Bác sĩ phẫu thuật phải dốc ngược đầu bệnh nhân để mổ
Nữ bệnh nhân xuất huyết ồ ạt trong ổ bụng, buộc bác sĩ phải mổ trong tư thế dốc đầu bệnh nhân và truyền máu thành dòng.
Rạng sáng 24/1, các bác sĩ ở Đơn vị Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực nhận được một cuộc điện thoại khẩn cấp từ khoa Cấp cứu thông báo về bệnh nhân 66 tuổi đang trong tình trạng nguy kịch.
Người bệnh đến viện với triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, tụt huyết áp, nghi phình mạch chủ bụng. Tại khoa cấp cứu, bệnh nhân đau bụng, nôn, khó thở, huyết áp 90/60 mmHg, được duy trì thuốc vận mạch. Kết quả chụp cắt lớp cho thấy khối phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận đường kính hơn 9 cm, hình ảnh khối phình đang ra máu, tụ máu lớn sau phúc mạc, dịch tự do ổ bụng dạng máu.
Các bác sĩ của 2 khoa đã hội chẩn và quyết định phẫu thuật khẩn cấp cho bệnh nhân.
Bệnh nhân ổn định sau phẫu thuật. Ảnh: Hoa Lê.
Bác sĩ Hán Văn Hòa trực tiếp phẫu thuật bệnh nhân, cho biết phẫu thuật phình động mạch chủ bụng rất khó khăn, phẫu thuật vỡ phình mạch chủ bụng còn khó khăn gấp bội. Kịch tính diễn ra khi người bệnh chưa kịp gây mê thì huyết áp tiếp tục tụt xuống thấp 50/30 với 3 loại thuốc vận mạch.
“Chúng tôi vừa hồi sức, gây mê vừa phẫu thuật. Để giữ cho não bệnh nhân không thiếu máu, ê kíp đã mổ trong tư thế người bệnh dốc đầu 45 độ, máu truyền nhanh thành dòng, sử dụng 3 thuốc vận mạch liều tối đa”, bác sĩ Hòa nói.
Video đang HOT
Khó khăn liên tiếp trong khi mở ổ bụng ra, khối phình quá lớn, máu đang chảy ra ổ bụng. Ê kíp vừa lấy tay giữ khối phình không cho ra máu, vừa nhanh chóng tìm động mạch chủ, kẹp mạch. Để nhanh chóng tìm và khống chế mạch, vừa tránh tổn thương động, tĩnh mạch thận, tá tràng, niệu quản… làthách thức vô cùng lớn không chỉ với bác sĩ tuyến tỉnh mà ngay các chuyên gia đầu ngành phẫu thuật mạch máu.
Sau 4 giờ, cuộc phẫu thuật thành công. Người bệnh được chuyển khu hồi sức tim mạch tích cực, huyết động ổn.
“Người bệnh đã phải truyền 3 lít khối hồng cầu, 1,6 lít huyết tương, 450 ml khối tiểu cầu, gần như thay máu cho người bệnh trong và sau mổ để chống đỡ lại tình trạng mất máu và rối loạn đông máu” bác sĩ Hòa chia sẻ.
Sau 10 tiếng hồi sức tích cực, thở máy hỗ trợ, người bệnh đã hoàn toàn tỉnh táo, không có tai biến. Ngày thứ 6 sau phẫu thuật, người bệnh tự đi lại, ăn uống bình thường. Đây là trường hợp thứ 2 mà Đơn vị Phẫu thuật tim mạch – Lồng ngực gặp và đều cấp cứu thành công.
Lê Nga
Theo VNE
Bé trai 7 tuổi nôn ra đầy bát máu vì căn bệnh vô cùng hiểm ác
Thấy con nôn ra máu, cha mẹ cho bé sử dụng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc hơn một tháng khiến tình trạng chẳng những không hết mà ngày một nặng nề hơn. Đến khi cấp cứu, dung tích hồng cầu của bé thậm chí chỉ còn 20%.
Đó là trường hợp của bé Nam (7 tuổi, ngụ Đồng Tháp). Lúc Nam 5 tuổi, bé từng nôn ra máu 1 đợt nặng và được truyền máu 1 lần. Những tưởng mọi thứ đã kết thúc thì một tháng nay em nôn ra máu tái phát, đau bụng âm ỉ. Nghe lời nhiều người, cha mẹ cho con sử dụng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc để mong cứu vãn, tuy nhiên, bệnh của bé không giảm mà ngày một nặng hơn. Cách đây hai tuần, do nôn ra máu liên tục với lượng nhiều (người nhà kể khoảng hơn 1 chén cơm) nên bé được đưa vào Bệnh viện (BV) địa phương.
Bé trai ói máu suốt 2 năm vì căn bệnh hiểm.
Tại BV, dung tích hồng cầu của bé chỉ còn khoảng 20%, BS nhận thấy điều này chứng tỏ bé đã xuất huyết khá nhiều. Bé nhanh chóng được truyền máu, ổn định huyết động và chuyển ngay đến BV Nhi Đồng Thành phố (TP.HCM).
Tại BV Nhi đồng Thành phố, kết quả siêu âm và CT scan cho thấy, bé bị teo tĩnh mạch cửa nên máu không về gan được, cường lách, teo gan, không lọc được các chất độc (đặc biệt là NH3), tuần hoàn bàng hệ dãn.
Xác định bệnh nhi xuất huyết tiêu hóa nặng nên phải can thiệp điều trị sớm, sau khi được hội chẩn ráo riết, các BS quyết định sẽ phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa để chuyển hướng lượng máu từ tĩnh mạch cửa vào các tĩnh mạch khác. Phương pháp này được chỉ định thực hiện khi áp lực trong tĩnh mạch cửa quá cao và gây ra xuất huyết tiêu hóa từ những tĩnh mạch ở thực quản. Êkíp điều trị dùng 1 đoạn tĩnh mạch cảnh trong ở cổ làm cầu bắc ngang, giải áp cho tĩnh mạch cửa qua tĩnh mạch mạc treo tràng trên ở ruột.
ThS. BS Tạ Huy Cần, Trưởng khoa Ngoại tổng quát BV Nhi đồng Thành phố phân tích: " Đoạn teo tĩnh mạch ngoằn nghèo và áp lực cao nên đòi hỏi tính toán mạch máu phải đủ dài bắc cầu. Cái khó trong ca này là xác định và phẫu thuật tìm nhánh trái tĩnh mạch cửa nằm trong gan và đánh giá sự thông thương của nó với nhánh phải, sau đó là phẫu thuật bắc cầu mạch máu. Đoạn tĩnh mạch cảnh trong vùng cổ bên phải dài 7cm được chọn để làm cầu vượt. Tuy nhiên, tĩnh mạch lại cực kỳ mỏng và nhỏ (dưới 0.1mm), thao tác tạng sâu, chỉ cần đi lệch hoặc thao tác thiếu chính xác sẽ làm rách mạch máu và gây hẹp ảnh hưởng đường máu đi".
Ca phẫu thuật căng thẳng kéo dài 5 tiếng đồng hồ.
Cuối cùng, ca phẫu thuật cân não kéo dài gần 5 tiếng đồng hồ được thực hiện cẩn thận đã thành công. 48 giờ đồng hồ hậu phẫu, bệnh nhi được chụp CT kiểm tra lưu lượng máu dẫn về gan và cầu bắc thông nối rất tốt. Cùng với dự phòng huyết khối tốt sau mổ, sức khoẻ bệnh nhi dần ổn định. Dự kiến em sẽ xuất viện trong thời gian tới.
Bệnh nhi và mẹ sau ca mổ "ngàn cân treo sợi tóc".
ThS. BS Nguyễn Thị Cẩm Xuyên, thành viên êkíp mổ cho biết, nếu tình trạng tăng áp tĩnh mạch cửa kéo dài, bệnh nhi sẽ bị xuất huyết nặng và ồ ạt đe dọa tính mạng.
Được biết, ca bắc cầu nối mạch máu này vô cùng khó, số ca trong nước thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây cũng là lần đầu tiên ca phẫu thuật phức tạp dùng mạch máu cổ dài 7cm bắc cầu nối với tĩnh mạch mạc treo tràng trên cho bé trai được thực hiện tại BV Nhi đồng Thành phố.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
Theo Helino
Bệnh viện Việt Đức lo thiếu máu cấp cứu dịp Tết Mỗi ngày Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) mổ 150 ca mổ phiên, trên 30 ca mổ cấp cứu, hầu hết cần truyền máu. Ngày 26/1, rất đông người dân, sinh viên và nhân viên y tế tham gia hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện Việt Đức trong ngày hội "Tết hồng yêu thương - Trao niềm hy vọng". Chương trình hiến...