Bác sĩ sốc khi thấy nhện làm tổ trong tai bệnh nhân
Một người đàn ông Trung Quốc đã đến bệnh viện kiểm tra vì bên trong lỗ tai trái của ông cứ có âm thanh đập thình thịch phát ra và không có dấu hiệu biến mất. Bác sĩ thông báo là do bên trong tai có một con nhện đang làm tổ.
Bác sĩ Cui Shulin, phó khoa tai-mũi-họng tại bệnh viện trung ương Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc gần đây đã chia sẻ với phóng viên rằng có một người đàn ông khoảng 60 tuổi, ông đến bệnh viện và phàn nàn rằng bên trong tai trái mình lúc nào cũng có cảm giác ngứa, thi thoảng có âm thanh giống như tiếng trống đánh.
Sau khi lắng nghe bệnh nhân trình bày, các bác sĩ quyết định kiểm tra và nghi ngờ rằng có thể là một con dế, hay con trùng nào đó đã chui vào tai và bị mắc kẹt trong đó. Họ không ngờ rằng lại tìm thấy một con nhện đang giăng tơ làm tổ bên trong.
“Tôi cảm giác khó chịu trong tai khi đi ngủ, nhưng tôi không chú ý quá nhiều đến nó. Sáng ngủ dậy tôi vẫn còn cảm giác đó và ngay bây giờ trong tai tôi đang phát ra tiếng trống đánh”. Bệnh nhân nói với các bác sĩ tại bệnh viện trung ương Đại Liên.
Các bác sĩ đã nội soi để kiểm tra bên trong ống tai của người đàn ông này. Bác sĩ Cui Shulin ngạc nhiên khi thấy bên trong tai khoảng 5 cm có một hàng rào màu trắng giống như sương mùi, có một sinh vật đang di chuyển sâu vào bên trong tai.
Video đang HOT
“Có vẻ như đây là một con nhện”. Bác sĩ Cui nói và lời nói của ông làm cho cả bệnh nhân lẫn tất cả nhân viên y tế trong phòng đều sốc tột độ. Sau khi gây mê bệnh nhân, các bác sĩ đã sử dụng một ống tiêm đặc biệt để làm ngập nước cả ống tai và sau đó một con nhện đã trôi ra. Sau khi kiểm tra tai của người đàn ông này một lần nữa, các bác sĩ khẳng định rằng những bộ phận khác đều không bị ảnh hưởng.
Bác sĩ Cui Shulin chia sẻ thêm là ông đã từng nhìn thấy nhiều trường hợp bọ, gián bị mắc kẹt trong tai người, nhưng đây là lần đầu tiên ông nhìn thấy một con nhện bên trong và nó thậm chí còn sống để giăng tơ làm tổ.
Theo Danviet
Trung Quốc đang điều tra về con đường lây nhiễm cúm lợn châu Phi
Bộ Nông nghiệp và Các vấn đề nông thôn Trung Quốc mới đây tuyên bố đã kiểm soát được dịch cúm lợn châu Phi sau khi dịch bệnh bùng phát tại 5 tỉnh thành nước này. Tuy nhiên chưa ái dám khẳng định loại bệnh này được tiêu diệt hoàn toàn do virus gây bệnh có khả năng tồn tại từ 2-4 tháng trong 1 cơ sở nhiễm dịch bệnh.
Được biết, cơ quan chức năng của Trung Quốc đã tiêu huỷ hơn 38.000 con lợn trên toàn quốc kể từ trường hợp bệnh đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Liêu Ninh vào tháng trước.
Ngành chức năng của Trung Quốc tiến hành tiêu huỷ lợn bệnh sau khi có báo cáo về dịch sốt lợn châu Phi đầu tiên ở nước này. Ảnh: SCMP. COM
Tính đến ngày 1/9, công tác tiêu hủy và khử trùng đã hoàn tất tại các tỉnh Liêu Ninh, Hà Nam, Giang Tô, Chiết Giang và An Huy. Theo đó, đã có tổng cộng 37.271 con lợn bị tiêu hủy tại Chiết Giang và 1.264 con tại tỉnh An Huy.
Bệnh cúm lợn châu Phi (ASF) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn; bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn, tỉ lệ chết cao, lên đến 100%. Theo Tổ chức Thú y thế giới, bệnh không dễ lây sang người nhưng cho đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị hay vaccine phòng bệnh ASF.
Cách duy nhất để ngăn chặn dịch bệnh này là tiêu huỷ lợn nhiễm bệnh, đồng thời áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, tránh ảnh hưởng tới đàn gia súc nuôi.
Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc, con đường lan truyền virus nhanh nhất có thể là qua các sản phẩm từ lợn, không chỉ ở lợn sống.
Bệnh cúm lợn châu Phi khiến các con lợn bị nhiễm bệnh tím tái, xuất huyết nặng, sau đó chết. Ảnh: OIE
Trung Quốc là quốc gia mạnh về chăn nuôi và tiêu thụ thịt lợn, với gần một nửa số lợn nuôi trên thế giới tập trung tại nước này.
Tính đến ngày 23/8, có 3.235 trường hợp nhiễm cúm lợn châu Phi đã được ghi nhận tại 11 quốc gia khác.
Bộ Nông nghiệp và Các vấn đề nông thôn Trung Quốc không loại trừ nguy cơ dịch bệnh lây lan qua biên giới vào nước này và thông báo sẽ tiếp tục thực thi các biện pháp nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng như đóng của các chợ thịt lợn sống tại những khu vực bùng phát dịch, cấm chuyển lợn sống từ những khu vực này và tăng cường giám sát việc giết mổ.
Mặc dù Trung Quốc tuyên bố đã kiểm soát được dịch cúm lợn, song nguy cơ lây lan bệnh sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam vẫn còn rất cao, do các cá thể nhiễm bệnh được phát hiện ở nhiều khu vực, cách nhau tới hơn 1.000km nên có nguy cơ dịch bệnh lây lan xuyên biên giới.
Cơ quan chức năng của Trung Quốc đang điều tra về con đường lây lan của dịch bệnh trong lúc kiểm tra các trang trại tư nhân trên toàn quốc và bồi thường các tổn thất cho người chăn nuôi để nông dân không giấu bệnh.
Hiện chưa có loại vaccine nào để ngừa căn bệnh này cho heo. Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cảnh báo tốc độ lây lan về mặt địa lý của dịch cúm heo châu Phi tại Trung Quốc đang dấy lên lo ngại nguy cơ dịch bệnh này sẽ vượt biên sang Đông Nam Á hoặc bán đảo Triều Tiên.
Theo Danviet
Trung Quốc ngăn dịch cúm heo châu Phi lây lan Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết đã tiêu hủy 38.000 con heo để ngăn dịch cúm heo châu Phi lây lan ở nước này, sau khi xác nhận phát hiện 5 ca nhiễm cúm heo ở 5 tỉnh chỉ trong vòng 1 tháng. Trung Quốc tiêu huỷ lợn bệnh sau khi có báo cáo về dịch sốt lợn châu Phi đầu tiên...