Bác sĩ Tiin: Chàng trai 17 tuổi gặp rắc rối ở bao quy đầu và cách xử lý
Khi ‘cậu nhỏ’ cương lên nhưng bao quy đầu không tụt xuống được, quy đầu không bộc lộ hết có thể gặp trong trường hợp bao quy đầu bị hẹp hoặc quá dài.
Câu hỏi: Cháu chào bác sĩ. Năm nay cháu 17 tuổi. Dương vật của cháu khi chưa cương có thể tụt được bao quy đầu, tuy nhiên khi cương thì lại không tụt được nữa, vậy cháu phải làm gì ạ? Mong bác sĩ tư vấn.
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ Tiin trả lời:
Bạn 17 tuổi, cơ quan sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Bình thường đầu ‘cậu nhỏ’ được bao phủ bởi một lớp da mỏng, gọi là bao quy đầu.
Khi ‘cậu nhỏ’ ở tư thế nghỉ, bao quy đầu trùm hết quy đầu, có tác dụng bảo vệ quy đầu; khi ‘cậu nhỏ’ cương lên, bao quy đầu sẽ tụt xuống tận ‘cổ rùa’, bộc lộ quy đầu, đấy là bình thường.
Video đang HOT
Khi ‘cậu nhỏ’ cương lên nhưng bao quy đầu không tụt xuống được, quy đầu không bộc lộ hết có thể gặp trong trường hợp bao quy đầu bị hẹp hoặc quá dài.
Hai vấn đề này cần có can thiệp để giải phóng chỗ hẹp hoặc cắt bớt da quy đầu cho phù hợp nhất, có như vậy quy đầu mới được giải phóng, thuận lợi làm vệ sinh, không bị đọng chất cặn, bẩn, hạn chế viêm nhiễm cơ quan sinh dục.
Vấn đề của em xử lý rất đơn giản, em đến bệnh viện nào có khoa ngoại, bác sĩ sẽ khám, chẩn đoán và xử lý cho em. Sau can thiệp em sẽ được uống kháng sinh, hướng dẫn vệ sinh chỗ chích (hoặc cắt da), sau 5-7 ngày vết thương sẽ lành. Đi sớm đi nhé, để lâu cũng không tốt cho em.
Mọi thắc mắc về sức khỏe giới tính, bạn vui lòng gửi câu hỏi trực tiếp Tại đây hoặc gửi đến hòm thư bandoc@tiin.vn. Câu hỏi của bạn sẽ được bác sĩ Tiin Hoàng Thúy Hải giải đáp vào thứ 3 và thứ 6 hàng tuần. (Nhớ là gửi thư bằng tiếng Việt có dấu bạn nhé!).
Người đàn ông sợ hãi khi "cậu nhỏ" bị hoại tử vì một hành động sai lầm khi "yêu"
Một người đàn ông đã tới viện sau khi "cậu nhỏ" dần chuyển sang màu đen sau khi làm "chuyện ấy".
Người đàn ông 43 tuổi (giấu tên) đến từ Arizona, Mỹ đã tới bệnh viện sau 5 ngày chịu đau đớn ở "cậu nhỏ" và chỉ đi khám khi thấy nó dần chuyển sang màu đen. Các bác sĩ không tiết lộ chi tiết về chấn thương của người đàn ông xảy ra như thế nào nhưng nguyên nhân được xác định là do bị cắn vào đầu "cậu nhỏ" khi quan hệ.
Các bác sĩ tại Bệnh viện thuộc Đại học Y khoa Arizona ở Phoenix đã ghi nhận có 3cm mô đen ở đầu dương vật của người đàn ông, không có mủ trong vết thương. Phần đầu "cậu nhỏ" đã bị hoại tử, có nghĩa là các tế bào và mô đã chết. Điều này thường xảy ra do nhiễm trùng hoặc chấn thương, chẳng hạn như vết cắn.
"Cậu nhỏ" của người đàn ông đã bị cắn trong khi quan hệ. (Ảnh minh họa)
Trường hợp của nam bệnh nhân đã được công bố trên Tạp chí Trực quan về Y học Cấp cứu. Bác sĩ Marc Zosky, tác giả của báo cáo, tiết lộ người đàn ông đã được bác sĩ cho dùng kháng sinh - nhưng không xác nhận liệu anh ta có bị nhiễm trùng hay không.
Nam bệnh nhân cũng không cần bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, và bệnh nhân đã "giải quyết hoàn toàn" vết thương của mình tại một cuộc hẹn theo dõi một tháng sau đó.
Bác sĩ Zosky viết: "Bệnh nhân bị cắn vào dương vật thường không tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức cho tới khi quá trình bệnh tiến triển nặng hơn. Lúc này vết thương có thể đã bị loét, nhiễm trùng da và cần phải được chăm sóc y tế cẩn thận. Trong những trường hợp hiếm hoi, vết cắn có thể dẫn đến nhiễm trùng đe dọa tính mạng như hoại tử Fournier cần điều trị phẫu thuật khẩn cấp."
Đây không phải trường hợp duy nhất bị cắn vào "cậu nhỏ" dẫn tới tổn thương. Một người đàn ông 31 tuổi ở Trung Quốc đã bị vợ cắn đứt một phần "cậu nhỏ" trong khi ngủ sau khi phát hiện anh ta ngoại tình. Nhưng may mắn khi đã mau chóng tới bệnh viện nên được điều trị kịp thời và nối lại "cậu nhỏ".
Một phần của "cậu nhỏ" đã bị hoại tử. (Ảnh minh họa)
"Cậu nhỏ" bị trầy xước, khi nào nguy hiểm?
Quy đầu và bao quy đầu là vùng vốn rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. Việc trầy xước "cậu nhỏ" khi quan hệ thường gặp trong những trường hợp phổ biến như sau: Làm "chuyện ấy" hoặc "tự xử" mạnh quá mức cần thiết; Sử dụng "đồ chơi" dụng cụ hỗ trợ tình dục không phù hợp; "Cô bé" quá khô hạn; "Yêu" bằng đường miệng, thường là do tiếp xúc với răng của "người ấy"; "Cậu nhỏ" đang bị viêm nhiễm nên dễ trầy xước khi "lâm trận".
Đa số trường hợp "cậu nhỏ" bị trầy xước đều không cần điều trị, vết trầy sẽ tự lành. Tùy vào độ sâu và rộng của vết trầy mà thời gian liền sẹo nhanh hay chậm. Vùng quy đầu là phần tiếp nối giữa da và niêm nên có thời gian hồi phục chậm hơn so với da (giống như vùng môi).
Tuy nhiên, nếu bạn thấy "cậu nhỏ" bị vết xước quá sâu, bờ nham nhở hoặc xuất hiện các vấn đề như tấy đỏ, sưng to, nóng rát, ngứa, nặng hơn là xuất hiện lở loét, có mủ, mùi hôi, đó là dấu hiệu cho thấy bạn bị viêm nhiễm quy đầu. Lúc này, bạn nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Hoàng Dương (Dịch từ The Sun)
Theo khampha
Ho mãi không khỏi, bác sĩ thông báo chỉ còn sống vài tháng vì mắc 3 ung thư cùng lúc Bà mẹ trẻ bị ho nhiều ngày, uống kháng sinh cũng không đỡ. Khi đi kiểm tra, bác sĩ thông báo cô bị ung thư thứ phát, đã lan vào gan, phổi và xương. Vicki Marshall, 33 tuổi sống tại Anh hiện là mẹ của 2 cậu con trai kháu khỉnh 8 tuổi và 5 tuổi. Cách đây 2 năm, cô từng được...