Bác sĩ ơi: Chóng mặt đến mức nào thì cần đi khám?
Gần đây, tôi thường bị chóng mặt, có lúc nằm nghỉ một chút thì hết, có lúc phải uống thuốc giảm đau. Xin bác sĩ cho biết những nguyên nhân nào gây chóng mặt và khi nào cần đi khám? (Ngô Bảo Minh, 42 tuổi, ngụ Cần Thơ)
Shutterstock
Tiến sĩ – bác sĩ Đinh Vinh Quang, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM): Chóng mặt là một triệu chứng, không phải là bệnh lý. Chóng mặt là tình trạng chúng ta cảm thấy bị xoay tròn giữa các sự vật xung quanh hoặc các sự vật xung quanh đang chuyển động mặc dù thực tế chúng đang đứng yên.
Chóng mặt có rất nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân chính là: rối loạn về thăng bằng của cơ thể, mất cảm nhận, mất sự liên tục, có sự phân tích không chính xác giữa các hệ thống như thị giác, tiểu não, các thụ thể cảm giác… Khi có sự xáo trộn như vậy thường sẽ gây ra tình trạng chóng mặt.
Dựa theo triệu chứng của chóng mặt thì đa phần từ các nguyên nhân của bệnh lý thần kinh, trong đó có các bệnh lý thần kinh trung ương và bệnh lý thần kinh ngoại biên.
Mặt khác, hệ thống tiền đình đảm trách công việc thăng bằng của cơ thể. Vì vậy, khi triệu chứng chóng mặt xảy ra cũng có thể là do sự rối loạn về hệ thống tiền đình ngoại biên hoặc hệ thống tiền đình trung ương.
Video đang HOT
Những nguyên nhân khác bao gồm: thiếu máu não, đột quỵ. Bệnh lý mạch máu não ở vùng tiểu não chiếm đến 1/3 các nguyên nhân gây chóng mặt trung ương.
Trong các loại trên, mọi người nên chú ý chóng mặt do nguyên nhân từ trung ương, bệnh lý của não, hay dây thần kinh số 8, các bệnh lý về tai biến mạch máu não… là những kiểu chóng mặt nguy hiểm. Thường có các triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu như: buồn nôn, chóng mặt mức độ đi lại không được, mắt mờ, ù tai… Khi thấy các triệu chứng của chóng mặt trung ương, bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa để được điều trị sớm. Các triệu chứng của chóng mặt trung ương thường không có biểu hiện rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác; diễn tiến chậm, khởi phát âm thầm nhưng ngày càng nặng dần.
Chóng mặt là triệu chứng quen thuộc, hầu hết ai cũng gặp. Điều quan trọng là xác định được nguyên nhân. Nếu nguyên nhân chóng mặt là sự rối loạn tức thời về chuyển động của mắt hoặc sự rối loạn của hệ thống tiền đình ngoại biên thì chỉ cần nằm nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ sẽ cải thiện tình trạng này. Nếu nguyên nhân là bệnh lý của hệ thần kinh trung ương như nói trên thì phải đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Theo Thanh niên
Chóng mặt thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?
Huyết áp thấp, mất nước, nhiễm trùng tai giữa, thiếu vitamin B1... là những vấn đề sức khỏe có thể khiến cơ thể thường xuyên bị chóng mặt, choáng váng.
Huyết áp thấp: Hay còn gọi là hạ huyết áp, đây là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt, đặc biệt là khi bạn thay đổi tư thế từ nằm đột ngột ngồi dậy hoặc đứng lên. Khi đó, máu không di chuyển nhanh lên đầu, bạn có thể trải qua cảm giác bị đau đầu. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn nên đổi vị trí cơ thể từ từ.
Mất nước: Thậm chí mất nước nhẹ cũng là nguyên nhân gây chóng mặt vì nó làm chậm lưu thông máu. Việc thiếu hydrat hóa thích hợp có thể khiến huyết áp giảm nhanh chóng, từ đó gây ra chóng mặt.
Tiêu thụ quá liều caffeine: Uống nhiều hơn lượng caffeine khuyến cáo hàng ngày là 400 mg có thể dẫn đến chóng mặt. Caffeine là chất kích thích hạn chế lưu lượng máu đến não. Máu không chảy đúng cách lên não sẽ gây ra uể oải, chóng mặt và nhức đầu.
Rối loạn lo âu: Mọi người đều trải qua cảm giác lo lắng, nhưng khi lo lắng kèm theo chóng mặt, nó có thể là dấu hiệu bạn bị hoảng loạn hoặc rối loạn lo âu. Chúng có thể khiến bạn cảm thấy lâng lâng vì thường liên quan đến nhịp tim nhanh và hơi thở gấp, cả hai đều gây ra chóng mặt.
Chấn động: Nếu gần đây bạn bị đập đầu vào vật gì đó, chóng mặt có thể là dấu hiệu bạn bị chấn động. Bạn có thể mất vài giờ, hoặc thậm chí vài tuần để hồi phục sau chấn thương.
Nhiễm trùng tai giữa: Cảm lạnh, dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên dẫn đến tích tụ mủ và chất nhầy phía sau màng nhĩ, gây nhiễm trùng tai giữa. Khi đó, bạn có thể bị chóng mặt, mất cảm giác cân bằng của cơ thể.
Thiếu thiamin: Thiamin, hay còn gọi là vitamin B1, là dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì hệ thống thần kinh trung ương. Nếu thiếu thiamin, cơ thể không xử lý nhiên liệu chuyển hóa thành năng lượng đúng cách, dẫn đến mệt mỏi, nhịp tim không đều và hệ thống thần kinh bị suy nhược. Theo thời gian, thiếu thiamin có thể dẫn đến bệnh cơ tim, hoặc tim to ra, sau đó cản trở lưu lượng máu đến não bộ, gây ra chóng mặt. Đây là tình trạng nghiêm trọng cần được tư vấn của bác sĩ.
Theo Rd
Bất ngờ trước khả năng lây nhiễm của căn bệnh khiến gần 260 học sinh đồng loạt nhập viện 259 học sinh tại 10 điểm trường bị các triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, sốt, ho... phải nhập viện vì có triệu chứng cúm mùa - loại bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao. Ngày 24/9, 61 học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên (thị trấn U Minh, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) bị các triệu chứng chóng mặt,...