Bác sĩ tiên phong trong ứng dụng kỹ thuật ít xâm lấn
Nhắc đến bác sĩ Nguyễn Quang Thái Dương, những người có dịp tiếp xúc và làm việc với ông luôn ấn tượng với hình ảnh của một người bác sĩ luôn tâm huyết với việc nghiên cứu, áp dụng những kỹ thuật ít xâm lấn nhằm đem lại hiệu quả chẩn đoán và điều trị cao cho người bệnh.
Ông còn là người thầy tận tâm, nhiệt huyết vì sự nghiệp đào tạo y khoa với tâm niệm “Mỗi giờ giảng là mỗi giờ mình hoàn thiện bản thân và truyền ngọn lửa tri thức cho thế hệ kế tiếp”. Bác sĩ Thái Dương hiện là giảng viên Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh Đại học Y Dược (ĐHYD) TP Hồ Chí Minh, Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Trưởng Đơn vị Can thiệp mạch tạng Bệnh viện ĐHYD TP Hồ Chí Minh.
Cái “duyên” với chẩn đoán hình ảnh
Chính niềm đam mê nghề nghiệp và quan niệm lấy người bệnh làm trung tâm đã là ngọn đèn dẫn lối, giúp bác sĩ Nguyễn Quang Thái Dương vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để gắn bó và dành trọn nhiệt huyết cho nghề y. Tâm sự về lý do gắn bố với nghề hơn 20 năm qua, bác sĩ Thái Dương cho rằng, xuất phát từ chữ “duyên” khi ông biết đến lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh và hiểu được tầm quan trọng của lĩnh vực này trong sự phát triển của y học hiện đại. Chẩn đoán hình ảnh có thể được ví như “mắt thần”, nhìn xuyên thấu và biết chính xác điều gì đang xảy ra trong cơ thể của người bệnh. Chính vì vậy, ngay sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Bác sĩ đa khoa tại ĐHYD TP Hồ Chí Minh năm 1998, ông quyết định du học tại Hoa Kỳ chuyên ngành Siêu âm chẩn đoán. Càng học càng thấy thú vị, cái “duyên” của ông với ngành chẩn đoán hình ảnh lại được nối dài khi vào năm 2000, ông tiếp tục theo học chứng chỉ hành nghề ARDMS tại Hoa Kỳ về chuyên ngành siêu âm tổng quát, siêu âm sản – phụ khoa, siêu âm tim, siêu âm mạch máu… và hoàn tất chứng chỉ này vào năm 2002.
Bác sĩ Nguyễn Quang Thái Dương.
Niềm đam mê chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh ngày càng lớn khi trên con đường học tập, bác sĩ Thái Dương luôn được những người thầy nhận ra được khả năng và động viên ông theo đuổi chuyên sâu lĩnh vực này. Ông chia sẻ: “Việc được huấn luyện thực tế và trải nghiệm lâm sàng cho phép tôi ứng dụng ngay những điều bản thân được học vào công việc hằng ngày. Nhìn thấy hiệu quả điều trị cho người bệnh, niềm đam mê chẩn đoán hình ảnh trong tôi ngày càng lớn dần…”
Tiên phong ứng dụng những kỹ thuật ít xâm lấn
Bác sĩ Nguyễn Quang Thái Dương là một trong những người tiên phong ứng dụng những kỹ thuật ít xâm lấn. Còn nhớ, tháng 3-2003, khi trở về nước và làm việc tại Bệnh viện ĐHYD TP Hồ Chí Minh với nền tảng sẵn có về hình ảnh học cùng mong muốn làm việc trực tiếp với người bệnh, ông chú tâm tìm hiểu và tiên phong ứng dụng các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị ít xâm lấn nhưng mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu các biến chứng. Được sự ủng hộ của nhiều thế hệ lãnh đạo Bệnh viện ĐHYD TP Hồ Chí Minh, ông tham gia nhiều khóa học tại nước ngoài như: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan… Việc học tập và làm việc cùng nhiều chuyên gia quốc tế đã giúp ông nhận ra đây là chuyên ngành đòi hỏi người thầy thuốc cần có kiến thức hình ảnh chuẩn, kỹ năng can thiệp tối thiểu tốt, thấu hiểu người bệnh và bệnh lý đi kèm. Vì vậy, ông liên tục trau dồi kiến thức để ứng dụng các kỹ thuật ít xâm lấn trong chẩn đoán và điều trị u lành và u ác (ở gan, thận, vú, giáp, tuyến tiền liệt, tử cung…), các bất thường về mạch máu, các chấn thương hoặc chảy máu do bệnh lý như chấn thương thận, xuất huyết tiêu hóa…
Tại Bệnh viện ĐHYD TP Hồ Chí Minh, bác sĩ Thái Dương đã thực hiện thành công hơn 2000 ca hủy u gan bằng sóng cao tần và hơn 6000 ca can thiệp thuyên tắc mạch u gan (TACE/ TOCE). Việc điều trị bằng các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu đã hạn chế tối đa tai biến, biến chứng, giúp kéo dài sự sống cho người bệnh. Ông cùng các cộng sự còn rất tâm huyết trong việc đưa vào hoạt động Đơn vị can thiệp mạch tạng và Phòng khám Hình ảnh học can thiệp tại Bệnh viện ĐHYD TP Hồ Chí Minh. Đây là các đơn vị đầu tiên trên cả nước được thành lập với mong muốn lấy người bệnh làm trung tâm, chuyên nghiệp hóa các kỹ thuật can thiệp ít xâm lấn trong chẩn đoán và điều trị. Tại đây, các bác sĩ không chỉ giỏi về chuyên môn chẩn đoán hình ảnh mà còn phải có khả năng khám bệnh lâm sàng để hiểu tường tận về bệnh lý mà người bệnh gặp phải. Bác sĩ Thái Dương quan niệm rằng, thành công không thể từ một cá nhân mà là từ một tập thể giàu kiến thức, đoàn kết và có giá trị văn hóa riêng của đơn vị. Mục đích cuối cùng là mang lại hiệu quả điều trị, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Quang Thái Dương thực hiện thủ thuật điều trị ung thư gan cho người bệnh.
Bên cạnh làm việc tại Bệnh viện ĐHYD TP Hồ Chí Minh, bác sĩ Nguyễn Quang Thái Dương còn tham gia công tác đào tạo chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh tại ĐHYD TP Hồ Chí Minh. “Mỗi bài giảng là mỗi giờ tôi hoàn thiện bản thân qua việc đúc kết kinh nghiệm thực tế và học hỏi không ngừng. Việc truyền đạt kiến thức cho các thế hệ sau cũng là động lực khiến tôi đam mê với nghề hơn” – ông bày tỏ.
Để giúp học viên, sinh viên lĩnh hội kiến thức tốt nhất, ngoài việc tiếp xúc với học viên trên lớp, các video bài giảng về siêu âm của ông do học viên ghi lại luôn có lượt truy cập lớn cùng nhiều bình luận tích cực. Đây là sự phản hồi chân thật, là nguồn động viên để ông tâm huyết hơn, hoàn thiện hơn công tác đào tạo y khoa của mình. Ông tâm niệm rằng, hạnh phúc là khi có đam mê dẫn đường, có sức khỏe để tiếp tục thực hiện công việc hàng ngày, cống hiến hết mình vì người bệnh… Với những cống hiến không ngừng nghỉ của mình, năm 2019, ông vinh dự được Bộ Y tế tặng bằng khen vì đã có nhiều thành tích, đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị.
Bài và ảnh: HÙNG KHOA – NAM PHƯƠNG
Theoo qdnd.vn
Video đang HOT
Những 'đại kỵ' khi uống nước cam không phải ai cũng biết
Nước cam tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng uống được nước cam và uống vào giờ nào cũng tốt.
Ảnh minh họa: Internet
Theo Y học hiện đại, trong nước cam có nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin C , vitamin B9 (acid folic) rất có lợi trong việc phục hồi sức khỏe cho người bị bệnh. Ngoài ra, cam còn có lợi trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch, bệnh mỡ máu cao, chống lão hóa và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Dù nước cam ngon và tốt như thế nhưng việc quá lạm dụng hay ăn uống không đúng cách, không đúng thời điểm sẽ gây hại cho sức khỏe.
Tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp
Do tính axit đặc thù có trong nước cam, nên khi nạp quá nhiều nước cam sẽ khiến men răng bị ảnh hưởng, gây ê buốt về lâu dài. Lượng đường có trong nước cam cũng có thể gây ra đái tháo đường, dù hàm lượng đường trong cam khá thấp. Đặc biệt khi cam chua và nhiều người kết hợp thêm đường sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, đau khớp.
Giảm tác dụng của thuốc
Khi uống nước cam cùng thuốc sẽ làm hỏng cấu trúc hóa học của các thuốc khiến tác dụng của thuốc bị giảm. Khi dùng thuốc và uống nước cam sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài. Bởi nước cam có thể ảnh hưởng tới việc hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột.
Ảnh minh họa: Internet
Dẫn đến loét dạ dày
Cứ nghĩ nước cam là tốt, nhiều người vẫn uống vô tội vạ, bất chấp thời gian. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày. Nhất là khi bụng đói, thời gian này bạn uống nước cam sẽ dễ làm cho dạ dày bị tổn thương. Chất axit có trong nước cam làm bào mòn dạ dày, tạo nên vết loét.
Gây sỏi thận
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong cam có hàm lượng vitamin C cao. Khi ta đưa một lượng lớn Vitamin C vào cơ thể, nó sẽ được chuyển hóa thành dạng Oxalat, mà oxalat chính là nguyên nhân gây ra sỏi.
Không nên uống nước cam buổi sáng khi vừa ngủ dậy
Không nên uống nước cam khi bụng rỗng và uống ngay sau khi ăn xong để tránh gây tổn thương dạ dày. Uống ngay sau khi ăn thì có thể gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng do trong cam có rất nhiều đường, sẽ ức chế quá trình tiêu hóa của thực phẩm.
Buổi sáng khi bụng còn rỗng, hệ tiêu hóa chuẩn bị để chào đón đợt thức ăn đầu tiên. Tuy nhiên, một thực phẩm giàu axit như cam đi vào sẽ kết hợp với lượng aixt trong dạ dày gây nên những cơn đau dạ dày, nếu duy trì thường xuyên còn có thể bị viêm loét dạ dày cấp.
Không chỉ thế, cam là một loại thực phẩm chứa nhiều đường nên khi đi vào cơ thể, nó gây ra tình trạng thừa đường. Lượng đường dư thừa này sẽ chuyển hết vào gan khiến gan bị tổn thương và dễ bị gan nhiễm mỡ.
Ảnh minh họa: Internet
Vừa uống sữa xong
Protein trong sữa sẽ xảy ra phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam tạo thành một hợp chất ức chế thức ăn tiêu hóa. Vì vậy, sau khi uống sữa xong mà ăn cam hoặc uống nước cam thì rất dễ bị chướng bụng, tiêu chảy... Nếu muốn dùng thì nên dùng cách nhau ít nhất 1 tiếng.
Đang ăn củ cải
Nếu đang ăn củ cải thì không nên dùng nước cam hoặc ăn cam. Bởi, hai loại thực phẩm này khi kết hợp với nhau sẽ sản sinh ra chất sulfate. Chất này khi được chuyển hóa sẽ hình thành thioxianic axit. Đây là một chất chống tuyến giáp.
Bên cạnh đó, nếu ăn cam khi đang ăn củ cải thì còn khiến chất flavonoid trong cam bị phân hủy và biến đổi thành axit hydroxy và acid ferulic. Hai chất này có hả năng kích thích thioxianic axit hoạt động mạnh mẽ, gây hại cho tuyến giáp. Nếu duy trì thường xuyên mọi người có thể bị bệnh tuyến giáp, bướu cổ.
Ảnh minh họa: Internet
Trước khi đánh răng
Trong cam có chứa hàm lượng lớn các loại axit. Nếu chúng ta uống hoặc ăn cam trước rồi mới đánh răng thì sẽ khiến men răng bị tổn thương. Vì vậy, sau khi ăn cam mọi người có thể súc miệng để loại trừ mảng bám trên răng, bảo vệ men răng.
Không nên uống nước cam vào buổi tối trước khi ngủ
Cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu nên nếu dùng vào buổi đêm thì hay bị đi tiểu đêm. Bên cạnh đó, sử dụng cam vào buổi tối trước khi ngủ còn khiến nước bọt tiết nhiều. Đồng thời, axit trong cam sẽ tấn công men răng và dạ dày.
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên uống nước cam. Bởi trong nước cam chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.
Ảnh minh họa: Internet
Người có bệnh tiêu hóa
Nếu uống nước cam quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Người đang đói
Nước cam chứa nhiều axit nên tuyệt đối không uống vào lúc đói, sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
Người vừa phẫu thuật
Trong nước cam phần lớn chứa axit citric tương đối cao, và tồn tại dưới dạng muối natri citrat đây là chất thường dùng để chống đông máu vì thế chất này sẽ tạo phức với ion Ca làm cản trở quá trình thrombin và prothrombinase đây là những yếu tố quan trọng tham gia quá trình đông máu.
Do vậy, những người sau phẫu thuật về dạ dày, ruột.. ( đường tiêu hóa) có các vết mổ chưa hồi phục hay các vết thương có thể bị viêm loét nguy cơ bị xuất huyết nên các bạn hãy thận trọng ăn cam quýt để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ vết thương.
Ảnh minh họa: Internet
Người bị thận, bị bệnh đường tiêu hóa và bệnh phổi
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ăn ba cam mỗi ngày là đủ để đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày. Ăn quá nhiều cam có thể sẽ dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều vitamin C và tăng acid oxalic chuyển hóa trong cơ thể, điều này sẽ dẫn đến sỏi tiết niệu và sỏi thận. Hơn nữa, ăn quá nhiều cam cũng có hại cho răng và miệng.
Cuối cùng nhưng không phải là ít, đó là những người già không nên ăn quá nhiều cam, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh thận, đường tiêu hóa và các bệnh phổi. Nếu không, nó sẽ dễ dàng dẫn đến đau bụng, đau ngang thắt lưng, đau lưng, và các triệu chứng khác.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Xoa dịu nỗi đau cho bệnh nhân ung thư Nhiều lần hẹn, tôi mới gặp được ThS-bác sĩ CKII.Lê Đức Nhân, Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, bởi ông luôn bận rộn với các ca phẫu thuật, hội chẩn chuyên môn để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân ung thư. Bác sĩ Lê Đức Nhân (giữa) thực hiện phẫu thuật cho một bệnh...