Bác sĩ trẻ giành giải Quả cầu vàng 2020 và ‘duyên nợ’ với bệnh nhân ung thư
Bác sĩ Đào Văn Tú, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lâm sàng, Bệnh viện K nhận mình là người có “duyên nợ” với bệnh nhân ung thư.
Bác sĩ Đào Văn Tú là 1 trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc, vinh dự nhận giải thưởng “Quả cầu vàng” năm 2020. Đây là kết quả xứng đáng cho vị bác sĩ trẻ trong hành trình 12 năm đồng hành cùng bệnh nhân ung thư.
Năm 2009, bác sĩ Tú khi đó đang là sinh viên Đại học Y Hà Nội. Trong lần đi thực tế, anh gặp một số bệnh nhân có khối u lớn cần điều trị ngay. Nhìn bệnh nhân bị đau đớn giày vò, anh quyết định khi ra trường sẽ trở thành bác sĩ lâm sàng, nghiên cứu về ung thư.
Suốt chặng đường 12 năm duyên nợ với bệnh K, anh Tú chứng kiến nhiều trường hợp đặc biệt khiến anh trăn trở. Nhiều bệnh nhân mặc dù được phát hiện sớm nhưng di căn rất nhanh. Họ ra đi khi còn trẻ và tương lai phía trước còn rộng mở.
Trường hợp anh không thể nào quên đó là một bệnh nhân ung thư đang là mẹ của hai con, trong đó bé lớn nhất mới 5 tuổi. Mặc dù tiên lượng ca bệnh khó khăn ngay từ đầu nhưng bác sĩ Tú vẫn thấy sốc khi bệnh diễn tiến và di căn quá nhanh. Mấy tháng sau, bệnh nhân gần như đối mặt với cái chết. Chứng kiến người bệnh bị giày vò mỗi ngày, anh đau lòng và thất vọng vì sự bất lực của bản thân.
Biết không còn sống được bao lâu, người mẹ trẻ chỉ có mong muốn duy nhất là gặp con trai. Giây phút cậu bé 5 tuổi ôm tiễn biệt người mẹ, anh cùng ekip trực ngày hôm đó không sao cầm được nước mắt. Hình ảnh này ám ảnh người bác sĩ trẻ trong nhiều năm, là động lực thôi thúc anh cố gắng trong công việc. Nam bác sĩ dặn lòng phải làm sao cố gắng, nghiên cứu và chữa cho nhiều bệnh nhân hơn nữa.
Video đang HOT
Bác sĩ Đào Văn Tú thăm hỏi bệnh nhân ung thư.
Nhờ nỗ lực phấn đấu không ngừng, bác sĩ Tú hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu lâm sàng, Bệnh viện K Hà Nội, tác giả của 6 bài báo khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế; chủ nhiệm 8 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở; giải thưởng Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019; bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2020. Anh khiêm tốn nói đây chỉ là chút thành quả nhỏ nhoi. Đích đến của anh trong công việc là điều trị và cứu sống được nhiều hơn nữa bệnh nhân ung thư.
Trải lòng về mối duyên nợ với bệnh nhân ung thư, anh cho biết: “Có duyên thì gặp, có nợ thì phải trả. Do vậy mong ước của các bác sĩ điều trị ung thư như chúng tôi là tìm ra phương pháp điều trị, chữa bệnh ở giai đoạn sớm, giai đoạn muộn thì có thể làm tốt hơn. Từ đó tăng cơ hội chữa khỏi hoặc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư”.
Để trở thành một bác sĩ chuyên khoa ung thư đòi hỏi người bác sĩ phải có nhiều hiểu biết trong các lĩnh vực khác nhau. Anh Tú luôn canh cánh trong lòng vì chưa tìm ra được phương pháp hiệu quả đẩy lùi hoàn toàn căn bệnh này. Phương pháp điều trị đang dừng ở bệnh nhân giai đoạn sớm. Đối với bệnh nhân giai đoạn muộn phương pháp điều trị rất hạn chế.
Bên cạnh công việc chính là điều trị cho các bệnh nhân ung thư, bác sĩ Tú còn đam mê nghiên cứu khoa học. Anh và các cộng sự đang bắt tay nghiên cứu phát hiện ra một loại protein có tên là ANH PTL4, khi xuất hiện trong máu sẽ dự báo tình trạng di căn não, đồng thời sử dụng ANTL4 như chất đề dẫn thuốc điều trị ung thư qua hàng rào máu não. Nhóm nghiên cứu lựa chọn 38 bệnh nhân ung thư vú xuất hiện tổn thương di căn não hoặc không xuất hiện, từ đó đánh giá nồng độ protein AND PTL4 trong máu của bệnh nhân.
Anh được biết đến là nhà khoa học trẻ tài năng có tâm đức.
Ở tuổi 35, TS.BS Đào Văn Tú không chỉ là bác sĩ, nhà nghiên cứu chuyên môn cao về bệnh ung thư mà anh còn là một người trẻ với năng lượng sống tích cực. Anh thực hiện hơn 50 chương trình Đoàn – Hội Sinh viên, hoạt động phong trào sinh viên Y khoa mỗi năm. Cùng với đó, anh duy trì việc hợp tác với đội ngũ y bác sĩ trên 50 quốc gia, trong đó có bác sĩ đầu ngành về bệnh K.
” Mục đích và lý tưởng tôi theo đuổi đó chính là thừa hưởng, nắm bắt những tiến bộ y học để áp dụng sớm nhất vào công tác nghiên cứu, khám chữa bệnh cho người Việt Nam” , bác sĩ Tú chia sẻ.
Trong cuộc sống, bác sĩ Tú luôn giữ được suy nghĩ tích cực và truyền sự lạc quan cho người bệnh. Mỗi ngày anh tiếp xúc từ 50 đến 100 bệnh nhân. Mỗi mảnh đời là một câu chuyện khác nhau. Anh luôn tâm niệm “còn nước thì còn tát”, cứu thêm một mạng người là phúc phần lớn nhất đời mình.
Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương Y phải như từ mẫu”, bác sĩ Tú thường xuyên trau dồi, học hỏi về mặt chuyên môn và tu dưỡng đạo đức. Người bác sĩ phải đối đãi với bệnh nhân như anh em, cô chú, người thân trong gia đình và luôn giữ được Y đức.
Bác sĩ chuyên khoa nói về việc 'bệnh nhân ung thư ăn đồ bổ sẽ nhanh chết'
Không ít người cho rằng bệnh nhân ung thư chỉ nên bồi dưỡng trong giai đoạn điều trị xạ trị, truyền hóa chất... còn sau giai đoạn điều trị chỉ nên ăn gạo lức, muối vừng để cơ thể gầy yếu, không nuôi dưỡng khối u, nhằm làm khối u teo dần.
Ảnh minh họa: Internet
Không nên bồi dưỡng cho bệnh nhân ung thư là một quan niệm hết sức sai lầm, phi khoa học.
Không ít người cho rằng bệnh nhân ung thư chỉ nên bồi dưỡng trong giai đoạn điều trị xạ trị, truyền hóa chất... còn sau giai đoạn điều trị chỉ nên ăn gạo lức, muối vừng để cơ thể gầy yếu, không nuôi dưỡng khối u, nhằm làm khối u teo dần. Những quan niệm sai lầm này ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị, làm giảm thời gian sống của bệnh nhân, đồng thời làm tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong.
Nhiều người còn truyền tai nhau rằng người mắc ung thư không nên ăn trứng vịt lộn, bởi nó sẽ làm ung thư phát triển nhanh hay tái phát. Song, theo các chuyên gia, chưa có một tài liệu khoa học nào chứng minh rằng ăn trứng vịt lộn hay các thực phẩm có nguồn gốc tế bào mầm làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Không phải tất cả bệnh nhân ung thư đều không thể mang thai Đó là khẳng định của PGS.TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, xuất phát từ thực tế thời gian qua, có không ít phụ nữ mang thai, sinh con trong lúc điều trị ung thư. Ảnh minh họa PGS.TS. Lê Văn Quảng cho biết, đối với một số ung thư ở giai đoạn sớm thì người bệnh vẫn có cơ hội...