điệu trong các tuyên bố của lãnh đạo Vũ Hán nhanh chóng thay đổi. Một buổi họp của tỉnh Hồ Bắc kêu gọi các nhân viên y tế ưu tiên căn bệnh lạ này. Tài liệu nội bộ của Bệnh viện Công đoàn Vũ Hán cảnh báo nhân viên rằng virus corona có thể lây qua nước bọt.
Hai ngày sau, 20/1, hơn một tháng kể những ca đầu tiên, những lo ngại âm ỉ cuối cùng đã bùng lên trong mắt công chúng, Tiến sĩ Chung Nam Sơn tuyên bố trên truyền hình quốc gia là chắc chắn virus corona lây từ người sang người. Tệ hơn nữa, một bệnh nhân đã lây bệnh cho 14 nhân viên y tế. Lãnh đạo Trung Quốc khi đó mới lên tiếng về dịch bệnh, yêu cầu các quan chức ưu tiên bảo vệ người dân, và nhấn mạnh sự minh bạch về số ca bệnh.
Sau sự kiện này, giới chức Trung Quốc, đặc biệt là Vũ Hán và Hồ Bắc mới bắt đầu hành động. Khi ấy, mới có ba ca tử vong. Gần hai tuần sau, số ca tử vong đã tăng lên 361 ca và tiếp tục tăng phi mã. Mọi hành động chống dịch chạy đua với tử thần chưa từng có đang diễn ra tại xứ này. Và giờ mọi thông tin đều phải công khai.
3 tuần đã trôi qua trong phí hoài, trong giấu diếm, để khi công khai thì dịch đã bung bét ra rồi. Không chỉ còn là khủng hoảng của 1 thành phố Vũ Hán hay một tỉnh như Hồ Bắc, mà là thảm họa toàn cầu. Thảm họa khiến thế giới có thể lao đao và Trung Quốc đang tan hoang vì đình trệ cuộc sống và nền kinh tế khi chống dịch.
Nguyễn Thị Bích Hậu
Theo canhco.net
Vừa hút thuốc vừa chiết xăng, 3 người trong 1 gia đình tử vong thương tâm
Vừa chiết xăng từ bình vào xe vừa hút thuốc khiến nhà trọ bùng cháy khiến cả gia đình 4 người bỏng nặng. Sau 14 ngày điều trị 3 người đã tử vong.
Ảnh minh họa.
Ngày 6/1, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cho biết sau một thời gian điều trị, dù các y bác sĩ đã cố gắng nhưng 3/4 người trong một gia đình điều trị bỏng tại bệnh viện đã tử vong vì vết thương quá nặng. Ba nạn nhân tử vong trong cùng 1 gia đình bao gồm: anh N.V.T. (SN 1982), chị Đ.T.K.Th. (SN 1981) cùng con trai cả là N.H.Kh. (SN 2001).
Theo đó, chiều 22/12/2019, do cây xăng cách xa phòng trọ ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương nên anh N.V.T. mang bình đi mua 200.000 đồng xăng về dự trữ.
Sau đó, anh T. vừa chiết xăng từ bình vào xe vừa hút thuốc nên lửa bén, bùng cháy tại nhà trọ. Lúc này, vợ chồng anh T. đều đang ở trong nhà nên bị bỏng nặng. Thấy bố mẹ và anh trai đang ở trong biển lửa, cháu N.H.K. (SN 2003, con trai thứ 2 của anh T.) liều mình xông vào cứu và bị bỏng nặng hai chân.
Nạn nhân bị bỏng nhẹ nhất. Ảnh: NLĐ
Vụ việc khiến anh T., vợ là chị Th. và cháu Kh. bỏng 97% - 100%, độ 2-3 toàn thân, sốc bỏng hô hấp. Riêng cháu K. bị bỏng 2 chân với tỉ lệ 14%. Vợ chồng anh T. cùng cháu Kh. được chăm sóc đặc biệt nhưng cả 3 lần lượt qua đời sau 14 ngày nhập viện. Riêng cháu K. bị bỏng nhẹ và đã được xuất viện.
Bác sĩ Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng, cho biết Bệnh viện Chợ Rẫy từng tiếp nhận nhiều trường hợp người dân ở vùng nông thôn mua xăng trữ trong nhà và sơ suất bị cháy, bỏng.
Bác sĩ Hiệp khuyến cáo người dân không nên mua xăng để trong nhà, nếu bắt buộc phải mua thì nên chú ý, tránh để gần bếp lửa, bếp gas. Đặc biệt, khi sang chiết xăng phải tuyệt đối tránh xa nguồn gây cháy.
Thiên Thanh (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Người bệnh phàn nàn thủ tục xuất viện chậm Sở Y tế TP HCM khảo sát 5.000 bệnh nhân ở 98 bệnh viện, kết quả người bệnh mất trung bình 157 phút để hoàn tất thủ tục xuất viện. Đây là vấn đề người bệnh còn phàn nàn, nhất là tại các bệnh viện công lập, trong 6 tháng cuối năm 2019. Thời gian chờ khám và làm các thủ tục nhập...