Bác sĩ ơi: Khi nào cần uống thuốc kháng sinh? Lạm dụng gây hại gì?
Thưa bác sĩ khi trẻ bị bệnh, khi nào thì cần sử dụng thuốc kháng sinh? Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây tác hại gì cho trẻ? (Ngô Bá Vân, 28 tuổi, ngụ TP.HCM)
Kháng sinh là thuốc để điều trị những căn bệnh nhiễm khuẩn và cần được sử dụng một cách an toàn và hiệu quả – Ảnh: Shutterstock
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thanh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM): Nhiều người lại có thói quen lạm dụng kháng sinh như con bị ho, cảm, sốt là tự động mua thuốc kháng sinh về uống.
Ngược lại, nhiều bà mẹ lại sợ kháng sinh và không cho con uống dù được bác sĩ kê toa, làm cho tình trạng bệnh của trẻ ngày càng nặng hơn, có khi phải nhập viện. Kháng sinh là thuốc để điều trị những căn bệnh nhiễm khuẩn và cần được sử dụng một cách an toàn và hiệu quả.
Việc lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến các tác hại:
Tạo ra vi khuẩn kháng thuốc mạnh: Khi phụ huynh tự ý sử dụng kháng sinh theo thói quen sẽ gây hiện tượng lờn thuốc. Uống không đủ liều lượng kháng sinh làm cho vi khuẩn chỉ bị suy yếu chứ chưa chết hẳn.
Như vậy, sau thời gian ngắn, chúng ta sẽ bị bệnh lại vì vi khuẩn đã mạnh lại và chống lại kháng sinh mình đã dùng.
Tiêu diệt vi khuẩn có lợi: Kháng sinh phổ rộng sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột, làm cho hệ tiêu hóa bị yếu đi và kéo theo sức đề kháng cũng kém đi.
Video đang HOT
Lạm dụng kháng sinh cũng gây tổn thương gan. Về lâu dài có nguy cơ gây ung thư, suy tủy, suy thận và các bệnh khác…
Sử dụng kháng sinh đúng và đủ:
Thông thường, kháng sinh đủ liều là 5-7 ngày, có thể kéo dài hơn tùy theo tình hình phát triển của bệnh và có thể thay thế bằng một loại kháng sinh khác nếu sau 3 ngày bệnh nhân không đỡ hơn.
Vì vậy, phải sử dụng kháng sinh theo đúng liều, thời gian chỉ định của bác sĩ.
Không được tự ý ngưng thuốc khi thấy bệnh thuyên giảm vì sẽ làm cho vi khuẩn không bị tiêu diệt hẳn, dễ tái phát và khó điều trị hơn.
Khi dùng kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa dễ gây hiện tượng tiêu chảy. Vì vậy nên dùng kèm men tiêu hóa hoặc men vi sinh nhưng lưu ý uống cách kháng sinh 1 giờ là tốt nhất.
Khi sử dụng kháng sinh, có thể có một vài tác dụng phụ đối với bệnh nhân. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách dùng thuốc hoặc thay thế loại thuốc khác.
Đặc biệt, nên uống nước nhiều để giúp loại bỏ hóa chất có hại ra khỏi cơ thể.
Không uống chung thuốc với nước có ga, nước có chất cồn hay nước trái cây, tốt nhất là nước đun sôi để nguội.
Đặc biệt lưu ý, khi đến phòng khám, có nhiều mẹ hay xin bác sĩ cho con thuốc giống lần trước hoặc lấy thuốc chị cho em uống vì thấy triệu chứng giống nhau. Điều này, gây tác hại to lớn vì tình trạng bệnh mỗi người, mỗi lần sẽ khác nhau.
Vì vậy phải đưa trẻ đến khám và không nên dùng kháng sinh khi không cần thiết. Có thể chỉ cần dùng các vitamin hoặc thuốc bổ để cơ thể bé tự tạo miễn dịch chống lại bệnh, tuy nhiên, ở trẻ nhỏ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ ngay cả khi dùng vitamin và thuốc bổ.
Theo Thanh niên
Những lưu ý giúp bảo vệ con khỏi bệnh thường gặp mùa hè
Đặc điểm thời tiết nóng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều dịch bệnh, trong đó lưu ý nhất là các bệnh do vius, vi khuẩn...Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng trẻ dễ mắc một số bệnh nguy hiểm.
Với kinh nghiệm nhiều năm chữa trị cho các bệnh nhi, BS. Nguyễn Thị Anh Đào - Khoa Nhi (Bệnh viện TƯQĐ 108) chia sẻ những thông tin cơ bản, liên quan đến một số bệnh thường gặp ở trẻ, có quy luật "đến hẹn lại lên" mỗi dịp hè, giúp cha mẹ biết cách bảo vệ sức khỏe cho con.
Ảnh minh họa
1. Viêm não Nhật Bản B
Đây là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, gây dịch về mùa hè do một loại Arbovirus nhóm B gây nên. Virus gây bệnh được muỗi truyền từ súc vật sang người. Bệnh viêm não nếu không phát hiện và điều trị kịp thời để lại di chứng thần kinh nặng nề hoặc tử vong.
Các biểu hiện thường gặp là: sốt cao, đau đầu, nôn. Có trẻ chậm chạp, không hoạt động, co giật rồi đi vào hôn mê. Khi trẻ có những biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này.
Để phòng bệnh, cha mẹ cần cho trẻ tiêm chủng vacxin viêm não đúng lịch, giữ môi trường sống sạch sẽ, nằm màn khi ngủ, phun thuốc diệt muỗi.
2. Sốt virut
Khi mắc bệnh, trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, viêm đường hô hấp trên như: Hắt hơi, sổ mũi, ho đờm trắng. Có thể có phát ban kèm theo thường xuất hiện sau sốt 2-4 ngày, ban lấm tấm, ngứa ít, ấn mất. Bệnh diễn biến thường lành tính.
Điều trị chủ yếu bằng bù nước điện giải, hạ sốt, đảm bảo dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng tốt để hạn chế bội nhiễm. Tuy nhiên có một số trường hợp có biến chứng, nên cần theo dõi để phát hiện các triệu chứng của viêm não như đau đầu nhiều, buồn nôn, rối loạn ý thức...và các biến chứng khác như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản...
3. Tiêu chảy cấp
Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả...) hoặc virut, nấm. Ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải. Tùy mức độ để bù bằng đường uống hoặc truyền nước và điện giải. Việc sử dụng kháng sinh và các men tiêu hóa phải tuân theo chỉ định của bác sỹ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.
BS. Nguyễn Thị Anh Đào khuyến cáo, các bệnh mùa hè thường nguy hiểm và dễ tạo thành dịch lớn, vì vậy các gia đình cần đặc biệt lưu ý khâu phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Thực hiện giữ gìn môi trường sống trong sạch, ăn chín uống sôi, bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết, vệ sinh cơ thể, tiêm phòng đầy đủ,... và cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời khi có các vấn đề về sức khỏe.
Bảo Minh
Theo GDTĐ
Khi kháng sinh trở nên... vô dụng Kháng sinh được xem là phương thuốc đặc hiệu để điều trị các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nhưng hiện nay rất nhiều loại kháng sinh đang trở nên... vô dụng do tình trạng sử dụng kháng sinh tràn lan, thiếu kiểm soát, dẫn tới vi khuẩn kháng kháng sinh gia tăng, gây ra những hậu quả nguy hại. Mua bán thuốc không...