“Bác sĩ thông thái của con” khẳng định kháng sinh không phải “thuốc tiên”
“ Bác sĩ thông thái của con” đặc biệt lưu ý các phụ huynh có con nhỏ, kháng sinh không phải “thuốc tiên” chữa bách bệnh.
Tiến sĩ, bác sĩ Minh Nguyễn – tác giả cuốn Bác sĩ thông thái của con (Ảnh: PN)
“Bác sĩ thông thái của con” là cuốn sách y học thường thức giúp xử lý an toàn và hiệu quả các bệnh thường gặp của tác giả – Tiến sĩ, bác sĩ Minh Nguyễn, vừa được NXB Phụ Nữ giới thiệu.
Làm bác sĩ đã nhiều năm, tuy không dám nhận mình có nhiều kinh nghiệm điều trị lâm sàng dày dặn như các bậc trưởng bối nhưng bác sĩ đông y Minh Nguyễn được biết tới không chỉ là Tiến sĩ – bác sĩ chuyên ngành y học cổ truyền, mà còn là một tâm hồn đầy xúc cảm, gắn bó với những trải nghiệm thú vị trong chuyên ngành chính là khoa Nhi.
Nói về kháng sinh, không phải như nhiều người thường định kiến cho rằng BS đông y sẽ bài xích tây y, BS Minh khẳng định trong thực tế kháng sinh đã cứu sống nhiều sinh mạng trên thế giới, góp phần cải thiện chất lượng sống, tăng tuổi thọ, giảm thiểu nguy cơ trẻ sơ sinh tử vong…
Tuy nhiên, điều bác sĩ Minh luôn lưu ý các bậc cha mẹ có con nhỏ, là không được phép lạm dụng kháng sinh: “Việc lạm dụng kháng sinh không thể đổ lỗi cho một yếu tố nào cụ thể. Vì là bác sĩ, đã được học hành bài bản thì việc khuyến cáo và đưa ra những lựa chọn sử dụng thuốc điều trị cho bệnh nhân thuộc đạo đức nghề nghiệp.
Thế nên, khi biết bệnh nhân không nhất thiết phải dùng kháng sinh, hoặc chưa thực hiện kháng sinh đồ để xác định chính xác dòng vi khuẩn mà bệnh nhân mắc phải, thì tôi không bao giờ tuỳ tiện kê kháng sinh cho bệnh nhân sử dụng”.
“Nhưng không phải bác sĩ nào cũng như tôi, bởi môi trường học tập của chúng tôi khác nhau, và dù cho có học cùng trường thì quan điểm điều trị bệnh của chúng tôi cũng khác nhau. Mỗi bác sĩ có trường phái, nguyên tắc điều trị riêng dựa trên nền tảng phác đồ điều trị của tổ chức y tế thế giới khuyến nghị” – bác sĩ Minh nói.
Video đang HOT
Bìa cuốn “Bác sĩ thông thái của con”
Bác sĩ Minh giải thích, bản chất của kháng sinh xuất phát từ nguồn gốc sinh vật sống, những sinh vật này cũng có thể thức sinh sản bằng mã gen giống loài người chúng ta. Kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn, và cũng có thể ảnh hưởng tới sinh vật sống chứa vi khuẩn. Đó là lý do thuốc điều trị bệnh luôn có tác dụng phụ đi kèm, nhẹ thì tiêu chảy, mẩn ngứa, nôn ói, nặng thì sốc phản vệ, trụy mạch, suy gan, suy thận…
“Cơ thể vốn dĩ luôn cân bằng trong trạng thái động. Khi có bất kỳ một yếu tố lạ nào xâm nhập, cơ thể sẽ phát hiện, đánh giá tính quen thuộc và khả năng gây hại của yếu tố đó, để đưa ra biện pháp xử trí phù hợp. Kháng sinh hay bất kỳ chất gì vào cơ thể chúng ta cũng đều được đánh giá như thế. 24 giờ trong 7 ngày, cơ thể bạn không xin nghỉ phép, không đòi lương, không than vãn kêu ca mệt mỏi, không lỗi mạng hay dừng hoạt động do mất điện.
Thế nên, khi sử dụng kháng sinh không theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, hoặc tần suất cao hơn so với khả năng tự điều chỉnh cân bằng của cơ thể, chúng ta sẽ phải đối phó với sự “vỡ oà” của cơ thể” – BS Minh nhấn mạnh.
Trong cuốn sách, BS Minh kể lại một số ca lâm sàng đã bị sốc phản vệ điển hình, thậm chí suýt mất đi tính mạng chỉ vì dùng kháng sinh chưa đúng.
Kháng sinh không phải thuốc tiên chữa bách bệnh như nhiều người lầm tưởng. Nên mặc dù thời tiết những lúc chuyển mùa thường ảnh hưởng mạnh nhất đến người già và trẻ nhỏ, nhưng BS Minh khuyên các cha mẹ hết sức bình tĩnh, vì nhiều người cứ nằng nặc yêu cầu BS kê kháng sinh cho con tôi uống mà không phân biệt được sốt do virus khác với sốt do vi khuẩn thế nào, sốt nào thì điều trị kháng sinh, sốt nào tuyệt đối không sử dụng kháng sinh.
Bác sĩ Minh nhắc các phụ huynh hiểu đúng về sốt, biết bản chất của cơn sốt là quá trình tăng thân nhiệt giúp tăng sức đề kháng của cơ thể trong quá trình xử lý yếu tố gây bệnh chứ không phải bằng mọi cách cho bệnh nhân uống thuốc để cắt sốt ngay lập tức và lạm dụng thuốc hạ sốt quá nhiều lần trong ngày.
Bác sĩ Minh đặc biệt lưu ý phụ huynh có con nhỏ cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ với kháng sinh, và không được lạm dụng kháng sinh khiến cơ thể mất đi sức đề kháng tự nhiên và có thể gặp phải những phản ứng phản vệ nặng nề. Đặc biệt, với trẻ em, một số loại thuốc (như Tamiflu) có thể gây ảo giác, mê sảng, có hành vi bất thường và có xu hướng muốn tự gây thương tích cho chính mình.
Vụ bé 6 tháng tuổi tử vong vì kẹt giữa đệm và tường: Dù con ngủ chung hay riêng, bố mẹ đều phải nhớ loạt nguyên tắc này để bé không gặp nguy hiểm
Sự việc bé 6 tuổi tử vong trong lúc ngủ do bị kẹt giữa đệm và tường đang khiến không ít bậc phụ huynh có con nhỏ cảm thấy hoang mang.
Ngày 6/11 vừa qua, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM về thường hợp một bé 6 tháng tuổi tử vong do bị kẹt giữa đệm và tường trong lúc ngủ đã khiến không ít bậc phụ huynh có con nhỏ sửng sốt.
Được biết, khoảng 4h sáng ngày 3/11, bé đang nằm ngủ cạnh bố mẹ trên chiếc đệm dày 26cm đặt sát mặt đất thì tỉnh dậy và khóc. Sau đó, bé được bố cho bú sữa bằng bình rồi đi ngủ tiếp, còn mẹ của bé xuống nhà ăn sáng rồi đi chợ.
Đến 7h sáng cùng ngày, người bố tỉnh dậy thì không thấy con đâu. Anh quay sang nhìn thì thấy bé nằm sấp, úp mặt, kẹt cả thân người trong khoảng hở giữa thành đệm và tường. Bệnh nhi sau đó được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1 nhưng đã tử vong.
Bệnh nhi 6 tháng tuổi được điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 nhưng đã không qua khỏi.
Việc trẻ sơ sinh tử vong do gặp tai nạn trong lúc ngủ đã từng xảy ra trước đây. Điển hình như vụ một bé trai 4 tháng tuổi tử vong vì bị mẹ ngủ say vô tình gác tay vào mặt hay một em bé 7 tháng tuổi ở Singapore tử vong do bị kẹt giữa đệm và thanh chắn giường. Sự việc lần này tiếp tục trở thành lời cảnh báo cho các ông bố bà mẹ có con nhỏ.
Làm thế nào để những câu chuyện thương tâm tương tự không bao giờ xảy ra nữa, điều đó phụ thuộc vào cách bố mẹ chuẩn bị cho con một giấc ngủ an toàn.
Nên cho bé ngủ riêng trong nôi, cũi thay vì ngủ chung giường với bố mẹ
Nhiều người vẫn nghĩ rằng việc cho bé ngủ chung giường là giúp đảm bảo an toàn cho trẻ vì bố mẹ có thể sớm phát hiện ra những điều bất thường của con. Tuy nhiên thực tế việc bé ngủ chung giường với bố mẹ không được khuyến khích, trong một số trường hợp nó còn trở nên nguy hiểm, ví dụ như trường hợp bố mẹ đè vào con.
Vì vậy nên cho con ngủ trong nôi, cũi riêng cùng không gian trong phòng với bố mẹ. Để đảm bảo an toàn cho bé khi ngủ trong cũi, bố mẹ cần:
- Đặt bé nằm ngửa khi ngủ: Điều này nên duy trì đến khi bé tròn 1 tuổi, việc bé nằm ngửa sẽ giúp giảm nguy cơ gặp hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
- Cho bé ngủ trên bề mặt phẳng và chắc chắn, không có khe hở giữa đệm và thành cũi: Bố mẹ nên chọn cho bé một tấm đệm cứng thay vì đệm mềm để giúp bé không bị xê dịch trong khi ngủ. Chiếc đệm cần thiết kế phù hợp với cũi để tránh tạo ra khe hở khiến bé bị mắc kẹt.
- Không để gấu bông, gối, chăn hay bất kỳ đồ vật nào trong cũi: Tất cả mọi đồ vật xuất hiện trong cũi đều có khả năng tăng nguy cơ khiến bé mắc kẹt và nghẹt thở. Bố mẹ cần để nhiệt độ phòng phù hợp để không khiến bé lạnh hoặc mặc đồ ngủ dành riêng cho trẻ sơ sinh cho bé.
Nếu bé ngủ chung giường với bố mẹ
Mặc dù việc cho bé ngủ riêng được khuyến khích hơn nhưng nhiều gia đình không đủ điều kiện về không gian để cho thể cho bé nằm cũi bên cạnh giường. Đồng thời, trẻ ngủ chung với bố mẹ cũng có nhiều ưu điểm như: Bố mẹ được ở cạnh, gần gũi, âu yếm con, mẹ cho bé bú dễ hơn, giúp mẹ và bé có chu kỳ ngủ hài hòa...
Để tránh vô tình gây nguy hiểm cho con trong lúc ngủ, bố mẹ cần nhớ:
- Không nên ngủ chung với con nếu bé bị nhẹ cân, sinh non, bố mẹ bị thừa cân béo phì.
- Bố mẹ hay bất kỳ ai hút thuốc cũng không nên ngủ chung với bé. Không nên để bé dưới 1 tuổi nằm cạnh các anh chị lớn.
- Nếu bố mẹ mệt mỏi hoặc đã uống bia, rượu... thì không nên ngủ cùng con vì lúc này bố mẹ thường ngủ rất say và ngủ lâu, khó kiểm soát được những hành động của bản thân trong lúc ngủ, có thể vô tình gây nguy hiểm cho bé.
- Kê sát giường, đệm vào tường để không tạo ra khe hở. Những khe hở này có thể khiến bé bị rơi xuống, nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời, em bé có thể nguy hiểm tính mạng.
Bé 6 tháng tử vong khi ngủ cùng bố mẹ: Bác sĩ cảnh báo điều ít ai để ý Cháu bé mắc kẹt giữa thành nệm và bức tường khi ngủ cùng bố mẹ. Bé được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 nhưng khi tới nơi thì đã ngưng tim, ngưng thở. Cuộc hồi sức kéo dài 1 giờ không thể đem lại phép mầu. Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết vừa tiếp nhận bệnh...