Bác sĩ ơi: Mùa dịch Covid-19, có được hôn má, ôm hôn, bắt tay không?
Đang trong mùa dịch Covid-19 nên tôi rất ngại các tiếp xúc gần, hạn chế bắt tay dù công việc đòi hỏi giao tế. Đặc biệt, nhà có trẻ nhỏ nên tôi cũng hạn chế mọi người ôm hôn, nựng nịu bé để phòng bệnh.
Giữ khoảng cách khi tiếp xúc (ít nhất 2 mét) cũng như chú ý thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là cách tốt nhất để hạn chế virus lây lan – ShutterStock
Làm như vậy có thái quá không? Trong mùa dịch Covid-19, có cần tránh ôm, hôn, bắt tay không? Xin bác sĩ tư vấn. (Trần Bình Minh, 35 tuổi, ngụ TP.HCM)
Theo phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Khoa Nội tổng quát 2, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM): Virus corona chủng mới gây bệnh Covid-19 cũng như nhiều virus gây bệnh đường hô hấp khác, được xác định lây lan qua giọt bắn, dịch tiết đường hô hấp của người bệnh.
Bệnh có thể lây lan do: Một là tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn (dịch tiết như nước bọt, nước mũi) của người nhiễm bệnh; hai là gián tiếp qua đụng chạm, sờ tay vào các vật dụng, mặt phẳng có dính dịch tiết, giọt bắn, các chất trong vùng hầu họng có mang virus, sau đó đưa tay lên mặt, vùng mũi miệng.
Vì vậy, việc giữ khoảng cách khi tiếp xúc (ít nhất 2 mét) cũng như chú ý thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là cách tốt nhất để hạn chế virus lây lan.
Việc ôm hôn, nhất là hôn trên mặt có nguy cơ lây nhiễm tất cả các bệnh lây qua đường hô hấp (như nhiễm siêu vi, viêm họng, tay chân miệng,… ) và các bệnh ngoài da (nấm, ghẻ,… ) chứ không riêng gì Covid-19.
Video đang HOT
Trong mùa dịch Covid-19 thì đương nhiên, những tiếp xúc gần gũi như ôm, hôn và bắt tay rõ ràng là nên được hạn chế để phòng bệnh đối với mọi người. Đặc biệt, đối với trẻ em càng cần phải hạn chế những hành động tiếp xúc gần gũi này, không chỉ để phòng lây bệnh mà cũng để tránh lạm dụng trẻ em.
Người lớn có thể tự chủ động hạn chế bắt tay, ôm hôn.
Đặc biệt, riêng với trẻ em, phụ huynh cần tránh để người lạ (không phải ba mẹ, ông bà ruột trong gia đình) ôm ấp, ẵm bế, hôn hay nựng nịu trẻ. Tránh cho trẻ ngồi trong lòng người lạ. Mặt khác, người trong gia đình có ôm, nựng nịu hay hôn bé nhưng cũng cần phải an toàn. Tức là, khi đi làm, ở ngoài về, người lớn phải rửa tay, tắm rửa sạch sẽ rồi mới chơi với trẻ, ôm trẻ.
Người trong nhà cần tránh xa, giữ khoảng cách với trẻ và những người thành viên khác khi có dấu hiệu cảm, cúm, nhiễm siêu vi, ho, sốt,…
Để phòng bệnh Covid-19, mọi người lưu ý, cần: vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên; uống nhiều nước và theo dõi thân nhiệt; hạn chế đưa tay lên mặt; ho/hắt hơi phải che miệng bằng khăn dùng một lần hay khuỷu tay và nhớ đeo khẩu trang theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Theo Thanh niên
Bảo vệ trẻ hạn chế nguy cơ bị virus corona tấn công như thế nào?
Việt Nam đã ghi nhận bé 3 tháng tuổi bị nhiễm virus corona. Vậy cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con, hạn chế nguy cơ nhiễm Covid-19?
Rửa tay sạch tay bằng xà phòng thường xuyên: Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi.
Nhiều trẻ nhỏ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc này. Do đó, cha mẹ nên hướng dẫn con rửa tay đúng cách, tập cho con thói quen rửa tay để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh.
Không đưa tay bẩn lên mặt, mũi, miệng: Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội kiêm điều hành khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, bàn tay là nơi trực tiếp tiếp xúc nhiều với dịch tiết cơ thể.
Trẻ thường có thói quen dùng tay không cầm đồ ăn hoặc đưa tay lên mặt. Điều này vô tình khiến virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Chính vì vậy, cha mẹ nên dặn dò con không nên đưa tay lên dụi mắt, sờ lên miệng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus corona.
Dạy trẻ che tay khi ho, hắt hơi và giữ trẻ tránh xa người có biểu hiện bệnh hô hấp: Phụ huynh nên rèn cho trẻ thói quen che miệng khi ho, hắt hơi để tránh lây nhiễm virus, vi khuẩn ra môi trường bên ngoài. Đặc biệt, không nên cho trẻ tiếp xúc gần với những người có biểu hiện sốt, ho hoặc bệnh lý về hô hấp.
Thông thường, bệnh nhân nhiễm virus corona ủ bệnh 14 ngày không triệu chứng. Chính vì vậy, cha mẹ cần cẩn trọng bảo vệ con không chỉ khỏi virus corona mà còn nhiều vi khuẩn gây bệnh khác.
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc nơi đông người: Để trẻ ghi nhớ, cha mẹ cần giải thích nguyên nhân vì sao, ý nghĩa của việc đeo khẩu trang. Nó không phải là cách tốt nhất để tránh bị lây nhiễm mà là ngăn giọt dịch tiết chứa virus bắn sang người khác.
Tốt nhất trong thời gian dịch bùng phát, các gia đình nên hạn chế cho trẻ đến những nơi đông đúc hoặc quá kín. Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, đây sẽ là môi trường thuận lợi cho các virus, vi khuẩn tấn công con bạn.
Cung cấp thêm cho trẻ các loại thực phẩm chức năng bổ sung sức đề kháng cho đường hô hấp: Để tăng cường sức đề kháng chống lại dịch bệnh đang diễn biến phúc tạp, tránh nghe theo những tin đồn không căn cứ về những thực phẩm có khả năng kháng virus. Bạn nên cho trẻ uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi điều độ.
Đặc biệt, nên hạn chế ăn những thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ. Những loại thực phẩm này có thể gây viêm trong cơ thể và làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Thay vào, trẻ cần được bổ sung rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin C. Đặc biệt, cha mẹ nên cung cấp thêm cho trẻ các loại thực phẩm chức năng bổ sung sức đề kháng cho đường hô hấp như siro imunoglukan để trẻ hấp thu tốt hơn, hỗ trợ phòng bệnh hô hấp, ngừa bệnh do virus.
Theo Zing
Chơi bi nam châm thông minh đang "hot", bé trai thủng dạ dày Những viên bi nam châm "xếp hình thông minh", món đồ chơi đang gây sốt đã khiến cậu bé 6 tuổi nhập viện trong tình trạng dạ dày, hồi tràng bị thủng. Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết vừa cứu được bé trai N.H.L. (sinh năm 2014, đến từ TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Cháu bé nhập viện từ...