‘Bác sĩ siêu nhân’ và những khuôn mặt biến dạng
Đồng nghiệp quốc tế không khỏi thán phục khi gọi PGS.TS Vũ Quang Vinh, Phó Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tạo hình (Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác) là “bác sĩ siêu nhân” bởi thành công trong phẫu thuật trả lại gương mặt và hồi sinh những cuộc đời cho nhiều bệnh nhân bằng kỹ thuật vi phẫu tiên tiến nhất thế giới.
Những thử nghiệm táo bạo
Tám năm trước khi vừa trở về Việt Nam sau 5 năm tu nghiệp tại Nhật Bản, bác sĩ Vũ Quang Vinh gặp bệnh nhân đặc biệt nhất tính đến thời điểm này, nữ thẩm phán Nguyễn Thị Kim Loan, người bị tạt a-xít đến cháy đen gương mặt.
Những ký ức về bệnh nhân này vẫn hằn nguyên trong tâm trí anh. Khi ấy, đối diện anh là gương mặt người phụ nữ bị a-xít làm biến dạng, hai mắt bị kéo ngược lên cao không thể nhắm được. Mỗi lần mấp máy môi để nói máu cứ tứa ra. Một bên mặt bị a-xít ăn lệch hẳn, vùng da mặt bỏng sâu.
PGS-TS Vũ Quang Vinh (trái) đang phẫu thuật cho bệnh nhân bằng kỹ thuật vi phẫu. Ảnh: P.V
Trước khi tìm đến Viện Bỏng Quốc gia, bệnh nhân Loan đã sang Singapore gặp bác sỹ IVol Lim, chuyên gia thẩm mỹ nổi tiếng nhất của Singapore và thế giới.
Bác sĩ IVol Lim khi đó nhận định, gương mặt ấy là một thách thức đối với nền y học thế giới và chi phí để thực hiện ca phẫu thuật khoảng 70.000 đô la Mỹ. Số tiền quá lớn cùng hy vọng quá mong manh của ca phẫu thuật nên chị Loan quyết định về nước…
Video đang HOT
TS Vinh (hàng đầu, thứ 3 từ trái sang) và GS Hyakusoku
Nhiều năm trong nghề y, chứng kiến nỗi đau thấu xương tủy của biết bao bệnh nhân bị bỏng hóa chất khiến không ít người chỉ muốn tìm đến cái chết, bác sĩ Vũ Quang Vinh quyết tâm phải thực hiện được điều gì đó để thay đổi cuộc đời bất hạnh của những bệnh nhân như chị Loan. Anh quyết định nhận lời phẫu thuật tái tạo gương mặt cho vị thẩm phán đang từng ngày trải qua nỗi đau thể xác và tinh thần bằng kỹ thuật vi phẫu hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ. Kỹ thuật mà anh đã học hỏi được trong 5 năm tu nghiệp tại Nhật Bản.
Hai ngày trước ca mổ đặc biệt nhất với cả bác sĩ và bệnh nhân, bác sĩ Vinh mời chị Loan lên phòng làm việc và thực tâm chia sẻ: “Tôi đã từng mổ vi phẫu nhiều lần, nhưng mổ vi phẫu mặt thì chưa từng. Đây là một kỹ thuật rất khó mà ngay cả thầy giáo của tôi ở Nhật cũng chưa thử nghiệm nên tôi thực sự lo lắng”.
“Các chuyên gia thẩm mỹ thế giới từng kết luận không có vạt da nào đủ để ghép toàn bộ khuôn mặt, nhưng qua nghiên cứu, chúng tôi thấy vạt da lưng là nơi tốt nhất để tái tạo mặt”, TS Vinh chia sẻ
Bác sĩ Vinh nhớ lại: “Rất may khi đó chị Loan đã không ngần ngại nói tôi cứ mổ cho chị, nếu thành công chị ấy có cơ hội hòa nhập với cộng đồng, còn nếu thất bại cũng là cách chị ấy cống hiến cho y học bởi chấp nhận làm người thử nghiệm cho một kỹ thuật vô cùng mới mẻ”.
Anh liên lạc với GS Hiko Hyakusoku (Nhật Bản), người sáng tạo ra phương pháp tái tạo vạt da siêu mỏng tự thân và trao đổi về tình hình bệnh nhân. Được GS Hiko Hyakusoku tư vấn một số ý tưởng, bác sĩ Vinh quyết tâm thực hiện ca mổ táo bạo chứa đựng nhiều rủi ro này.
Áp lực tâm lý đè nặng lên kíp mổ cũng như toàn bộ tập thể y bác sĩ Viện Bỏng Quốc gia bởi tính chất đặc biệt của ca phẫu thuật hôm đó. Hơn 14 tiếng liên tục ca mổ đã kết thúc tốt đẹp ngoài sự trông đợi của mọi người. Ca phẫu thuật và thành công của nó thu hút sự chú ý của giới y học không chỉ ở Việt Nam mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều nước có nền y học tiên tiến khác. Lý do, bởi đó là ca tái tạo da mặt đầu tiên trên thế giới.
Sau một thời gian, chị Loan sang Thái Lan để tiếp tục thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Các bác sĩ Thái Lan hỏi chị tái tạo gương mặt ở đâu mà giỏi đến vậy. Khi biết thành công đến từ bác sĩ Vũ Quang Vinh của Việt Nam, các bác sĩ Thái Lan đã thốt lên: “Chị đã gặp được bác sĩ siêu nhân”.
Thành công nối tiếp thành công, bác sĩ Vũ Quang Vinh lần lượt trở thành người đầu tiên ứng dụng kỹ thuật vi phẫu, rồi siêu vi phẫu để phẫu thuật tái tạo mặt cho nhiều bệnh nhân khác. Cách đây hơn 1 năm, anh đã tái tạo thành công cho một nạn nhân bị a-xít gần như san phẳng gương mặt. PGS.TS Vũ Quang Vinh chia sẻ: “Các chuyên gia thẩm mỹ thế giới từng kết luận không có vạt da nào đủ để ghép toàn bộ khuôn mặt, nhưng qua nghiên cứu, chúng tôi thấy vạt da lưng là nơi tốt nhất để tái tạo mặt”.
Đây được đánh giá là một bước tiến mang tầm quốc tế của các bác sĩ Việt Nam. Phá vỡ luận điểm của y học thế giới về việc không có vạt da nào có thể đủ che phủ kín toàn bộ gương mặt, PGS.TS Vũ Quang Vinh đã làm nên kỳ tích lần đầu tiên được ghi nhận trên thế giới đó là tái tạo toàn bộ gương mặt từ kỹ thuật vi phẫu.
Người của đam mê và ý chí
TS Vinh tâm sự: “Chính một bài báo đã đưa tôi đến với thành công ngày hôm nay. Đó là một ngày, thầy tôi, GS Lê Thế Trung, nguyên Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia đưa tôi xem bài báo viết về việc người Nhật thành công trong việc tái tạo cằm, cổ bằng vạt da siêu mỏng và thầy hỏi tôi, sao chúng ta chưa làm được kỹ thuật này? Câu hỏi của thầy khiến tôi cầm tờ báo đọc và nghĩ, kỹ thuật này không quá khó và tôi quyết định thử nghiệm nó ngay sau đó mấy ngày”. Ba cuộc thử nghiệm, 2 thành công, 1 thất bại khiến bác sĩ Vinh hiểu ra kỹ thuật này không hề dễ dàng như mình tưởng.
TS Vinh (trái) đang phẫu thuật cho bệnh nhân bằng kỹ thuật vi phẫu
Không chấp nhận thất bại, anh tìm cách liên hệ với tác giả của kỹ thuật đó là GS.Hiko Hyakusoku. Ngay lập tức GS tỏ ý được sang Việt Nam chuyển giao kỹ thuật mới này cho bác sĩ Việt Nam. Khi ấy, anh vừa háo hức vì được học hỏi từ vị giáo sư đầu ngành của Nhật Bản nhưng cũng đầy lo lắng vì không chắc mình có thể lĩnh hội được kỹ thuật phức tạp này.
Đầu năm 2000, GS.Hiko Hyakusoku sang Việt Nam chuyển giao kỹ thuật vi phẫu cho một số bác sĩ Viện Bỏng Quốc gia. Đó cũng là lần đầu tiên bác sĩ Vinh biết thế nào là kỹ thuật vi phẫu, một kỹ thuật quá khó và mới lạ với đội ngũ bác sĩ Việt Nam thời điểm đó. Một năm sau đó, năm 2001, bác sĩ Vinh thi đỗ và nhận được học bổng của Chính phủ Nhật Bản. May mắn đến với anh khi GS.Hiko Hyakusoku nhận anh về Khoa Phẫu thuật tạo hình của ông tại Đại học Y khoa Nippon, ngôi trường danh tiếng của Nhật Bản. Năm năm khổ luyện học tập tại Nhật Bản đã giúp bác sĩ Vinh thêm kiến thức, kinh nghiệm để trở về quê hương hồi sinh cho những phận người đang đối mặt với nỗi đau cả thể xác và tinh thần.
Niềm vui và vinh dự tự hào của TS Vinh còn được nhân lên nhiều lần khi với những thành công của mình, TS Vũ Quang Vinh được trường cũ ở Nhật mời làm giáo sư thỉnh giảng. Thành công của TS Vinh đã được y khoa thế giới ghi nhận thông qua các chuyên đề báo cáo tại nhiều hội thảo quốc tế. Nhưng trong anh vẫn đau đáu việc đào tạo cho đội ngũ bác sĩ trẻ, những người sẽ nối nghiệp anh trong tương lai tại Viện Bỏng Quốc gia.
Hơn 10 năm biết bác sĩ Vinh, lần nào gặp anh, tôi cũng thấy đầy thêm trong anh những đam mê nghiên cứu để khám phá và cống hiến nhiều hơn nữa cho y học. TS Vinh bảo: “Thực ra nó cũng do tính khí của tôi, càng khó càng lao vào nghiên cứu. Trước những ca bệnh khó luôn hình thành trong đầu tôi câu hỏi mình có thể làm gì cho bệnh nhân này, có cách nào tốt hơn nữa không và tôi đã đi tìm câu trả lời bằng đọc sách, nghiên cứu trao đổi với các đồng nghiệp nước ngoài. Những kết quả đã làm được bạn bè trong nước và quốc tế đánh giá tốt trở thành động lực giúp tôi tiếp tục nghiên cứu và tìm tòi”. Khát khao cống hiến tâm sức cho người bệnh bằng những thành tựu trong chuyên môn là mục tiêu vươn tới của PGS.TS Vũ Quang Vinh, chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phẫu thuật vi phẫu. Trong một lần trò chuyện, anh tâm sự: “Tôi đang nghiên cứu về phương pháp ghép mặt tử thi để tái tạo lại gương mặt. Đó là một dự định khó khăn, lâu dài, tốn công sức, nhưng tôi tin tưởng cùng với các cộng sự của mình, chúng tôi sẽ thành công”.
Hiện tại bằng công nghệ vi phẫu khoa Phẫu thuật Tạo hình (Viện Bỏng Quốc gia) đã áp dụng thành công cho nhiều ca bệnh khó như: kỹ thuật siêu vi phẫu điều trị phù bạch mạch sau điều trị ung thư; tái tạo vú; loét do xạ trị; tái tạo dương vật; chuyển ngón chân thay thế ngón tay bị mất…Thành công này đã được Bộ Y tế công nhận là một trong 26 thành tựu y học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Theo VNE
Cậu thanh niên có đầu và khuôn mặt biến dạng như người ngoài hành tinh
Với chiếc đầu và khuôn mặt to bất thường, cậu thanh niên này đã nhận được sự cảm thông của rất nhiều tầng lớp người dân Mỹ thời bấy giờ.
Với chiếc đầu và khuôn mặt to bất thường, hình ảnh và cuộc đời ngắn ngủi của cậu thanh niên Roy Lee "Rocky" Dennis, người Mỹ không chỉ khiến những người dân Mỹ thời kỳ đó thương cảm và sau đó còn được đưa vào bộ phim Mask (1985) của đạo diễn Peter Bogdanovich.
Roy Lee Rocky Dennis sinh năm 1961 tại Glendora, bang California, Mỹ. Năm lên 4, cậu được chẩn đoán mắc chứng loạn sản xơ sọ hầu hay còn được biết đến là bệnh CDD. Loạn sản xơ sọ hầu là một căn bệnh hiếm, có tỷ lệ mắc phải vào khoảng 1/220 triệu ca. Kể từ thời điểm phát hiện, thế giới mới chỉ ghi nhận chưa tới 20 trường hợp.
Cậu thanh niên Rocky Dennis có chiếc đầu to và khuôn mặt biến dạng.
Đây là một căn bệnh rối loạn xương khiến canxi phát triển trong hộp sọ, gây biến dạng cấu trúc mặt. Không chỉ gây ảnh hưởng tới diện mạo của người mắc bệnh mà căn bệnh này còn làm giảm tuổi thọ trung bình của họ.
Các bác sĩ cho biết, các khối canxi lắng đọng bất thường trong hộp sọ đã đẩy đôi mắt của Dennis ra xa, trôi về phía hai bên thái dương, sau đó gây biến dạng mũi. Bên cạnh đó, thị lực cũng như khứu giác của cậu cũng bị suy giảm đáng kể. Trước năm 7 tuổi, não bộ của Dennis đã bị phá hủy do sức chèn của khối canxi lắng trong não.
Mặc dù gặp phải vấn đề trong nhìn, nghe và trải qua những cơn đau đầu kéo dài nhưng Dennis vẫn rất lạc quan. Cậu vẫn có thể làm được những việc đối với cậu là khó như đọc sách. Năm 6 tuổi, Dennis được đi học. Mặc dù khả năng tiếp thu chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa nhưng Dennis vẫn có vượt qua được các kỳ thi sau đó. Năm 16 tuổi, cậu thanh niên giàu nghị lực này qua đời do căn bệnh CDD.
Theo Kenh14
Nữ sinh bị người yêu cũ tạt axit tàn phá hết khuôn mặt Chỉ vì chút mâu thuẫn nhỏ, nam sinh viên người Indonesia đã thẳng tay tạt axit vào mặt người yêu cũ, khiến gương mặt cô bị biến dạng hoàn toàn. Vào tháng 10 vừa qua, nam sinh viên Riki Halim Levin, 23 tuổi trường ĐH Bina Nusantara, Jakarta, Indonesia đã ra tay tạt axit vào bạn gái cũ, cô Lynia Davega, khiến gương...