Bác sĩ ‘tại gia’ chế tạo hơn 600 chân tay giả tặng khắp thế gian
Căn nhà nhỏ trong ngõ Minh Khai ( Hai Bà Trưng, Hà Nội) là nơi ở đồng thời là nơi làm việc, xưởng lắp ráp dụng cụ chỉnh hình của vợ chồng bác sĩ Lê Thành Đô.
Bác sĩ Đô (73 tuổi) là thương binh hạng 2/4. Xuất ngũ năm 1969, ông theo học ĐH Y Hà Nội, ra trường ông về nhận công tác tại trung tâm Điều dưỡng thương binh (Thuận Thành, Bắc Ninh). Sau đó ông được cử về Hà Nội công tác tại Viện Chỉnh hình, Bộ LĐTB&XH rồi làm giảng viên y khoa Trường ĐH Lao động xã hội Hà Nội.
Bác sĩ Lê Thành Đô
Từ những kiến thức tích lũy được, ông nuôi ước mơ thành lập cơ sở chuyên sản xuất, cung cấp miễn phí dụng cụ chỉnh hình cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
Về hưu năm 2005, ông quyết định mở xưởng sản xuất chân giả ngay tại ngôi nhà tập thể ở phố Minh Khai.
“Tôi vốn là người khuyết tật trở về sau chiến tranh nên hiểu hơn ai hết những mất mát, khó khăn của họ. Tôi muốn bằng sức lực của mình bù đắp cho họ phần nào những đau thương đó, giúp họ có cuộc sống thường ngày thuận lợi hơn”, bác sĩ Đô tâm sự.
Được vợ con ủng hộ, ông trích một phần lương hưu mở căn xưởng rộng khoảng 25m2, biến nó thành một bệnh viện thu nhỏ. Đối tượng bác sĩ Đô hướng tới là những người khuyết tật do ảnh hưởng của chất độc da cam, chiến tranh, tai nạn, hoặc bẩm sinh.
Ngày càng nhiều bệnh nhân từ Bắc tới Nam đến với trung tâm. “Những ngày đầu mở xưởng, kinh tế gia đình tôi không mấy khá giả, tôi lặn lội đi vận động các tổ chức nhân đạo, từ thiện, các đại sứ quán ủng hộ chi phí làm dụng cụ chỉnh hình cho người khuyết tật”, ông nhớ lại.
Gần 50 năm kinh nghiệm, bác sĩ Lê Thành Đô luôn mong muốn giúp được nhiều người khuyết tật
Sau hơn 10 năm, có khoảng hơn 600 trường hợp được ông chế tạo giúp chân tay giả. Trung tâm đã giúp cho 15 trẻ em làm phẫu thuật chỉnh hình, sản xuất được 835 dụng cụ chỉnh hình (chân tay giả, áo nẹp chỉnh hình…) cấp miễn phí cho 614 người khuyết tật vận động ở mọi lứa tuổi.
“Khó nhất là khâu kỹ thuật, áp dụng sao cho khéo léo, tinh xảo. Thiết kế xong phải làm sao cho người khuyết tật thấy tự tin như là đang có chân tay thật, người bình thường nhìn vào không phát hiện ra”, ông tâm sự.
Điều đó buộc bác sĩ Đô phải không ngừng tìm tòi, học hỏi, cập nhật những kỹ thuật tiên tiến để áp dụng vào xưởng sản xuất của mình.
Video đang HOT
Ông giải thích: “Mỗi người khuyết tật có một điểm cụt khác nhau, những người phải tháo khớp háng thì việc chế tạo sẽ phức tạp, mất nhiều thời gian, chi phí sản xuất cao gấp 3 đến 5 lần so với những người bị cụt đùi và dưới đầu gối”. Ông phải tìm mọi cách để tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, nhằm giúp đỡ được nhiều người khuyết tật hơn.
Mỗi thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, xưởng sản xuất chân tay giả của bác sĩ Đô lại tập trung rất đông những người khuyết tật. Mỗi bệnh nhân đều là đặc biệt, bởi họ ở các vùng miền khác nhau, với những thương tật khác nhau. Mỗi người một hoàn cảnh, một câu chuyện đời nhưng đều khát khao được “nối lại” chân tay, được làm việc, sinh hoạt như những người bình thường.
Anh Trần Hải Đăng (26 tuổi, Thường Tín) chia sẻ, đây là lần thứ 3 anh đến đây để thay chân. Mỗi lần anh đến thay, bác Đô đều ân cần hỏi thăm sức khỏe, dặn dò cẩn thận cách giữ gìn chiếc chân giả. Từ khi có chiếc chân giả, anh Đăng đã hoàn thành được việc học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp và không còn mặc cảm với cuộc sống.
Những bộ thiết bị do ông chế tạo đã ‘tái sinh’ hàng trăm người
Lật giở những tấm ảnh kỷ niệm mà những bệnh nhân từng qua chỗ ông nhờ giúp, bác sĩ Đô kể những câu chuyện khiến ông không thể nào quên.
Có một cô bé ở Sóc Sơn bị mất cả 2 chân từ khi học lớp 2, vì hoàn cảnh nên việc đi học của cháu cũng dở dang, bạn bè ít. Lần đầu được bố mẹ đưa đến gặp ông, cô bé khá trầm tính.
“Ngay sau lần đầu được lắp bộ chân mới, cháu đã vội vàng chạy nhảy như con chim lâu ngày được sổ lồng, gương mặt cháu lúc đó ánh lên tràn đầy hy vọng.
Từ đó, trung bình cứ khoảng 2 năm cháu bé lại đến chỗ tôi thay chân một lần, đến nay cháu đã lên lớp 9, học rất giỏi và chăm ngoan. Thấy cô bé lớn lên không còn mặc cảm với cuộc sống tôi cũng thấy vui”, bác sĩ kể.
Bác sĩ Đô đang chế tạo một chiếc chân giả
Những ngày đầu năm, bác sĩ Đô càng bận rộn hơn, bệnh nhân đến đông không đủ chỗ ngồi nên gia đình thuê thợ về sửa chữa, chuyển đổi thêm một tầng của căn nhà thành một phòng bệnh nữa.
Với những đóng góp cho xã hội, bác sĩ Lê Thành Đô đã nhận được kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Lao động – Thương binh và Xã hội” của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và rất nhiều bằng khen từ các tổ chức, bộ, ban ngành.
Xưởng chế tạo chân tay giả của bác sĩ Đô
Hàng trăm bệnh nhân được bác sĩ Đô giúp đỡ
Trần Thường
Theo Vietnamnet
Biển báo có cũng như không
Trên địa bàn Hà Nội, nhằm đảm bảo thông thoáng và trật tự an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông, ngành chức năng đã tổ chức cắm nhiều biển báo cấm ô tô dừng đỗ, lấn chiếm lòng lề đường. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện ý thức kém đã thản nhiên dừng đỗ, bất chấp biển cấm. Tình trạng này khiến trật tự an toàn giao thông trở nên phức tạp, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có những biện pháp mạnh tay hơn để chấn chỉnh. Vi phạm tràn lan
Theo ghi nhận thực tế tại nhiều địa bàn như: Hà Đông, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng... trên các tuyến phố, tình trạng phương tiện vô tư chiếm dụng lòng đường làm nơi dừng đỗ, gây cản trở giao thông vẫn diễn ra.
Ô tô dừng đô trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông
Cụ thể, tại quận Hà Đông, theo quan sát tại các trục đường như Tô Hiệu, Quang Trung, đường trục chính qua Khu đô thị Văn Phú đoạn khu nhà TT20... cảnh ô tô dừng đỗ dưới lòng đường tương đối phổ biến. Cá biệt, tại đường Trần Phú, khu vực số nhà 197 dù lượng người và phương tiện lưu thông qua đây cao, song vẫn có hàng chục ô tô nối nhau đỗ san sát dưới lòng đường.
Còn tại tuyến phố Cầu Mới (quận Đống Đa), do là điểm nối giữa đường Láng và đường Nguyễn Trãi nên tuyến phố này tương đối nhỏ hẹp, để đảm bảo các phương tiện được lưu thông thông suốt, các ngành chức năng đã cắm biển một chiều. Tuy nhiên, tình trạng đậu, đỗ xe vô tội vạ ngay dưới lòng đường khiến giao thông trên tuyến phố bị cản trở, thu hẹp. Việc dừng đỗ trái phép của hàng loạt phương tiện, đã khiến con phố này thường xuyên chịu cảnh ùn tắc.
Phương tiện dừng đỗ ngay trước biển cấm trên trục đường Nguyễn Trãi
Tương tự, tại đường Giáp Nhất, Thượng Đình (quận Thanh Xuân), đường Nguyễn Thượng Hiền (quận Hai Bà Trưng), đường Yết Kiêu (quận Hoàn Kiếm)... dù ngay đầu đường đã được cắm biến cấm song nhiều ô tô vẫn ngang nhiên vi phạm. Tại những khu vực này, tình trạng vi phạm dừng đỗ đặc biệt nổi cộm vào khung giờ 11h sáng đến 13h chiều, khi vắng bóng tuần tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Một điểm chung khác là, do phần lớn các tuyến đường nơi cắm biển cấm dừng đỗ đều có mặt cắt lòng đường nhỏ, hẹp chỉ đủ cho 2 làn xe. Bởi vậy, ô tô nối đuôi nhau dừng đỗ ngay dưới lòng đường khiến việc di chuyển của các phương tiện gặp rất nhiều khó khăn.
Cần quyết liệt chấn chỉnh
Khách quan nhìn nhận, tình trạng xe ô tô dừng đỗ sai quy định là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ùn tắc, mất an toàn giao thông tại các thành phố lớn, nhất là Hà Nội. Trước thực trạng này, các lực lượng chức năng đã nhiều lần tổ chức ra quân, xử lý vi phạm. Minh chứng dễ thấy là ở các đợt xử lý vi phạm cao điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội và Mệnh lệnh 02 của Giám đốc Công an Thành phố, trật tự an toàn giao thông về cơ bản đã có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, do bất cập của hạ tầng nên tình trạng dừng, đỗ tràn lan dưới lòng đường vẫn tái diễn. Nói cách khác, trong hoàn cảnh Hà Nội đang thiếu điểm đỗ xe tĩnh như hiện nay, việc xử lý các trường hợp dừng, đỗ tại các tuyến không tên, mặt cắt lòng đường nhỏ rất khó khăn.
Được biết, trên địa bàn Thành phố, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh và các điểm, bãi đỗ xe công cộng mới đáp ứng được 8-10% nhu cầu, còn lại 90-92% số phương tiện đang đỗ tại các điểm đỗ xe của chung cư, khu đô thị, sân cơ quan, lòng đường, sân trường, bệnh viện, hoặc tại các khu đất trống chờ dự án. Những vị trí này đều không được cấp phép và rất nhiều điểm đỗ có vi phạm về trật tự xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ...
Khách quan nhìn nhận, tình trạng xe ô tô dừng đỗ sai quy định là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ùn tắc, mất an toàn giao thông tại các thành phố lớn, nhất là Hà Nội. Trước thực trạng này, các lực lượng chức năng đã nhiều lần tổ chức ra quân, xử lý vi phạm.
Minh chứng dễ thấy là ở các đợt xử lý vi phạm cao điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội và Mệnh lệnh 02 của Giám đốc Công an Thành phố, trật tự an toàn giao thông về cơ bản đã có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, do bất cập của hạ tầng nên tình trạng dừng, đỗ tràn lan dưới lòng đường vẫn tái diễn. Nói cách khác, trong hoàn cảnh Hà Nội đang thiếu điểm đỗ xe tĩnh như hiện nay, việc xử lý các trường hợp dừng, đỗ tại các tuyến không tên, mặt cắt lòng đường nhỏ rất khó khăn.
Được biết, trên địa bàn Thành phố, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh và các điểm, bãi đỗ xe công cộng mới đáp ứng được 8-10% nhu cầu, còn lại 90-92% số phương tiện đang đỗ tại các điểm đỗ xe của chung cư, khu đô thị, sân cơ quan, lòng đường, sân trường, bệnh viện, hoặc tại các khu đất trống chờ dự án. Những vị trí này đều không được cấp phép và rất nhiều điểm đỗ có vi phạm về trật tự xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ...
Trở lại câu chuyện phương tiện dừng, đỗ tràn lan dưới lòng đường, theo tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ đã quy định khá rõ về mức xử lý vi phạm. Chẳng hạn, đối với người điều khiển phương tiện phải tuân thủ chấp hành hệ thống biển báo hiệu đường bộ trên đường. Với các tuyến đường có cắm biển cấm, tài xế chỉ cần dừng xe ô tô, dù vẫn nổ máy và ngồi trên xe cũng vẫn bị lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt với lỗi "Dừng xe không đúng nơi qui định", phạt tiền từ 300-400.000 đồng.
Còn trường hợp tài xế cho xe ô tô đỗ trên tuyến đường này thì bị sẽ bị lập biên bản xử phạt mức từ 600 - 800.000 đồng. Và trường hợp ô tô dừng đỗ trên đường, gây cản trở, ùn tắc giao thông có thể bị các lực lượng chức năng như Công an phường sở tại, Thanh tra Giao thông quận, Đội CSGT trật tự cơ động quận hoặc Đội CSGT thuộc Phòng CSGT Công an TP Hà Nội đến lập biên bản xử phạt theo quy định.
Thiết nghĩ, thời gian tới để khắc phục tình trạng này, các cơ quan chức năng cần mạnh tay chấn chỉnh tình trạng dừng, đỗ phương tiện gây cản trở giao thông. Tuy nhiên, về lâu dài đây chỉ là biện pháp tạm thời, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của người tham gia giao thông. Bởi, xét cho cùng vi phạm thì phải bị xử lý, nhưng không phải lúc nào lực lượng chức năng cũng có mặt kịp thời để xử lý vi phạm.
Luyện Đinh
Theo LĐTĐ
Hà Nội phân luồng giao thông thi công đường vành đai 2 trên cao Để phục vụ thi công tuyến đường vành đai 2 trên cao (Vĩnh Tuy-Ngã Tư Sở), Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có phân luồng, tổ chức giao thông cho các phương tiện lưu thông theo hướng cầu Vĩnh Tuy đi cầu Mai Động. Đoạn đầu đường Trường Chinh-Ngã Tư Vọng thuộc dự án xây dựng đường vành đai 2. (Ảnh:...