Bác sĩ phát hoảng khi lôi con ký sinh trùng dài 9cm từ não của cô gái 16 tuổi: Cảnh báo cẩn trọng từ món ăn nhiều người thích
Một cô gái ở Trung Quốc bị co cứng ngón tay bất thường, khi khám bệnh, bác sĩ đã hốt hoảng khi lôi được ký sinh trùng này ra khỏi não của cô.
Lưu Nhài, cô gái 16 tuổi đến từ Hồ Bắc, khoảng 3 năm trước cô bắt đầu phát hiện ngón tay bị cứng và co giật, đến tháng 3 năm nay có một lần cô bị co giật đến bất tỉnh. Đi khám bác sĩ phát hoảng khi thấy thứ này trong não.
Từ dấu hiệu co cứng ngón tay đến co giật gây bất tỉnh
“Mẹ xem tay con tự nhiên biến đổi thành như này, có khi đột nhiên không có lực, và tốc độ viết cũng chậm”, 3 năm trước, Lưu Nhàn đã nói câu này với người mẹ của mình bà Hạ. Con gái nói với bà ấy, thường xuyên cảm thấy những ngón tay của bàn tay phải cứng ngắc, lúc đầu chỉ có ngón tay út, tiếp theo đến ngón đeo nhẫn và ngón giữa cũng bắt đầu cứng và co giật.
Cô Hạ đã đưa Lưu Nhàn đến bệnh viện ở địa phương, tiến hành nhập viện điều trị và dùng các loại thuốc tương ứng. Sau đó, triệu chứng ở các ngón tay của Lưu Nhàn hầu như đã được kiểm soát.
Bác sĩ Quách Cường, trưởng Khoa Thần kinh của bệnh viện, sau khi khám bác sĩ rất sốc khi phát hiện trong não của Lưu Nhàn có một con ký sinh trùng.
Tuy nhiên, bắt đầu vào cuối năm ngoái, khi Lưu Nhàn đang ngủ ở ký túc xá của trường học, cô đã 2 lần bị các bạn học trong phòng phát hiện co giật. Cô bạn thấy Lưu Nhàn mắt mở to và hét lên với cô ấy nhưng không thấy phản ứng, còn cho rằng Lưu Nhàn đang nằm mơ.
Vào tháng 3 năm nay, sau khi ngủ trưa trong phòng học, Lưu Nhàn lại cảm thấy những ngón tay cứng và co giật, sau đó cô ngất đi và trượt khỏi ghế ngã xuống đất. Bạn bè đã thông báo cho cha mẹ của Lưu Nhàn và gọi xe cấp cứu đến một bệnh viện ở Quảng Đông.
Bác sĩ Quách Cường, trưởng Khoa Thần kinh của bệnh viện, sau khi khám bác sĩ rất sốc khi phát hiện trong não của Lưu Nhàn có một con ký sinh trùng. Dựa theo bệnh án liên quan khi Lưu Nhàn đến bệnh viện, kết hợp với lịch sử bệnh, lúc này bác sĩ xem xét vì ký sinh trùng có khả năng tương đối lớn.
Video đang HOT
Trong khi phẫu thuật, bác sĩ đột nhiên nghe thấy có một âm thanh giống như hút sợi mì, trực giác mách bảo nên sử dụng một loại thiết bị để hút ký sinh trùng.
“Nhưng chúng tôi vẫn không phẫu thuật cho bệnh nhân, mà là kiến nghị đem ký sinh trùng “nuôi” thêm 2 tuần ở trong não cô bé”. Bác sĩ Quách Cường giải thích, điều này thông qua việc so sánh ảnh hưởng của ký sinh trùng trước và sau khi kiểm tra, để nắm rõ quỹ đạo chuyển động của ký sinh trùng, lúc này mới xác định vị trí chính xác của ký sinh trùng.
Gần đây, bác sĩ Quách Cường đã thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân. “Trong khi phẫu thuật, tôi đột nhiên nghe thấy có một âm thanh giống như hút sợi mì, trực giác mách bảo nên sử dụng một loại thiết bị để hút ký sinh trùng, sau đó quả nhiên trong dụng cụ hút có một con ký sinh trùng đang nằm cuộn tròn trong đó”.
Nguyên nhân dẫn đến Lưu Nhàn bị nhiễm ký sinh trùng
Theo lịch sử y tế được cung cấp, nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm ký sinh trùng trong não của Lưu Nhàn chính là cô có sở thích ăn thịt ếch và uống nước lã (nước chưa được xử lý như nấu chín hoặc lọc).
Theo lịch sử y tế được cung cấp, nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm ký sinh trùng trong não của Lưu Nhàn chính là cô có sở thích ăn thịt ếch và uống nước lã.
Bác sĩ Quách Cường cho biết những món ăn như ếch, nhái, rắn nhiễm ấu trùng sán nhái không được nấu chín kỹ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thì rất dễ có nguy cơ mắc phải bệnh sán nhái sparganosis. Thực tế, ấu trùng sán có thể ký sinh ở mắt, ở da, thậm chí ở vùng màng ruột, thận, bàng quang, phổi, xoang ngực, tim và mô não. Tiên lượng bệnh nặng khi ấu trùng sán nhái xâm nhập sâu vào bên trong.
Hiện tượng các ngón tay của bệnh nhân bị co giật được gọi là bệnh động kinh. Bệnh động kinh của bệnh nhân này là do sự kích thích viêm não do ký sinh trùng ở nội sọ gây ra và cuối cùng dẫn đến co giật. Đối với hình thức co giật, đôi khi có nhiều thay đổi, có liên quan đến việc di chuyển của ký sinh trùng đến các khu vực khác nhau của não.
Cuối cùng bác sĩ Quách Cường khuyên mọi người nên ăn chín, uống sôi. Các món ăn được chế biến từ ếch nhái nên được nấu chín. Tránh các món như gỏi cá, các món nộm sống, rất có nguy cơ nhiếm ký sinh trùng.
Theo Trí Thức Trẻ
5 dấu hiệu viêm cổ tử cung thường gặp nhất mà con gái không nên chủ quan bỏ qua
Bệnh viêm cổ tử cung có nguy cơ sẽ biến chứng thành ung thư cổ tử cung nếu bạn không chủ động điều trị từ sớm.
Viêm cổ tử cung là một bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới, nó gây ra hiện tượng cổ tử cung bị viêm nhiễm, lở loét hoặc mưng mủ do sự tấn công từ các loại vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Bệnh này không chỉ gây bất tiện trong các sinh hoạt hàng ngày mà còn làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, vô sinh, hiếm muộn... thậm chí còn dẫn đến biến chứng ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Tuy nhiên, nếu kịp thời điều trị bệnh từ sớm thì tỷ lệ chữa khỏi là rất cao. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm cổ tử cung ngay từ bây giờ để chủ động phòng tránh nếu mắc phải bạn nhé!
Ra khí hư bất thường
Hãy chú ý hơn đến lượng khí hư tiết ra từ vùng kín của bạn, nếu khi hư có màu trắng trong như lòng trắng trứng, mùi hơi tanh nhẹ, tiết ra ổn định và tiết nhiều khi rụng trứng thì không có vấn đề gì cả. Thế nhưng, nếu khí hư đổi màu khác thường như vàng, xanh nhạt, nâu sậm... và tiết ra nhiều hơn bình thường, kèm theo mùi hôi khó chịu thì đó là một triệu chứng cảnh báo bệnh viêm cổ tử cung mà bạn không nên bỏ qua. Lúc này, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến việc điều tiết khí hư thì bạn càng nên chủ động đi khám phụ khoa sớm để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Đau, ngứa âm đạo
Người mới mắc bệnh thường có cảm giác đau râm ran ở bụng dưới, đau vùng xương chậu, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục. Một thời gian sau, bệnh nặng hơn và triệu chứng đau bụng cũng diễn ra dữ dội, thậm chí còn kèm theo chứng đầy bụng. Ngoài ra, bệnh viêm cổ tử cung thường gây ra huyết trắng nhiều tràn xuống vùng âm đạo nên khu vực này sẽ bị ẩm ướt, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển và khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, có mùi hôi ở vùng kín.
Chảy máu âm đạo bất thường
Thông thường, hiện tượng chảy máu âm đạo chỉ xảy ra vào mỗi kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu không phải kỳ kinh nguyệt mà có tình trạng chảy máu âm đạo thì đó cũng là một dấu hiệu của viêm cổ tử cung. Máu chảy từ âm đạo có thể ra trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt, do đó, bạn không nên chủ quan xem thường mà nên đi khám ngay.
Rối loạn kinh nguyệt
Không chỉ chảy máu âm đạo bất thường, tình trạng rối loạn kinh nguyệt cũng là một dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm cổ tử cung. Người bệnh sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt tới sớm hoặc muộn hơn so với bình thường, lượng máu tiết ra cũng không đều, có lúc nhiều, có lúc ít, màu sắc cũng biến đổi, không phải màu đỏ mà là màu đen, có mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, tình trạng rong kinh trải dài cũng là nỗi lo mà hội con gái cần đặc biệt lưu ý.
Đau buốt khi tiểu tiện
Ban đầu, người mắc bệnh sẽ chưa thấy tình trạng đau buốt khi tiểu tiện xuất hiện. Thế nhưng, nếu viêm nhiễm kéo dài sẽ lây lan sang bàng quang, từ đó dẫn đến những triệu chứng như đi tiểu nhiều, tiểu buốt, đau rát khi đi tiểu, tiểu ra máu... Đây cũng là một trong những triệu chứng viêm cổ tử cung đã nặng và cần được chữa trị ngay.
Theo Trí Thức Trẻ
Người phụ nữ bị chồng bạo hành vỡ nhãn cầu mắt đã được ghép giác mạc Bệnh nhân Nguyễn Thị N. (53 tuổi) từ tận Đồng Nai phải bay ra Hà Nội khẩn cấp, bởi mắt phải bệnh nhân được ghép giác mạc hơn chục năm trước bị tổn thương trầm trọng, đe dọa chị tái mù như trước thời điểm được ghép giác mạc. Chị Nguyễn Thị N. 53 tuổi ở Tân Thành, Đồng Phú, tỉnh Bình Phước...