Bác sĩ Trần Hữu Tước theo Bác Hồ về nước làm cách mạng
Bác sĩ Trần Hữu Tước, một trí thức yêu nước đã từ bỏ cuộc sống giàu sang bên Pháp, theo Bác về nước năm 1946, cống hiến cả cuộc đời cho các cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ vĩ đại của dân tộc.
Hồ Chủ tịch trò chuyện cùng GS. Trần Hữu Tước
Giáo sư Trần Hữu Tước sinh ngày 13/10/1913 trong một gia đình trung lưu tại làng Bạch Mai, xã Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.
Tốt nghiệp phổ thông trung học, anh được học bổng sang Pháp học. Tại Pháp, thi đỗ vào trường Đại học Y khoa Paris, bảo vệ luận án bác sĩ xuất sắc năm 1940, anh được giữ lại trường làm một bác sĩ Tai mũi họng giỏi có tín nhiệm cao ở Pháp.
Anh đã được mời hợp tác giảng dạy, điều trị tại nhiều bệnh viện tại Pháp, có thu nhập rất cao (trên 20.000 franc thời bấy giờ).
Ngày 31/5/1946, Hồ Chủ tịch đi cùng phái đoàn Việt Nam sang Pháp dự Hội nghị Phông-ten-nơ-blô, bắt đầu về nước ngày 18/9/1946.
Khi Bác từ Pháp về nước, bác sĩ Trần Hữu Tước đã cùng một số trí thức Việt kiều yêu nước như ông Phạm Quang Lễ (tức Trần Đại Nghĩa), Võ Quý Huân… nghe theo lời kêu gọi của Bác, tự nguyện từ bỏ cuộc sống giàu sang phú quí bên Pháp, theo Bác trở về quê hương Việt Nam.
Về Hà Nội, ông đã được mời giảng dạy và xây dựng ngành Tai mũi họng ở Trường Đại học Y Dược Việt Nam (nay là Trường đại học Y Hà Nội), là một trong những cán bộ giảng dạy giỏi đầu tiên của trường.
GS Hồ Đắc Di, nguyên Giám đốc trường Đại học Y – Dược thời ấy cho biết: Một buổi sáng tháng 11/1946, các thầy Tôn Thất Tùng, Hoàng Đình Cầu… và một số sinh viên trường chăm chú lắng nghe bài giảng của người thầy đầu tiên chuyên ngành tai mũi họng vừa từ Paris theo Bác Hồ về nước. Đây là lần đầu tiên một bài giảng được trình bày bằng tiếng Việt ở trường.
Từ ngày thành lập Trường Đại học Y – Dược năm 1902 cho đến Cách mạng tháng Tám, sinh ngữ bắt buộc để học ở trường là tiếng Pháp. Vì vậy dùng tiếng Việt để giảng dạy là một thành công lớn của bác sĩ Tước.
Trong bài giảng hôm đó, bác sĩ Trần Hữu Tước trình bày khái quát sự cần thiết phải học tập và phát triển chuyên khoa tai mũi họng rồi kể lại những ấn tượng sâu sắc trong những ngày gần Bác Hồ ở Paris, nhắc đến những lời Bác Hồ dạy: “Người thầy thuốc giỏi phải như một người mẹ hiền”.
Phó Giáo sư Phạm Kim thời kỳ ấy là một cán bộ quân đội ở Cục Quân y được cử sang học ở trường Đại học Y – Dược cho biết thêm: “Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, thầy đã làm việc trong đội điều trị của Trung đoàn Thủ đô suốt 60 ngày đêm, chiến đấu trong nội thành Hà Nội. Rút khỏi Hà Nội tháng 2/1947, thầy ra ngoài vùng tự do kháng chiến phục vụ khám chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân.
Khi trường Đại học Y chuyển lên Chiêm Hóa, thầy nhận nhiệm vụ đào tạo cán bộ chuyên khoa tai mũi họng cho trường. Tại đây thầy đã có công góp phần đào tạo nhiều cán bộ kế cận gồm các anh Đặng Hiếu Trưng, Lê Văn Lợi, Trần Ngọc Dũng và tôi”.
Thời gian này, thầy Tước bị những cơn đau đường ruột làm sức khỏe bị giảm sút rất nhanh. Năm 1946, khi theo Bác Hồ từ Pháp về nước, thầy cao 1,75m, nặng 75 kg, mà giờ chỉ còn 42 kg, sút đến trên 30kg.
Video đang HOT
Thuốc men quá thiếu thốn, cấp trên gợi ý sắp xếp một đường dây bí mật đưa thầy vào Hà Nội chữa bệnh một thời gian nhưng thầy kiên quyết từ chối và nói “Thà chết ngoài vùng tự do còn hơn sống trong vùng địch tạm chiếm!”.
Tuy nhiên thời gian sau, cuối năm 1951, Trung ương Đảng và Chính phủ đã bố trí gửi bác sĩ Trần Hữu Tước sang Trung Quốc khám bệnh và điều trị.
Sau thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ, tiếp quản Thủ đô tháng 10/1954, bác sĩ Trần Hữu Tước nhận quyết định về Bệnh viện Bạch Mai, được phân công xây dựng khoa tai mũi họng của bệnh viện.
Năm 1955, ôngTrần Hữu Tước là một trong 9 bác sĩ đầu tiên của nước ta được Chính phủ phong hàm Giáo sư cùng các ông Hồ Đắc Di, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Vũ Hỉ, Đặng Văn Ngữ, Trương Công Quyền, Hoàng Tích Trí, Tôn Thất Tùng.
Giáo sư Trần Hữu Tước đã có công đào tạo, bổ túc và xây dựng nhiều cán bộ tai mũi họng trên toàn quốc. Kể từ ngày đầu về nước cùng Bác Hồ bắt đầu giảng dạy ở Trường Y, Giáo sư Trần Hữu Tước đã đào tạo hơn 500 bác sĩ, y sĩ, chuyên khoa tai mũi họng. Sau đó, những học trò ưu tú của ông lại đào tạo thêm hàng ngàn thầy thuốc tai mũi họng cho các bệnh viện toàn quốc.
GS Trần Hữu Tước ngày nhận danh hiệu Anh hùng Lao Động năm 1966.
Năm 1956, GS. được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.
Năm 1969, GS. Trần Hữu Tước nhận quyết định làm Viện trưởng đầu tiên của Bệnh viện Tai mũi họng trung ương.
Ông đã được bầu làm đại biểu Quốc hội các khóa II, III và IV; Ủy viên oàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Tổng Hội Y học, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ tịch đầu tiên Hội Tai mũi họng Việt Nam.
Tháng 12 năm 1966, tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ 4, Giáo sư Trần Hữu Tước được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Vợ ông, bà Vũ Lục Vy,nguyên biên tập viên tiếng Pháp tại Ủy Ban Khoa học Xã hội Việt Nam cùng các con là bác sĩ Trần Tố Dung, Tiến sĩ Trần Võ Khôi cùng các cháu ông đều trưởng thành, thành đạt tốt.
Khi về nghỉ hưu ở 185 Bà Triệu, Hà Nội, GS. bác sĩ Trần Hữu Tước vẫn luôn tận tình giúp chữa bệnh cho bà con khu dân cư, cùng các con, cháu luôn đối xử tốt với nhân dân địa phương nên cả gia đình được mọi người rất quí mến, cảm phục.
Năm 1983, GS. Trần Hữu Tước được thưởng Huân chương ộc lập hạng nhất.
Cuối đời, Giáo sư đã lâm bệnh và tạ thế ngày 23/10/1983, thọ 70 tuổi.
Ngày 30/10/1996, Nhà nước đã truy tặng Giáo sư Trần Hữu Tước Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học – kỹ thuật đợt một.
Năm 2005, Ủy Ban nhân dân thành phố Hà Nội đã làm lễ đặt tên Trần Hữu Tước cho một đường phố ở phường Nam Đồng, quận Đống Đa.
Ngày 10/10/2013, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Giáo sư Trần Hữu Tước. Trong buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu:
“Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Giáo sư Trần Hữu Tước không chỉ thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của Đảng, Quốc hội, Nhà Nước và ngành Y tế Việt Nam đối với những cống hiến to lớn của Giáo sư mà có ý nghĩa nhắc nhở các thế hệ y, bác sĩ hôm nay hãy sống và làm việc theo tấm gương của Giáo sư Trần Hữu Tước, thực hiện tốt Chỉ thị 03 của Bộ Y tế về thực hiện quy tắc ứng sử nâng cao đạo đức nghề nghiệp”.
Trong giai đoạn toàn quân dân Việt Nam đang tích cực thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, những tấm gương sáng như gương Giáo sư bác sĩ Trần Hữu Tước xứng đáng là một bài học chung cho mỗi người chúng ta.
Hà Nội, tháng 8 năm 2014
Đại tá Đỗ Sâm
Theo Dantri
Triệu tấm lòng hướng về Làng Sen quê Bác
Dù giàu nghèo, dù khác họ tộc nhưng ngày 21/7 âm lịch hàng năm, người dân xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) đều cúng giỗ Bác Hồ. Đó là ngày cả lòng dân quê Bác tưởng nhớ người con vĩ đại của quê hương.
Ngày 21/7 (âm lịch) 45 năm trước, Bác Hồ trút hơi thở cuối cùng để về với thế giới người hiền. Kể từ ngày đau thương đó, cùng với người dân cả nước, dân nhân Kim Liên quê Bác để tang, thờ cúng Bác như những nguời thân trong nhà. Năm nay cũng vậy, dù bận bịu với công việc đồng áng nhưng người dân Kim Liên cũng gác hết công việc, bày biện mâm cỗ cúng giỗ Bác Hồ. Thu chớm sang, sen đã bắt đầu tàn thế nhưng trên mỗi bàn thờ trong từng nhà dân, những đóa sen thơm ngát, đẹp nhất được dâng lên cúng Bác.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương gửi lẵng hoa kính viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày giỗ thứ 45 của Người.
Mâm cỗ dâng lên Bác chẳng phải cao lương mỹ vị gì. Đó là mâm xôi từ những hạt nếp người dân vun trồng, đó là con gà trống do chính tay những người nông dân chăm bẵm, đó là những hoa thơm, quả ngọt trong vườn nhà và hơn hết là lòng thành kính, biết ơn vô hạn của người dân Kim Liên đối với người cha già của dân tộc.
Sáng nay 16/8 (tức ngày 21/7 âm lịch), mùi hương thơm lan tỏa từng nhà. Không gian trở nên trầm mặc, thành kính. Mỗi người dân Làng Sen nói riêng, nhân dân Kim Liên và cả quê hương xứ Nghệ đều hướng về căn nhà đơn sơ - nơi Bác Hồ đã trải qua những ngày thơ ấu.
Chị Lưu Thị Huệ (xã Kim Liên) cho biết: "Hầu hết các gia đình ở Kim Liên đều lập bàn thờ hương khói Bác Hồ, gia đình tôi cũng vây. Ngày lễ, Tết, rằm, mùng 1 hay như ngày giỗ hôm nay chúng tôi đều thắp hương tưởng nhớ Bác Hồ, bày tỏ tấm lòng tri ân của người dân quê hương Làng Sen đối với công lao trời biển của Người".
Hàng nghìn người dân đã tới Khu di tích Kim Liên trong ngày giỗ thứ 45 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong cái nắng vàng như mật ong của ngày chớm thu, hàng nghìn bước chân từ mọi miền đất nước cũng tụ hội về đây để dâng lên Người lòng thành kính và biết ơn sâu sắc nhất. Từ mảnh đất Cao Bằng xa xôi, ông Lý Minh Sơn cùng gia đình hành hương về Làng Sen nhân ngày giỗ Bác. Trong niềm xúc động, ông Sơn tâm sự: "Cao Bằng quê hương tôi là nơi vinh dự đón Bác Hồ về nước sau 30 năm bôn ba tìm con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Hôm nay, kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ đi xa, tôi dẫn các con, cháu của mình về đây để tưởng nhớ Người. Hành trình Cao Bằng - Nghệ An không phải là gần nhưng với chúng tôi, đó là cuộc hành hương về với cội nguồn, về với mảnh đất sinh ra người con vĩ đại Hồ Chí Minh của dân tộc".
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ.
Từ Bắc Ninh, đại gia đình chị Dương Thị Tuyết thuê một chuyến xe, xuất phát từ TP Bắc Ninh lúc 9h tối qua để kịp sáng nay dâng hương, dâng hoa nhân ngày giỗ Bác. "Xúc động lắm. Tôi không ngờ nơi Bác Hồ sinh ra và lớn lên lại đơn sơ như thế này. Đến đây, lại đúng vào ngày giỗ Bác, chứng kiến tình cảm của người dân cả nước, người dân Làng Sen dành cho Bác Hồ thấy xúc động vô cùng và thêm kính yêu Người hơn".
Cán bộ BQL Khu di tích Kim Liên dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ.
Cũng trong sáng ngày hôm nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An, UBND huyện Nam Đàn và xã Kim Liên cùng dòng họ Nguyễn Sinh, dòng họ Hoàng Xuân đã long trọng tổ chức lễ giỗ lần thứ 45 của Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách thành kính và trang nghiêm nhất. Càng về trưa, cái nắng càng trở nên gay gắt hơn. Giữa khói hương trầm mặc, đoàn người vẫn kiên nhẫn nhích từng bước vào gian thờ chính để dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Bác Hồ. Căn nhà thờ dường như quá nhỏ so với tình yêu, lòng thành kính và biết ơn vô hạn của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Du khách về Làng Sen trong ngày giỗ Bác với bức tượng Bác Hồ và cành huệ trắng.
Dắt đứa con nhỏ, len qua dòng người vào nhà thờ viếng Bác, anh Vương Đình Lập (Tp Vinh, Nghệ An) cho biết: "Vào ngày giỗ Bác, gia đình tôi không thắp hương ở nhà nhưng hàng năm tôi vẫn dẫn cháu lên đây để thắp hương, tưởng nhớ Bác Hồ. Các cháu còn nhỏ, chỉ biết Bác Hồ qua những thước phim tư liệu, qua những câu chuyện kể. Nhưng về đây, chứng kiến tình cảm, lòng thành kính của mọi người dân dành cho Bác Hồ, hi vọng cháu sẽ chăm ngoan hơn, học giỏi hơn như mong ước của Bác đối với thế hệ tương lai của đất nước".
Hàng nghìn người dân thắp hương tưởng nhớ Bác Hồ tại Khu di tích Kim Liên.
Trong khuôn viên Khu di tích Làng Sen, hoa nhài, hoa ban nở trắng. Nắng tỏa rực rỡ, xiên qua những tán lá xanh. Từng đoàn người vẫn kiên nhẫn tiến từng bước, trên tay nâng niu cành huệ trắng, bó sen hồng, với lòng tiếc thương và biết ơn vô hạn dâng lên vị Cha già dân tộc trong ngày Người đi xa.
Hoàng Lam
Theo Dantri
"Đoàn quân Việt Nam đi" xuất sắc đạt huy chương vàng Với nhiều tiết mục được dàn dựng ý nghĩa và đặc sắc trong chương trình nghệ thuật "Đoàn quân Việt Nam đi", đoàn văn công Quân khu 2 đã giành huy chương vàng tại hội diễn được công bố tại lễ bế mạc vào tối qua (15/8) ở nhà hát Quân đội phía Nam, TPHCM. Ngoài ra, 6 chương trình/vở diễn của các...