Bác sĩ thú ý giết quan chức vườn thú Thái Lan
Bác sĩ thú y sát hại một quan chức vườn thú hàng đầu ở Songkhla, nam Thái Lan rồi tự tử, khi cuộc điều tra về vụ một con hoẵng quý hiếm mất tích đang diễn ra.
Tuần trước, Bộ trưởng Môi trường Thái Lan Varawut Silpa-archa ra lệnh điều tra việc con hoẵng bạch tạng tên là Snow biến mất, sau khi bác bỏ lời giải thích của sở thú Songkhla rằng một con trăn đã ăn nó. Giới chức đang điều tra liệu con hoẵng có bị trộm hay không.
Suriya Sangpong, 58 tuổi, lãnh đạo Tổ chức Công viên Động vật Thái Lan, đi từ Bangkok đến sở thú Songkhla để họp với nhân viên tại đây. Cảnh sát cho biết ông bị bắn chết vào 11h30 hôm qua tại văn phòng sở thú.
Sở thú Songkhla ở miền nam Thái Lan. Ảnh: Google Maps.
Hung thủ là Phuvadol Suwanna, bác sĩ thú y tại sở thú, đang bị căng thẳng vì được lệnh chuyển sang vị trí khác trong khi cuộc điều tra về con hoẵng đang được tiến hành. Ông ta tự tử một giờ sau khi bắn quan chức.
Video đang HOT
“Tay súng là bạn lâu năm của nạn nhân, cả hai đều đến từ các tỉnh miền nam”, Jatuporn Buruspat, thư ký thường trực của Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan, nói.
Snow là con hoẵng quý hiếm sinh vào tháng 12 năm ngoái, có liên quan đến một hoẵng được tặng cho Thái hậu Thái Lan Sirikit, mẹ của Quốc vương Maha Vajiralongkorn. Lần cuối cùng Snow được nhìn thấy ở sở thú là 8 tháng trước
Đến 22h ngày 15/5, thế giới ghi nhận 4.569.064 ca nhiễm virus SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 15/5 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 4.569.064 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 304.794 ca tử vong.
Dịch bệnh hiện đã lây lan sang 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 1.724.907 người.
Lực lượng quân nhân Mỹ làm việc tại một trạm y tế ở New York trong bối cảnh dịch COVID-19 lây lan mạnh, ngày 31/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ vẫn là tâm dịch của thế giới với 1.460.988 ca nhiễm và 87.025 ca tử vong. Tiếp đến là Tây Ban Nha với 274.367 ca nhiễm và 27.459 ca tử vong, Nga (262.843 ca nhiễm và 2.418 ca tử vong), Anh (236.711 ca nhiễm và 33.998 ca tử vong) và Italy (223.096 ca nhiễm và 31.368 ca tử vong).
Tại Mỹ, các biện pháp phong tỏa ở thành phố New York sẽ được gia hạn đến ngày 13/6 theo sắc lệnh hành pháp do Thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo, vừa ký ban hành. Tuy nhiên, sắc lệnh cho phép nới lỏng các biện pháp hạn chế di chuyển đồng thời "bật đèn xanh" cho các doanh nghiệp dần mở cửa trở lại.
Tại khu vực Mỹ Latinh, Mexico và Brazil ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong tăng đột biến. Cụ thể, trong 24 giờ qua đã có thêm 2.409 ca nhiễm mới và 257 ca tử vong, trở thành ngày có số ca tử vong và nhiễm cao nhất kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên tại Mexico. Brazil cũng ghi nhận số ca nhiễm mới trong một ngày cao kỷ lục, với 13.944, nâng tổng số ca nhiễm lên 202.918, trong đó 13.933 ca tử vong.
Còn tại châu Âu, nhiều nước đã bắt đầu mở cửa biên giới, nới lỏng các hạn chế đi lại, mở cửa các trung tâm thương mại... nhờ những diễn biến tích cực trong phòng chống COVID-19.
Cụ thể, Latvia, Lítva và Estonia đã mở cửa biên giới với nhau, tạo ra "bong bóng đi lại" đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế bị tàn phá do dịch COVID-19. Người dân của 3 quốc gia này hiện có thể tự do đi lại trong khu vực, trong khi những người ngoài khu vực đến đây vẫn phải tự cách ly 14 ngày.
Trong khi đó, các biện pháp hạn chế đi lại cũng đã được nới lỏng giữa Phần Lan và Estonia, cũng như giữa Ba Lan và Lítva trong tuần này, nhưng chỉ dành cho những người trong lĩnh vực kinh doanh và giáo dục. Tuy nhiên, cả Ba Lan và Phần Lan không hứng thú tham gia vào "liên minh đi lại" với các nước láng giềng vùng Baltic dù hai nước này đều ghi nhận số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tương đối thấp.
Slovenia đã mở cửa biên giới cho toàn bộ công dân EU sau khi công bố hết dịch COVID-19. Tuy nhiên những ai không phải công dân EU sẽ phải cách ly. Theo kế hoạch, các trung tâm thương mại và khách sạn tại Slovenia sẽ mở cửa trở lại vào tuần tới, trong khi các trận thi đấu bóng đá sẽ được nối lại từ ngày 23/5. Tuy nhiên, Slovenia vẫn tiếp tục duy trì một số biện pháp khống chế dịch bệnh như cấm tụ tập đông người, trong khi người dân vẫn phải tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội và đeo khẩu trang nơi công cộng.
Chính phủ Đức sẽ nới lỏng các quy định cách ly đối với những người đến từ EU, khu vực Schengen và Anh. Theo Bộ Nội vụ Đức, lực lượng chức năng sẽ chỉ khuyến cáo những người đến từ các nước có số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cao đi cách ly. Trong khi đó, yêu cầu cách ly bắt buộc hai tuần vẫn áp dụng đối với những người đến từ các nước không thuộc EU.
Bulgaria sẽ cho phép các trung tâm thương mại mở cửa trở lại vào ngày 18/5. Đây là một phần trong nỗ lực thúc đẩy việc nới lỏng các quy định, được áp đặt cách đây hai tháng, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Tại châu Á, Lào cho phép các công sở, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường, nhưng phải tiếp tục thực hiện biện pháp phòng ngừa dịch; khuyến khích làm việc qua hệ thống điện tử trực tuyến nếu điều kiện cho phép; mở lại các hoạt động vận tải trên phạm vi toàn quốc, cho phép người dân di chuyển liên tỉnh... mở lại các lớp học cuối cấp gồm lớp 5 tiểu học, lớp 9 và lớp 12 kể từ 18/5, các cấp học còn lại sẽ được trở lại trường từ ngày 2/6 tới, người dân được phép tổ chức hoạt động thể thao trong nhà - ngoài trời, song phải chấp hành quy định về phòng ngừa dịch bệnh.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 6/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Thái Lan, chính phủ nước này đã thông qua giai đoạn 2 của quá trình nới lỏng các biện pháp phong tỏa phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 từ ngày 17/5, nhằm hỗ trợ nền kinh tế, nhưng chỉ rút ngắn thời gian giới nghiêm vào ban đêm. Theo đó, trong số các loại hình kinh doanh được hoạt động trở lại có các trung tâm thương mại và nhà hàng trong trung tâm thương mại, các trung tâm hội nghị, chợ bán buôn và bể bơi. Các sân bay vẫn đóng cửa đối với những chuyến bay thương mại từ nước ngoài và các nhà hàng cũng không được phép phục vụ đồ uống có cồn tại chỗ.
Nhật Bản thông báo cũng sẽ mở cửa biên giới theo các giai đoạn sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát. Các doanh nhân sẽ là những người đầu tiên được phép nhập cảnh sau khi nước này mở cửa biên giới. Nhật Bản sẽ dỡ bỏ các hạn chế du lịch với một số nước theo nhóm nước thay vì riêng lẻ.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dịch COVID-19 có thể khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại tới 8.800 tỷ USD, tương đương 9,7% tổng sản phẩm GDP của thế giới, tăng gấp đôi so với dự báo trước đó trong bối cảnh dịch bệnh đã làm thương mại đình đốn và đẩy hàng triệu người lâm vào cảnh thất nghiệp.
Cụ thể, riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dịch COVID-19 có thể khiến các nền kinh tế ở đây chịu thiệt hại từ 1.700 - 2.500 tỷ USD, chiếm 30% tổng sụt giảm toàn cầu. Thiệt hại của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc lần lượt là 2.200 tỷ USD và 1.600 tỷ USD. Du lịch và hàng không là hai ngành chịu thiệt hại lớn nhất của các nền kinh tế do các biện pháp đóng cửa biên giới và phong tỏa nhằm khống chế dịch bệnh. Hạn chế đi lại có thể khiến thương mại toàn cầu - vốn chịu nhiều tác động do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, giảm tới 2.600 tỷ USD.
Hầu hết các trường học tại Thái Lan có thể mở cửa lại từ tháng 7 Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan Nataphol Teepsuwan cho biết, các trường học trên toàn quốc sẽ sớm mở cửa trở lại nếu số ca mắc Covid-19 mới tiếp tục giảm. Ông Nataphol cho rằng, nếu số trường hợp mắc Covid-19 mới ở nước này duy trì ở mức một con số thì tới ngày 1/7, sẽ có 80% trường học của Thái...