Bác sĩ Sản khoa nói về nỗi sợ hãi của nhiều chị em mang tên “Rạch tầng sinh môn”, hóa ra nếu không rạch còn đáng sợ hơn
“Rạch tầng sinh môn” là một trong những “giai thoại” khiến nhiều chị em đã từng trải qua khi nhắc lại vẫn thấy nổi da gà.
Tầng sinh môn là một phần của bộ phận sinh dục nữ, là phần mô nằm giữa âm đạo và hậu môn. Kích thước tầng sinh môn khoảng 3-5cm và đảm nhiệm vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản của người phụ nữ.
Đối với các sản phụ sinh thường, nhất là sinh con so đầu lòng, thường được các bác sĩ chỉ định thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn. Trong lúc chuyển dạ, khi sản phụ có dấu hiệu xuất hiện cơn co bóp tử cung và rặn đẻ, khi cơn co lên đến đỉnh điểm thì nhân viên y tế sẽ cắt một đường nhỏ tầng sinh môn để mở rộng khu vực này, giúp em bé ra ngoài dễ dàng hơn.
Chắc hẳn với không ít các chị em đẻ thường, bên cạnh cảm giác đau đẻ thì cảm giác đau khi rạch, khâu tầng sinh môn và những ngày khi vết khâu chưa lành là một nỗi ám ảnh. Vết khâu tầng sinh môn ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người mẹ sau sinh, từ việc đi lại cho đến vấn đề tiêu hóa… đều khá bất tiện.
Hình ảnh minh họa vết rạch tầng sinh môn.
Cảm giác đau khi rạch, khâu tầng sinh môn và những ngày khi vết khâu chưa lành là một nỗi ám ảnh với các mẹ sinh thường (Ảnh minh họa).
Chính vì điều này mà có không ít người thắc mắc: ” Tại sao lại phải rạch tầng sinh môn?”, “Thời xưa các bà các mẹ ít bị rạch mà bây giờ đa số đều phải rạch?”, “Nếu không rạch thì sẽ ra sao? “…
Chia sẻ về vấn đề này, Th.S, BS Tạ Việt Cường (Phó giám đốc Trung tâm khám và điều trị, chăm sóc sức khỏe sinh sản – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 2) cho biết: ” Khi đầu em bé chui vào trong âm đạo của người mẹ để chuẩn bị ra ngoài thì thực tế lỗ mở âm đạo nhỏ hơn đầu em bé, vì vậy việc rạch tầng sinh môn nhằm mục đích để mở rộng khu vực này đồng thời tạo vết rách theo một hướng định sẵn, tránh rách phức tạp.
Video đang HOT
Rách phức tạp tầng sinh môn có nhiều cấp độ: Rách sâu vào bên trong âm đạo, rách đứt thớ trung tâm bên ngoài, rách cơ thắt hậu môn, rách trực tràng… Tất cả điều này khiến thành âm đạo mủn ra và việc khâu tầng sinh môn rất khó so với việc tạo ra một đường rách chủ động, vừa dễ khâu và cũng dễ phục hồi ” .
BS Tạ Việt Cường cho hay, việc rạch tầng sinh môn chủ động sẽ giúp sản phụ không phải đối diện với những nguy cơ nguy hiểm khi rách tầng sinh môn bị rách phức tạp.
Trong 13 năm gắn bó với nghề, bác sĩ Cường từng gặp những ca rách phức tạp tầng sinh môn, phải khâu 1-2 tiếng đồng hồ trong khi nếu là vết cắt chủ động thì việc khâu chỉ mất 10-15 phút. Bên cạnh đó, việc rạch tầng sinh môn cũng làm hạn chế tình trạng mất máu sau sinh vì có nhiều trường hợp mất rất nhiều máu do rách phức tạp. Việc ra máu ở vùng dưới có thể tạo thành rối loạn đông máu, không cầm máu được, những điều này là rất nguy hiểm cho sản phụ.
Có không ít chị em vẫn mách nhau về những bài tập, cách massage, chế độ ăn uống để giúp không phải rạch tầng sinh môn. Tuy nhiên, BS Cường cho hay bản thân anh chưa bao giờ nghĩ đến việc rạch hay không rạch: ” Vì như đã nói ở trên, việc rạch chủ động sẽ giúp tránh nguy cơ rách phức tạp. Hơn nữa, nếu không rạch sẽ làm em bé ra ngoài khó khăn hơn, nguy cơ lớn nhất là khiến bé bị ngạt, khi chào đời không khóc.
Vậy nếu đứng trước 2 sự lựa chọn, 1 là rạch, 2 là không rạch đợi âm đạo đủ giãn để bé chui ra nhưng có nguy cơ bị ngạt thì chắc chắn cả sản phụ và bác sĩ sẽ đều chọn cách an toàn hơn cho cả mẹ và bé.
Làm bác sĩ Sản thì chúng tôi luôn cân nhắc hướng đến mục tiêu an toàn cho mẹ và bé, chứ không phải mục tiêu là KHÔNG PHẢI RẠCH . Còn nếu một sản phụ nào đó nói với tôi là: “Em không muốn bị rạch tầng sinh môn” thì tôi sẽ trả lời là: “Vậy thì em hãy sinh mổ đi”.
Việc đẻ thường hay đẻ mổ cũng đều có những nhược điểm, ưu điểm. Nhưng mục đích của chúng ta là làm sao để em bé ra đời khỏe mạnh chứ đừng quá quan trọng việc phải đẻ bằng phương pháp nào “.
Vụ sản phụ tử vong bất thường ở BV Việt Pháp: Bác sĩ sản khoa chỉ rõ những đối tượng dễ bị băng huyết sau sinh, cần đặc biệt cảnh giác
"Sản phụ tử vong tại BV Việt Pháp có thể là do một trong các nguyên nhân/yếu tố nguy cơ gây băng huyết sau sinh đã xuất hiện trong quá trình mang thai hoặc lúc chuyển dạ nhưng nhân viên y tế không phát hiện được", TS. Trần Thị Hoa chia sẻ.
Liên quan đến trường hợp sản phụ 24 tuổi ở Hà Nội tử vong sau khi sinh tại BV Việt Pháp (Hà Nội), TS. BS Trần Thị Hoa, đã từng nghiên cứu và điều hành về đào tạo Sản khoa thiết yếu và Sức khỏe Sinh sản của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID), cho rằng khả năng là do sản phụ bị băng huyết sau sinh. Đây là tình trạng ra máu nặng được xác định mất hơn 500ml máu trong 24 giờ sau khi sinh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có hơn 500.000 phụ nữ trên toàn thế giới tử vong trong khi sinh hoặc do các biến chứng thai sản, trong đó băng huyết sau sinh chiếm tới 25%. Các biến chứng thai sản có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào ở mang thai, sinh nở và sau khi sinh. Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ băng huyết sau sinh chiếm từ 3% - 8% và đây được xem là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở các bà mẹ.
TS. Trần Thị Hoa cho biết, có nhiều nguyên nhân gây băng huyết sau sinh (BHSS) gồm:
1. Sản phụ bị rối loạn đông máu: Phụ nữ bị rối loại đông máu có thể do di truyền hoặc mắc phải như bệnh ưa ra máu, bệnh von Willebrand (vWD), thiếu hụt yếu tố IX hoặc XI có thể gây xuất huyết nặng sau sinh, làm tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt là trong thời kỳ hậu sản.
Tỷ lệ phụ nữ băng huyết sau sinh chiếm từ 3% - 8% và đây được xem là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở các bà mẹ (Ảnh minh họa).
2. Giảm tiểu cầu: Đây là tình trạng thay đổi huyết học phổ biến nhất liên quan đến tăng huyết áp do thai nghén. Nếu số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 100.000/ lL, sản phụ sẽ có nguy cơ không thể đông máu trong và sau khi sinh.
3. Đờ tử cung: Sau khi sinh tử cung không co bóp. Nếu bà mẹ bị nhau tiền đạo, nhau bong non thì có thể làm tăng nguy cơ đờ tử cung, băng huyêt huyết sau sinh.
4. Chấn thương trong thời kỳ chuyển dạ: Có khả năng do các biến chứng như vỡ tử cung hoặc vết rách do sinh nở hoặc can thiệp phẫu thuật.
Bác sĩ Hoa bổ sung, những phụ nữ dưới dây có khả năng xuất hiện BHSS: thai già tháng; giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ không tiến triển; tình trạng dinh dưỡng của mẹ kém, tuổi mang thai dưới 20 hoặc ngoài 35 tuổi; sản giật và các rối loạn liên quan; chuyển dạ kéo dài; sót nhau.
" Qua những nguyên nhân và nguy cơ do các Nhà Dịch tễ học Y khoa và Sản khoa đã đúc kết của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trường Sản khoa đã đúc kết thì có thể sản phụ tử vong tại BV Việt Pháp là do một trong các nguyên nhân/yếu tố nguy cơ kể trên đã xuất hiện trong quá trình mang thai hoặc lúc chuyển dạ", bác sĩ chia sẻ.
Bác sĩ Hoa cũng cho biết, sản phụ trước khi bị BHSS thường có các dấu hiệu như xanh xao, choáng váng; bồn chồn hoặc li bì; huyết áp thấp; tăng nhịp tim/nhịp tim nhanh...
Bác sĩ phải nhận biết các dấu hiệu xuất huyết sau sinh càng sớm càng tốt. Bởi vì khi đã xuất hiện BHSS mà không được bác sĩ phát hiện sớm sản phụ có thể bị mất máu nghiêm trọng dẫn tới tổn thương các cơ quan nội tạng, suy đa tạng, nhiễm trùng huyết, sốc do rối loạn nước điện giải, là những nguyên nhân trực tiếp gây tử vong mẹ.
Tuy nhiên, hãy cảnh giác với những trường hợp BHSS mà nguyên nhân do giảm tiểu cầu thường không xuất hiện triệu chứng hoặc các dấu hiệu rất nhẹ, lu mờ nên dễ bị bỏ qua khiến bà mẹ trở nên nguy kịch, nhanh chóng tử vong dù trong quãng thời gian này đã được bác sĩ đã tận tình cứu chữa.
Lẽ thường, một phụ nữ biết có thai đã phải gặp bác sĩ hoặc nữ hộ sinh lành nghề tại cơ sở y tế để khám thai. Khi đó, nhân viên y tế sẽ thực hiện các thủ thuật như khám nội khoa tổng quát, khám sản phụ khoa và khám thai, mà đối với phụ nữ khỏe mạnh bình thường cần tới 8 lần.
Riêng đối với siêu âm thai, WHO khuyên rằng phụ nữ mang thai khỏe mạnh chỉ siêu âm 1 lần trước 24 tuần để ước tính tuổi thai, phát hiện những bất thường trên thai nhi và đa thai, giảm việc giục chuyển dạ trên những nữ mang thai già tháng. Khi khám thai định kỳ mà khám đủ và khám đúng, dứt khoát bác sĩ đã phát hiện những nguyên nhân, tức là những bất thường và can thiệp ngay thì bệnh sẽ không nặng thêm nên sẽ ngăn ngừa được BHSS hoặc các biến chứng khác.
Đã xảy ra băng huyết sau sinh mà không được phát hiện và điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có thể tử vong sau vài giờ hoặc sớm hơn do tình trạng ra máu nặng và liên tục! (Ảnh minh họa).
Trường hợp phát hiện nguyên nhân muộn, bác sĩ đã phải theo dõi cuộc sinh sát sao suốt thời kỳ và sau khi sinh bằng cách quan sát ác dấu hiệu lâm sàng và sinh tồn cách khoảng 15 phút, đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu sản khoa mà gồm: chống sốc, máu và tiểu cầu, dịch chuyền và phòng mổ. Hiểu rằng đã xảy ra BHSS mà không được phát hiện và điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có thể tử vong sau vài giờ hoặc sớm hơn do tình trạng ra máu nặng và liên tục!
Để tránh các biến chứng thai kỳ bao gồm BHSS, khi biết có thai bà mẹ nên khám thai định kỳ như đã nêu trên và biết phòng bệnh bằng cách không nên lạm dụng nội tiết và thuốc chữa bệnh kể cả vitamin tổng hợp hoặc thực phẩm chức năng; bà mẹ không nên ăn uống đồ công nghiệp, thực phẩm biến đổi gene, sinh hoạt thể chất lẫn tinh thần hợp với bà bầu. Trong những lần khám nếu phát hiện có bệnh cần được bác sĩ chữa trị dứt điểm. Mặc dù bệnh đã khỏi bác sĩ vẫn phải ghi nhận vào hồ sơ cần theo dõi sát sao trong suốt thời kỳ mang thai còn lại tới lúc chuyển dạ, sinh nở và sau khi sinh.
Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ Phụ nữ dùng thuốc trị động kinh acid valproic trong thời kỳ mang thai có nguy cơ sinh con mắc bệnh tự kỷ cao hơn gấp đôi. Một nghiên cứu mới đây cho thấy. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc dùng thuốc khi mang thai gần như tăng gấp đôi khả năng trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý...