Bác sĩ Tiin: Nước bọt nhiều trong miệng sau khi thức dậy, nên nhổ đi hay nuốt vào bụng?
Thông thường khi ngủ dậy, khoang miệng của mọi người thường khô, hơi thở có mùi do nước bọt bài tiết ít, có xác các loại vi khuẩn trong khoang miệng, thức ăn dính ở kẽ răng lên men…
Câu hỏi: Thưa bác sĩ, năm nay cháu 25 tuổi, vào mỗi buổi sáng thức dậy cháu thấy trong miệng mình có rất nhiều nước bọt. Cháu muốn hỏi bác sĩ rằng nước bọt đó cháu nên nhổ đi hay nuốt vào trong bụng? Nếu nuốt vào bụng thì có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Và việc cơ thể tiết nhiều nước bọt vào buổi đêm có phải là do cháu bị bệnh gì hay không? Mong bác sĩ tư vấn. Cháu xin chân thành cảm ơn.
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ Tiin trả lời:
Nước bọt do tuyến nước bọt bài tiết ra, là hoạt động tự nhiên. Bình thường nước bọt lúc nào cũng có trong khoang miệng, giúp làm ẩm ướt khoang miệng, bôi trơn lưỡi, khoang miệng, vệ sinh răng miệng. Khi có thức ăn giúp nhào trộn, tiêu hóa thức ăn.
Các kích thích gây tăng bài tiết nước bọt là nhai, ngửi hoặc nếm thức ăn (phản xạ không điều kiện). Bài tiết nước bọt cũng tăng lên khi ta nghĩ đến một món ăn nào đó (phản xạ có điều kiện). Bài tiết nước bọt giảm khi ngủ, mệt mỏi, sợ hãi hoặc bị mất nước. Vì thế, khi ta thức hoặc khi ăn nước bọt sẽ bài tiết nhiều hơn khi ta ngủ.
Phản xạ nuốt nước bọt cũng là phản xạ tự nhiên, ta chỉ ‘cảm thấy có nhiều nước bọt’ khi nước bọt được bài tiết nhiều hoặc khi hoạt động nuốt bị cản trở, nhất là trong trường hợp bị viêm hầu, họng nuốt gây đau khiến ta sợ hãi nuốt mới gây ứ đọng nước bọt trong khoang miệng.
Video đang HOT
Thông thường khi ngủ dậy, khoang miệng thường khô, hơi thở có mùi do nước bọt bài tiết ít, có xác các loại vi khuẩn trong khoang miệng, thức ăn dính ở kẽ răng lên men… Nếu bạn thấy có nhiều nước bọt có thể do phản xạ nuốt của bạn có vấn đề. Bình thường nước bọt khi bài tiết ra đều được nuốt xuống dạ dày. Vì thế, bạn có thể nuốt hay nhổ ra cũng được. Nuốt cũng không ảnh hưởng gì.
Kiểm tra lại xem bạn có viêm họng, amidan, độ khép kín của môi… có vấn đề gì không mới có nhiều nước bọt trong khoang miệng. Nếu chỉ vừa phải, không ảnh hưởng gì đến vệ sinh (nước bọt ra quá nhiều chảy ra ga, gối) bạn cũng không phải lo lắng gì nhé.
Trong trường hợp có ‘vấn đề’ bạn có thể đến chuyên khoa răng hàm mặt khám xem nhé. Hy vọng bạn không có vấn đề gì.
Theo baodatviet
Mắc ung thư vì thứ triệu người mê
Mới đây, ông H.V.L. (Hà Nội) phải cắt đi nửa xương hàm mặt vì ung thư vùng khoang miệng và hàm mặt. Thủ phạm chính là bao thuốc lá hàng ngày ông vẫn hút.
Ông H. V. L. vào Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba, Hà Nội, khám trong tình trạng đau răng, ra máu, có vết loét ở răng hàm mãi không khỏi.
Trước đó, ông L. đã bị đau răng, mỗi khi đánh răng ra máu nhưng gia đình nghĩ ông bị sâu răng, nhiệt miệng nên chỉ mua thuốc về uống, súc miệng. Tình trạng trên không đỡ dù ông đã uống thuốc cả tháng ròng rã.
Ông L. vào bệnh viện khám, sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư khoang miệng giai đoạn 2 khiến bản thân ông và gia đình rất bất ngờ.
Tìm kiếm các nguyên nhân, ông L. thừa nhận đã hút thuốc lá hơn 30 năm nay và mỗi ngày hút nửa bao thuốc. Ông biết thói quen này không tốt cho sức khỏe nhưng khi chưa thấy bệnh thì ông chưa sợ. Chỉ đến khi nghe bác sĩ tư vấn bệnh ung thư ông mới ân hận vì trót nghiện thuốc lá khiến vợ con lo lắng, thân mang bệnh nặng.
Ông L. ung thư miệng vì hút thuốc lá nhiều năm.
BSCKI Nguyễn Thanh Thái, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình hàm mặt, BV Việt Nam - Cu Ba cho biết khi ông L. vào khám, bác sĩ kiểm tra cho bệnh nhân thì toàn bộ vùng niêm mạc sau răng số 8 hàm trên đỏ rực do khối u bị loét và xâm lấn ra xung quanh. Bệnh nhân lúc nào cũng cảm giác bỏng rát ở vùng tổn thương.
Bác sĩ Thái cho biết đã tiến hành phẫu thuật cắt vùng tổn thương để tránh ung thư xâm lấn rộng. Tuy nhiên, khi bác sĩ mở cắt u, bên trong xoang chứa rất nhiều mủ. Bệnh nhân bị cắt bán phần xương hàm trên, bao gồm 6 răng hàm. Đồng thời, bác sĩ nạo vét hết u xung quanh vùng hàm ếch.
Bác sĩ Thái cho rằng đến khi bệnh nhân phải hồi phục bác sĩ mới có thể tiến hành tạo hình và trồng răng giả cho người bệnh.
Nguyên nhân của ung thư khoang miệng
Ung thư khoang miệng là bệnh ung thư vùng hàm mặt phổ biến ở nước ta. Trong điều kiện nước ta có tỷ lệ hút thuốc lá cao có tới hơn 16 triệu người trưởng thành hút thuốc lá nguy cơ gia tăng bệnh ung thư vùng khoang miệng càng lớn.
Bác sĩ Thái chỉ ra các nguyên nhân gây ung thư khoang miệng được chỉ ra đó là hút thuốc lá và uống rượu mạnh.
Hút thuốc lá chiếm tới 75% các ca bệnh bị ung thư vùng khoang miệng như lưỡi, sàn miệng, khoang miệng,...
Không chỉ hút thuốc lá chủ động mà hút thuốc lá bị động cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư khoang miệng hơn. Ngoài thuốc lá, uống rượu những người ăn trầu và lười vệ sinh vùng khoang miệng thì cũng tăng nguy cơ mắc ung thư vùng khoang miệng hơn.
Bác sĩ Thái nhấn mạnh nếu ung thư vùng khoang miệng biết sớm thì cơ hội điều trị cho bệnh nhân tốt hơn. Bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, tại nước ta bệnh ung thư khoang miệng vẫn ít người phát hiện ở giai đoạn sớm. Đa số người bệnh đều đi khám khi bệnh đã xâm lấn rộng. Nhiều người nhầm ung thư khoang miệng với nhiệt miệng, mụn cóc trong miệng.Các dấu hiệu cảnh báo ung thư vùng khoang miệng:
Đau lưỡi, khó nhai: Ngoài ra, hiện tượng đau lưỡi, hàm răng yếu và khó nhai thức ăn cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư này, các nha sĩ cảnh báo.
Ra máu bất thường trong khoang miệng: Việc ra máu có thể diễn ra tự nhiên, sau va chạm nhẹ, sau ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.
Vết loét hoặc vết chồi lâu lành: Những vết loét trên khoang miệng lâu lành trên một tháng, xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng. Những vết loét này thường không đau, đụng nhẹ vào thấy hơi sượng cứng hoặc mất đi độ mềm mại. Đau thường xảy ra ở giai đoạn trễ hơn.
Nổi cục hạch vùng cổ không đau: Bệnh nhân phát hiện nổi u hạch ở vị trí thường gặp nhất như vùng dưới xương hàm và vùng dưới cằm. Đây chính là một dấu hiệu sờ thấy của căn bệnh ung thư khoang miệng.
Theo infonet
Thói quen mà ai cũng dễ mắc phải khi ăn chẳng ngờ lại tiềm ẩn hàng loạt vấn đề sức khỏe Nếu biết thói quen này gây ra những hậu quả tồi tệ đến mức nào thì chắc chắn bạn sẽ không dám lặp lại thêm một lần nào nữa. Trong những bữa ăn hàng ngày, nếu bạn thường có thói quen ăn nhanh thì nó không phải là một điều tốt chút nào. Trên thực tế, việc ăn quá nhanh trong suốt một...