Bác sĩ ơi: Nguyên nhân và các phòng ngừa thoái hóa cột sống?
Bác sĩ ơi, tôi 41 tuổi, gần đây hay bị đau thắt lưng khi ngồi làm việc nhiều. Tôi nghi ngờ không biết có phải bị thoái hóa cột sống không.
Bác sĩ khám cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống – Ảnh: Nguyên Mi
Xin bác sĩ tư vấn, ở tuổi nào và có những nguyên nhân nào dẫn đến thoái hóa cột sống? Cần làm gì để phòng bệnh? (anh Nguyễn Thành Vinh, ngụ Phú Yên)
Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Thành Nhân, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Thoái hóa cột sống là một bệnh lý rất thường gặp, hầu như không thể tránh khỏi. Quá trình này thường bắt đầu ở những người trên 35 tuổi. Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc thoái hóa cột sống càng cao.
Trong đó, 57% người trên 65 tuổi có triệu chứng thoái hóa cột sống cổ, 89% người ở độ tuổi 60 – 69 có những dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng.Thoái hóa cột sống là tình trạng tổn thương sụn khớp khối mấu khớp cột sống và đĩa đệm, dẫn đến hình thành các gai xương, có thể gây chèn ép rễ hoặc tủy thần kinh cột sống.
Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở những vị trí chịu nhiều áp lực như cổ, thắt lưng, với biểu hiện chính là đau mỏi cổ, thắt lưng, đau giảm khi nghỉ ngơi, tăng khi vận động, làm việc. Khi bệnh nặng hơn có thể gây tê, dị cảm tay, chân…
Những yếu tố nguy cơ gây thoái hóa cột sống là: tuổi tác, di truyền, đặc biệt là các chấn thương do chơi thể thao hoặc tư thế sinh hoạt, làm việc không đúng. Trong đó, ngồi làm việc lâu, sai tư thế cũng là một nguy cơ dẫn đến thoái hóa cột sống.
Để phòng ngừa, nên tránh mang vác nặng, khi mang vác phải thực hiện đúng cách; chú ý thay đổi tư thế làm việc mỗi giờ, ngồi đúng tư thế, tập thêm các bài thể dục giữa giờ.
Đặc biệt, nên cẩn trọng khi chơi các môn thể thao vận động mạnh như bóng đá, tennis… Nên tập các môn nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, thể dục dưỡng sinh… để giúp cột sống khỏe mạnh, tránh nguy cơ gây tổn thương cột sống.
Bên cạnh đó, cần chế độ ăn uống hợp lý, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích…
Video đang HOT
Khi có triệu chứng của bệnh, người dân nên thăm khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các phương pháp khác khiến bệnh trầm trọng, tốn nhiều thời gian và công sức điều trị hơn.
Theo Thanh niên
7 triệu chứng nhận biết bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên xương sống cơ thể. Thông thường bệnh hay gặp nhất là gai cột sống cổ và gai cột sống thắt lưng.
Bệnh gai cột sống là gì?
Gai cột sống hay còn gọi là bệnh thoái hóa cột sống, trong đó có sự hình thành các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống. Đây chính là sự phát triển thêm ra của xương trên đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống, chấn thương hoặc sự lắng đọng Calci ở các dây chằng, gân tại đốt sống.
Bệnh gai cột sống có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên xương sống cơ thể. Thông thường bệnh hay gặp nhất là gai cột sống cổ và gai cột sống thắt lưng.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh gai cột sống sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh khó chịu, giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai chèn ép vào dây thần kinh, đau có thể lan xuống cánh tay, tê bì chân tay, thậm chí làm hạn chế cử động.
Chính vì vậy khi có những biểu hiện của bệnh gai cột sống, người bệnh nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống
Thường xuyên đau thắt lưng
Cột sống thắt lưng là nơi dễ bị thoái hóa và lắng đọng canxi nhiều nhất. Bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ cơn đau vùng lưng dưới khi gai bắt đầu mọc dài ra. Đầu tiên, các biểu hiện sẽ chỉ đơn giản là đơ, cứng và mỏi cột sống lưng. Dần dần, những người bị gai cột sống vùng thắt lưng sẽ đối mặt với những cơn đau buốt khi đứng quá lâu hoặc di chuyển, đi bước nào là "biết ngay" bước đấy.
Triệu chứng mất cân bằng
Đau thắt lưng khi vận động dẫn đến việc người mắc bệnh gai cột sống sẽ có xu thế "lười vận động" hơn, khi đó khí huyết không lưu thông được dẫn đến mức độ đau càng trầm trọng hơn. Các dấu hiệu đau thắt lưng và mất cân bằng sẽ giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi, vì lúc đó cơ thể được giải phóng tạm thời.
Mất cảm giác chi dưới
Khi bị gai cột sống, cơ bắp cũng dần yếu đi, nhất là vùng chân tay cà cổ. Bệnh gai đốt sống cổ hoặc thắt lưng khi nặng thường sẽ ảnh hưởng đến rễ thần kinh vùng cổ trở xuống, lan dọc xuống hai chân, bàn chân khiến chân tê bì, mất cảm giác, thậm chí không tự mình điều khiển được chuyển động.
Mất kiểm soát đại tiểu tiện
Khi xuất hiện những biểu hiện này cũng đồng nghĩa tình trạng gai cột sống của bạn đang rất nặng. Đặc thù là người bệnh sẽ không thể tự mình kiểm soát được việc đi đại tiểu tiện, tự đại tiểu tiện ra quần.
Biến chứng vẹo cột sống
Gù, vẹo cột sống, thậm chí khó khăn trong đi lại và nguy cơ cơ tàn phế. Nhiều bệnh nhân gai cột sống thường nghĩ rằng điều này không thể xảy ra, tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời, rễ thần kinh và tủy sống sẽ bị tổn thương hoàn toàn gây liệt vĩnh viễn.
Rối loạn thần kinh thực vật
Ngoài việc mất kiểm soát tiểu tiện, người bệnh gai cột sống còn có thể cảm nhận được một số biểu hiện khác liên quan đến thần kinh thực vật như rối loạn phản xạ tự động, tăng tiết mồ hôi, biến chứng hô hấp, hạ huyết áp...
Luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ
Những cơn đau vai, đau đốt sống lưng do gai cột sống gây ra khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, ớn lạnh, mất ngủ, buồn nôn, sụt cân... Bởi vậy khi bạn cảm thấy đau lưng kèm các triệu chứng hiển thị bên ngoài như vậy thì hãy cẩn thận nguy cơ mắc gai cột sống ở lưng nhé.
Cách điều trị bệnh gai cột sống
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có những cách điều trị khác nhau: nếu có gai nhưng không gây đau thì không điều trị. Xu hướng điều trị của bệnh gai cột sống là điều trị bảo tồn, và sẽ cắt bỏ gai khi thật cần thiết nhưng gai vẫn có thể mọc lại.
Cách điều trị không phẫu thuật
Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, giảm áp lực lên các vùng bị đau. Có thể dùng các loại thuốc giảm đau để giảm triệu chứng đau, kết hợp với phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên. Thực hiện các biện pháp mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng cho các vùng bị hạn chế tầm vận động do cơn đau.
Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể. Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng. Duy trì cân nặng ở mức vừa phải.
Điều trị phẫu thuật
Là biện pháp cuối cùng được nghĩ đến khi người bệnh bị đau nghiêm trọng, mạn tính, khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống gây nên các hiện tượng rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.
Trúc Chi
Theo phununews
Điều tai hại gì xảy ra khi bạn ngồi cả ngày? Nếu bạn là nhân viên văn phòng thì chắc chắn phần lớn thời gian của bạn bắt buộc phải ngồi. Shutterstock Và như thế, bạn hầu như không còn thời gian để làm điều gì kỳ diệu cho sức khỏe tổng thể.. Bạn có biết rằng ngồi cả ngày mà không vận động như vậy là rất có hại không? Từ đau cơ...