Bác sĩ trẻ ‘dúi phong bì’ cứu sống bệnh nhân
Được hỏi về việc dúi phong bì cho bệnh nhân nghèo mổ cấp cứu do bị viêm phúc mạc nặng (bệnh nhân đã quyết định xin về chờ chết), bác sĩ trẻ Nguyễn Tô Bảo Hoàng nhất mực từ chối cung cấp thông tin về mình.
ảnh minh họa
Bác sĩ Hoàng cho rằng đây chỉ là hành động giúp đỡ bệnh nhân nghèo khó qua cơn nguy hiểm chứ không hề có mục đích làm vì chữ “Danh”.
Sau đây là bài viết của BS. Phan Văn Hoàng, một đồng nghiệp của vị bác sĩ giàu lòng nhân ái ấy, nhằm tái hiện một câu chuyện chân thực và đầy xúc cảm:
“Hôm nay khoa Hồi sức cấp cứu 2 của mình làm một việc thật đáng khen. Bệnh nhân Huỳnh Thị Mười, SN 1940 bị viêm phúc mạc có chỉ định mổ cấp cứu ngay vì nặng. Nhưng sau khi nghe một bác sĩ trẻ giải thích là phải mổ, không hiểu sao có hai người nhà, một ông và một bà cũng lớn tuổi xin về, không đồng ý mổ.
Sau một hồi, tưởng đâu là người nhà bệnh nhân sẽ đưa bệnh nhân về, các bác sĩ và điều dưỡng cũng chịu thua. May thay, có một bác sĩ già sắp về hưu bảo mấy em sinh viên mời tất cả người nhà vào. Trong phòng cấp cứu vốn có vài cái ghế để cho bác sĩ và điều đưỡng ngồi làm việc, ghi chép. Bác sĩ bảo:
Video đang HOT
- Các em sinh viên đứng lên! Để cho người nhà ngồi.
Nói xong, vị bác sĩ già chỉnh lại ghế, mời hai người nhà ngồi để nghe giải thích thiệt hơn của việc mổ. Ông thường làm vậy, thường khuyên các bác sĩ trẻ cũng như điều dưỡng khi mời người nhà giải thích điều gì thì phải mời người ta ngồi ghế đàng hoàng mới nói chuyện, chứ đừng để người ta đứng còn mình ngồi.
Sau khi trao đổi, nói chuyện với họ thì mới biết người nhà đòi cho về bằng được vì không có tiền, nhà nghèo lắm. Bác sĩ phải giải thích, thuyết phục rất nhiều. Phải nói là vị bác sĩ rất cực khi giải thích trường hợp này. Ông nói – sau khi lúi cúi ghi vào một miếng giấy nhỏ màu xanh cái gì đó.
- Đây là số điện thoại của tôi, cứ mổ xong đi rồi tôi sẽ vận động các tổ chức từ thiện, các ông sư, các bà xơ, góp tiền ủng hộ. Đừng để bệnh nhân không có tiền phải chết. Nếu ông bà quyết định để cho bà chết thì mình sẽ có tội lắm.
Trong lúc đó có một bác sĩ trẻ khác chăm chú lắng nghe, có vẻ quan tâm lắm. Rồi cuối cùng người nhà cũng quyết định đồng ý mổ. Tội nghiệp!
Khoảng một lúc sau thì bệnh nhân đã chuyển vào phòng mổ rồi, chị điều dưỡng mới nói cho mình biết anh bác sĩ trẻ kia đã cho người nhà 3 triệu để mổ. Chị ấy còn khoe:
- Đây nè, tiền của bác sĩ Nguyễn Tô Bảo Hoàng cho, gửi cho em giữ chút xíu đưa cho người nhà bệnh nhân. Chị ấy vừa nói vừa móc tiền ra khoe với mọi người.
Vào phòng mổ xem anh em mổ tới đâu rồi, mới biết đây là trường hợp rất nặng, viêm phúc mạc toàn thể, trong ổ bụng toàn phân, vỡ đại tràng do tắc ruột ung thư trực tràng. Nếu mà không mổ sớm chắc không qua khỏi vì nhiễm trùng nhiễm độc.
Vị bác sĩ trẻ cho tiền bệnh nhân đang phụ hai đàn anh mổ. Mổ xong, một bác sĩ đem khối bệnh phẩm cho người nhà xem, họ rất mừng vì có khả năng bệnh nhân được cứu sống và họ vừa thoát được một quyết định sai lầm.
Có vài người nói, anh bác sĩ trẻ đó giàu lắm nên mới có khả năng giúp bệnh nhân vậy. Còn mình suy nghĩ khác, mình nghĩ ấy là hành động tốt, không cần biết động cơ hay anh ấy có giàu hay không.
Thiếu gì người giàu, nhưng họ đâu có làm như vậy”.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Làm điều dưỡng viên nhận lương 25 - 55 triệu đồng/tháng
Thông tin trên vừa được Bộ LĐ-TB-XH và Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) công bố tại cuộc họp báo chiều nay, 9.1. Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á được Đức lựa chọn thí điểm chương trình đưa điều dưỡng viên Việt Nam sang học tập và làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người già ở nước này.
Điều dưỡng viên làm việc tại Đức sẽ có cơ hội nhận lương từ 25 - 55 triệu đồng/tháng - Ảnh: Ngọc Thắng
Theo thỏa thuận hợp tác, năm 2013, chương trình sẽ thí điểm tuyển chọn 100 điều dưỡng viên đã tốt nghiệp ĐH, CĐ điều dưỡng tại Việt Nam, đưa sang học chương trình chăm sóc người già 2 năm tại các cơ sở đào tạo của CHCB Đức để lấy chứng chỉ quốc gia về chăm sóc người già của nước này.
Trong 2 năm này, học viên được bố trí chỗ ở miễn phí và được hưởng mức học bổng 800 EUR/tháng (tương đương 22 triệu đồng Việt Nam) đối với năm thứ nhất và 900 EUR/tháng (tương đương 25 triệu đồng Việt Nam). Học viên phải đóng góp một số khoản bảo hiểm theo quy định của Đức, học bổng sau khi khấu trừ các khoản đóng góp còn 640 EUR/tháng trong năm đầu tiên và 700 EUR/tháng trong năm thứ 2.
Khi đã có chứng chỉ, các điều dưỡng viên được yêu cầu làm việc tại Đức trong 3 năm. Với mức lương như người lao động Đức, khoảng 1.800-2.000 EUR/tháng (tương đương 50-55 triệu Việt Nam đồng/tháng). Sau thời gian này, điều dưỡng viên có thể lựa chọn hoặc về nước hoặc tiếp tục ở lại làm việc tại các cơ sở chăm sóc người già.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, cho hay điều kiện tham gia chương trình, các bạn trẻ tuổi đời không quá 25 (sinh từ ngày 1.1.1988 trở về sau), tốt nghiệp CĐ, ĐH điều dưỡng, đủ sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài.
Ứng viên cần tìm hiểu thêm thông tin có thể liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại: 04.38249517 (số máy lẻ: 602 hoặc 309).
Theo TNO
Đến trường y "săn" bác sĩ giỏi Ngành y tế Đà Nẵng vừa đến tận Trường đại học (ĐH) Y dược TP.HCM "săn" tìm sinh viên y khoa giỏi và mời gọi bác sĩ trẻ về địa phương này làm việc. Ông Nguyễn Văn Chiến - phó giám đốc Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao TP Đà Nẵng - khẳng định UBND TP Đà Nẵng vừa...