Bác sĩ trẻ túc trực tại khu cách ly người trở về từ vùng dịch Covid-19
Những ngày qua, hình ảnh dễ nhận thấy tại các cơ sở cách ly tập trung dành cho người trở về từ vùng dịch Covid-19 (Q.Tân Bình, TP.HCM) là sự túc trực, khẩn trương của các y, bác sĩ trẻ.
Bác sĩ Nguyễn Bá Tri trao đổi công việc với đồng nghiệp – Ảnh: Tấn Đạt
“Khu cách ly kiểm dịch ở đây phun thuốc khử trùng một ngày 2 lần để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Nơi đây được chia làm các khu vực như khu tiếp nhận sàng lọc, khu khám bệnh, khu vực đệm, khu vực cách ly. Những người được đưa vào nơi này sẽ được chăm sóc theo đúng quy trình mà Sở Y tế đề ra”, bác sĩ Nguyễn Thanh Trang, Giám đốc Trung tâm y tế Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết.
Cẩn thận theo dõi các thiết bị bảo hộ từ chai nước khử trùng đến từng chiếc khẩu trang, bác sĩ Nguyễn Bá Tri, 36 tuổi, tâm sự: “11 năm trước mình cũng từng tham gia phòng chống dịch cúm A/H1N1, cũng đi thực tế xuống từng nhà dân để chăm sóc, hướng dẫn vệ sinh phòng chống khử khuẩn ra sao, tối phải ngủ lại nơi trực không về nhà. Với kinh nghiệm đó, mình nghĩ sẽ giúp mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, bác sĩ Bá Tri cho biết.
Khu vực tiếp nhận người từ vùng dịch khá rộng rãi – Ảnh: Tấn Đạt
Ngồi ở khâu tiếp nhận qua sàng lọc hay còn gọi là khu vực đệm, y sĩ Huỳnh Thị Kim Yến, 35 tuổi, tâm sự chị vào ngành y tế này cũng 10 năm rồi. Khi đảm nhận công việc tại cơ sở cách ly người từ vùng dịch Covid-19 trở về thì gia đình chị cũng động viên, ủng hộ.
Các y bác sĩ trẻ luôn cố gắng hoàn thành công việc của mình – Ảnh: Tấn Đạt
Bác sĩ Nguyễn Thanh Trang cho biết khuôn viên được sử dụng dùng cho việc cách ly là hơn 1.000 m2. Với quy mô là 12 phòng, sức chứa 24 giường bệnh có nghĩa là cách ly được 24 người, mỗi giường đặt cách nhau 2 m. Trong trường hợp cần thiết có thể tăng số giường nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn. Dù chưa có trường hợp nào đưa vào khu cách ly nhưng trung tâm luôn bố trí mỗi ngày khoảng 10 người túc trực xuyên suốt. Bên cạnh đó, trung tâm còn trang bị internet, tivi để mọi người có thể xem, thư giãn, tạo không gian sinh hoạt thuận tiện nhất có thể”.
Không lơ là từ cái nhỏ nhất
Tại khu vực cách ly cộng đồng được đặt tại số 79 đường Bạch Mai, Q.8, TP.HCM, dược sĩ Lê Thị Tuyết Hằng, 36 tuổi, đảm nhiệm ở khu vực hậu cần, chia sẻ khi được phân công nhiệm vụ, chị nghĩ mình phải cố gắng hết sức để hoàn thành tốt nhất có thể.
Video đang HOT
Các y bác sĩ, điều dưỡng luôn vui vẻ đón nhận công việc – Ảnh: Tấn Đạt
“Ở cộng đồng, tôi tuyên truyền cách phòng tránh dịch bệnh từ chính khu phố mình ở, còn ở khu cách ly thì kết hợp với trung tâm y tế, làm sao để cách ly đúng người, không được lơ là từ cái nhỏ nhất”, chị Tuyết Hằng cho biết.
Chị Hằng còn cho biết những người có biểu hiện nghi ngờ nhiễm Covid-19 thì nên tới những cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, hướng dẫn cách phòng tránh cụ thể.
Phòng cách ly thoáng khí – Ảnh: Tấn Đạt
Nhiều quận cho biết có thể đón nhận người cách ly từ vùng dịch Covid-19 – Ảnh: Tấn Đạt
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Biên, Phó giám đốc trung tâm y tế Q.8, TP.HCM, cho biết bệnh dịch bùng phát nên tất cả mọi thứ đều phải chuẩn bị trong thời gian rất ngắn, cho đến hiện tại cơ sở có thể đón nhận khoảng 100 người cách ly.
“Người nghi ngờ nhiễm Covid-19 cách ly 14 ngày nhưng phải làm sao để đảm bảo cho họ thoải mái có chỗ ăn ngủ, sinh hoạt. Mặc dù khu vực cách ly kiểm dịch ở quận 8 chưa có người đến cách ly nhưng không vì thế mà đội ngũ túc trực ở đây lơ là. Cứ 1-2 ngày, đại diện trung tâm y tế tập trung mọi người lại để quán triệt lại nội quy, hỏi lại về mặt chuyên môn, cập nhật tình hình diễn biến dịch bệnh cũng như củng cố tinh thần cho mọi người để khi có trường hợp đến cách ly thì đội ngũ nhân viên y tế có thể phối hợp nhịp nhàng, nhanh chóng, chuẩn xác”.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, đến chiều 17.2, hiện đã có 20 quận huyện hoàn thành thiết lập cơ sở cách ly tập trung, có khả năng tiếp nhận cách ly theo dõi cho hơn 570 người; gồm các quận 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Thủ Đức, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú và 5 huyện Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh.
Bộ Y tế cho biết đối tượng cách ly bao gồm những người sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; Những người đến từ hoặc đi qua tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Người Việt Nam đến từ hoặc đi qua Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) trở về Việt Nam trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Theo đó, những người cách ly tại các khu cách ly sẽ được nhân viên y tế thăm khám 2 lần/ngày. Việc tiếp tục theo dõi hay kéo dài thời gian giám sát phụ thuộc vào sức khỏe người bị cách ly. Những người tự cách ly sau 14 ngày nếu không có dấu hiệu phát hiện bệnh sẽ được đi lại như bình thường.
Theo Thanh niên
Trường Đại học Y Hà Nội: Tập huấn kiến thức dịch bệnh COVID-19 cho các bác sĩ trẻ tình nguyện trước khi đưa về vùng khó khăn
Chiều nay 20/2, Trường Đại học Y Hà Nội và Bộ Y tế đã tổ chức bàn giao 28 bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại các địa bàn miền núi khó khăn, đồng thời, tập huấn bổ sung kiến thức cho các bác sĩ trẻ trong chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh COVID-19.
Các bác sĩ trẻ tình nguyện sẽ về công tác tại các địa bàn miền núi, vùng cao đặc biệt khó khăn để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
Đây là các bác sĩ chuyên khoa cấp I vừa tốt nghiệp trong tổng số 354 bác sĩ đang được đào tạo 11 chuyên ngành, theo dự án "Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn".
Dự án này nhằm đảm bảo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, đến năm 2020 sẽ đưa 300-500 bác sĩ trẻ về công tác tại các địa phương, khắc phục tình trạng các bác sĩ ở tuyến huyện miền núi còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, khiến việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân rất khó khăn.
PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nôị trao Bằng chuyên khoa cấp 1 cho các bác sĩ
Trong 28 bác sĩ trẻ tình nguyện đợt này, có 23 bác sĩ là người dân tộc thiểu số (Mông, Thái, Tày, Dao, Mường và Nùng) được đào tạo 9 chuyên ngành mà các vùng núi, hải đảo đang rất cần: Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức, Hồi sức cấp cứu, Ngoại, Nhi, Nội, Phụ sản, Truyền nhiễm và Y học cổ truyền.
Các bác sĩ này sẽ về công tác tại 13 huyện nghèo của 8 tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Bình, Sơn La và Tuyên Quang.
Đến nay, sau 8 khóa đào tạo, dự án đã bàn giao 151 bác sĩ cho 51 huyện nghèo thuộc 19 tỉnh miền núi phía bắc, miền trung và Tây Nguyên.
Đại diện Bộ Y tế và Trường Đại học Y Hà Nôị trao Bằng chuyên khoa cấp 1 và chứng chỉ hành nghề cho các bác sĩ
Theo PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nôị, việc đào tạo các bác sĩ trẻ tình nguyện có chương trình thiết kế riêng. Trường cử mỗi thầy cô kèm một bác sĩ trẻ ở từng khóa đào tạo, trong đó có ít nhất 70% kỹ năng thực hành tay nghề tại bệnh viện. Sau khi tốt nghiệp, Trường cấp Bằng chuyên khoa cấp 1 cho các bác sĩ.
PGS.TS. Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương - đại diện các đơn vị tham gia đào tạo, tiếp nhận các bác sĩ trẻ tình nguyện - bày tỏ: Bệnh viện tham gia dự án từ đầu, đã tiếp nhận và đào tạo nhiều bác sĩ trẻ ở lĩnh vực hô hấp, ngoại khoa lồng ngực.
PGS.TS. Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương - phát biểu tại lễ bàn giao
"Trong quá trình đào tạo, chúng tôi đặt chất lượng lên đầu, nên yêu cầu các bác sĩ trẻ phải đạt chuẩn như các bác sĩ của Bệnh viện, để đảm bảo họ đủ năng lực chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Với kết quả đạt được, chúng tôi hy vọng dự án không còn là thí điểm, mà trở thành thường xuyên. Trong quá trình đào tạo và bàn giao cho địa phương, chúng tôi luôn đảm bảo quy trình, chế độ, chính sách và tiếp nhận các em trở về khi hoàn thành nhiệm vụ."- Ông Phú nhấn mạnh.
Tại lễ bàn giao, Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế và các bệnh viện, địa phương tiếp tục ký kết đào tạo và tiếp nhận các bác sĩ trẻ tình nguyện về các vùng khó khăn.
Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế và các bệnh viện, địa phương tiếp tục cam kết đào tạo và tiếp nhận các bác sĩ trẻ tình nguyện
Đặc biệt, trước bối cảnh dịch COVID-19 đang lan nhanh ở nhiều nước, Trường Đại học Y Hà Nội đã tổ chức tập huấn bổ sung về phòng chống COVID-19 cho các bác sĩ trẻ ngay sau lễ bàn giao.
TS. Phạm Quang Thái -Phó Trưởng Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
Bác sĩ Vũ Quốc Đạt - giảng viên bộ môn Truyền nhiễm, Trường Đại học Y Hà Nội và là thành viên Mạng lưới đánh giá và ứng phó về lâm sàng các bệnh mới nổi của WHO trên toàn cầu - cùng TS. Phạm Quang Thái -Phó Trưởng Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - đã cung cấp cho các bác sĩ trẻ những thông tin mới nhất về dịch COVID-19, cùng những kiến thức khoa học cơ bản để có thể chẩn đoán phát hiện, điều trị và chăm sóc cho người mắc bệnh COVID-19.
Bác sĩ Vũ Quốc Đạt - giảng viên bộ môn Truyền nhiễm, Trường Đại học Y Hà Nội, thành viên Mạng lưới đánh giá và ứng phó về lâm sàng các bệnh mới nổi của WHO
Theo PGS.TS. Lê Minh Giang - Trưởng Phòng quản lý Sau đại học (Trường Đại học Y Hà Nội), cùng với quá trình đào tạo 24 tháng qua tại Trường Đại học Y Hà Nội, các kiến thức mới nhất và khoa học về COVID-19 do các chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm trang bị sẽ giúp các bác sĩ trẻ có thể vững vàng độc lập hoàn thành tốt nhiệm vụ ở địa phương.
(Ảnh: Văn Trọng)
Theo baogiaothong
3 trường y - dược đào tạo 354 bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn Hàng trăm bác sĩ trẻ được được các thầy cô giáo "cầm tay chỉ việc" đào tạo trong vòng 2 năm trước khi về làm việc tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Hải Phòng và lãnh đạo Bộ Y tế t trao bằng tốt nghiệp cho các bác sĩ trẻ Ngày 27-12, tại Trường...