Bác sĩ tiêm cồn vào khối u bệnh nhân để điều trị
Tiêm cồn Ethanol qua da làm khối u nang xẹp dần và tự tiêu trong 2-3 lần hút dịch.
6 năm trước nam bệnh nhân ở Điện Biên phát hiện vùng cổ của mình to lên bất thường. Anh khám ở bệnh viện tỉnh, bác sĩ chẩn đoán mắc bướu cổ, uống thuốc điều trị tại nhà. Bệnh không đỡ, vùng cổ ngày càng sưng to. Gần đây anh luôn trong tình trạng khó chịu, ăn uống khó khăn, nuốt nghẹn, mệt mỏi, đau nhức vùng sau gáy, khó thở vào ban đêm.
Bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương khám xác định bệnh nhân bị nang giáp, kích thước nhân lớn. Bác sĩ xử trí bằng cách hút dịch và tiêm Ethanol tuyệt đối qua da dưới hướng dẫn của siêu âm. Các kỹ thuật viên hút sạch dịch trong khoang khối u, sau đó tiêm cồn vào. Tuyến giáp sẽ hoàn toàn xẹp lại mà không cần phẫu thuật, giảm chảy máu, giảm chi phí điều trị.
Bác sĩ thực hiện phương pháp tiêm cồn để điều trị cho bệnh nhân tuyến giáp. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Sau 3 tháng điều trị bằng phương pháp tiêm cồn, hiện khối nang giáp của bệnh nhân đã giảm từ 60 mm xuống còn 28 mm. Bệnh nhân không còn cảm giác tức vướng, nuốt nghẹn, cơn đau đầu cũng giảm, hết mệt mỏi.
Theo bác sĩ Lê Thị Việt Hà, Trưởng khoa Bệnh lý Tuyến giáp, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, từ đầu năm đến nay khoa tiếp nhận khoảng 200 bệnh nhân bướu giáp. Số lượng bệnh nhân mắc u nang giáp, bướu nhân tuyến giáp hiện có xu hướng gia tăng. Nhiều trường hợp nhập viện khi khối u đã quá lớn, bắt buộc phải tiến hành thủ thuật hút dịch kèm điều trị hỗ trợ để giảm sự phát triển của khối u nang.
Hiện chưa rõ nguyên nhân gây nang giáp. Nhóm nguy cơ cao mắc bệnh là người trên 60 tuổi, phụ nữ, người bị viêm giáp mạn tính gây suy giáp, người thiếu iốt, người sử dụng thuốc trầm cảm, người mắc bệnh lý tuyến yên…
Video đang HOT
Bác sĩ khuyên để phát hiện sớm nang giáp và kịp thời điều trị, nên khám sàng lọc sớm, đặc biệt khi gia đình có người mắc bệnh.
Lê Nga
Theo Vnexpress
5 dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư tuyến giáp
Sờ thấy khối u ở vùng cổ, khàn tiếng, nuốt vướng... có thể là triệu chứng của ung thư tuyến giáp.
Ảnh minh họa
Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở giữa cổ, gồm 2 thùy nối với nhau qua eo giáp trạng, có chức năng tiết ra hormone giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển. Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp ở vùng đầu, mặt, cổ ở cả nam và nữ giới.
Yếu tố nguy cơ
- Tiền sử điều trị các bệnh lý vùng cổ bằng xạ trị.
- Chế độ ăn thiếu iốt.
- Tiền sử mắc bệnh tuyến giáp mạn tính.
- Ung thư tuyến giáp thể tủy có tính chất gia đình và di truyền.
Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không gây ra triệu trứng. Bạn có thể phát hiện bệnh khi khám định kỳ.
5 dấu hiệu cảnh báo bệnh
- Sờ thấy một khối ở tuyến giáp (vùng cổ).
- Khàn tiếng.
- Nuốt vướng khi u chèn ép vào thực quản.
- Khó thở khi u xâm lấn vào khí quản.
Ở giai đoạn muộn hơn, bạn có thể sờ thấy hạch cổ hoặc các triệu chứng của di căn xa như đau xương trong di căn xương...
Những triệu chứng này có thể biểu hiện của nhiều bệnh khác mà không phải ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên khi có những triệu chứng này, bạn nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa.
Ung thư tuyến giáp được chia làm 4 giai đoạn 1-4. Phương pháp điều trị phụ thuộc chủ yếu vào loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh như phẫu thuật, iốt phóng xạ, điều trị hormone, xạ trị từ bên ngoài, hóa chất, điều trị trúng đích.
Sau điều trị, nên tái khám 3 tháng một lần trong 2 năm đầu, một năm một lần trong những năm kế tiếp để kiểm tra bệnh có tái phát. Nếu bạn có các triệu chứng trên thì nên khám lại sớm nhất có thể.
Theo bác sĩ Nguyễn Thái Hoàng, khoa Điều trị kỹ thuật cao, Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội), khi có bệnh lý tuyến giáp bướu nhân người bệnh nên tái khám thường xuyên dù là u lành tính để được theo dõi sát. Nếu có bất cứ biến đổi nào về hình thái học của tuyến giáp trên kết quả siêu âm, chụp cắt lớp, bác sĩ sẽ có những đánh giá chính xác hơn, kết hợp với chọc tế bào tuyến giáp để đưa ra chỉ định phẫu thuật kịp thời.
Để phòng bệnh, nên có lối sống lành mạnh, không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Ăn nhiều rau xanh, hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều chất béo, tăng cường vận động để giúp cơ thể chuyển hóa tốt.
Hà An
Theo Vnexpress
Đau bụng suốt 3 ngày sau, đến khi đi khám, bác sĩ phải tiến hành mổ thăm dò và phát hoảng khi nhìn vào bụng cô gái Sau khi khám bệnh, các bác sĩ nhận ra rằng nguyên nhân gây đau bụng là do buồng trứng bên phải của cô gái bị sưng, ống dẫn trứng bị hoại tử và xoắn lại với nhau. Cô gái 18 tuổi bị nôn mửa và đau bụng dữ dội do ống dẫn trứng bị xoắn Một thiếu nữ 18 tuổi ở Anh đã...