Bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch rưng rưng với chai nước cam
Hơn 2.000 chai nước cam được trao tận tay những người ở tuyến đầu chống dịch như lời động viên, chung sức với các chiến sĩ trên mặt trận chống dịch COVID-19.
Y bác sĩ của một ca trực nhận nước cam từ tấm lòng các bạn trẻ – Ảnh: BẢO NGUYÊN
Càng ý nghĩa hơn khi số cam được các bạn thu mua “giải cứu” giúp nông dân miền núi Hà Tĩnh, Nghệ An đang điêu đứng vì không có đầu ra do ảnh hưởng dịch bệnh.
“Giải cứu” nông dân, tiếp sức tuyến đầu
Sau một tháng dang nắng, đội sương “giải cứu” hơn 160 tấn cam, lấy lợi nhuận xây nhà tình nghĩa, các thành viên trong câu lạc bộ Bếp Cơm Vạn Tình ở Đà Nẵng lại lao vào “chiến dịch tiếp sức nước cam” cho tuyến đầu chống dịch. Hơn 2 tấn cam cuối mùa được các bạn mua của nông dân với giá cao hơn gấp nhiều lần thương lái.
Các thành viên CLB Bếp Cơm Vạn Tình vắt cam, đóng chai tặng tuyến đầu chống dịch – Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Mặc cái nắng oi bức của tháng 3 miền Trung, chị Bích Thuận (26 tuổi) cùng anh Nguyễn Nhật Lý (27 tuổi) hì hụi cắt, vắt những quả cam mọng nước. Hai bạn trẻ chia sẻ: “Nhiều hôm anh em vắt cam tay mỏi rã rời, nhưng ai cũng vui cả. Cứ nghĩ những chai nước cam mình làm sẽ đến tay người nhận họ vui, mình cũng quên mệt”.
Bích Thuận cười xòa: “So với các anh công an đứng dầm mình giữa nắng, hay các bác sĩ đang làm việc trong môi trường nguy hiểm quên bản thân, chút công sức của chúng mình không gì to tát. Một người góp một tay chỉ mong họ có thêm sức đề kháng tốt và cảm nhận được vẫn có mọi người đang khích lệ, động viên”.
Video đang HOT
Hơn 20 thành viên của nhóm mỗi người một công việc khác nhau, thời gian rảnh cũng khác nhau. Lý làm lái xe, ngoài giờ làm anh tức tốc chạy đến điểm tập kết để cùng anh chị em vắt cam, đóng chai mang đến các điểm cách ly. Thuận cũng cắt phần thời gian vốn để nghỉ ngơi của mình cùng kêu gọi thêm các tình nguyện viên tham gia chiến dịch.
Nước cam được đóng thùng ướp lạnh đưa đến các điểm cách ly – Ảnh: BẢO NGUYÊN
Chúng tôi không đơn độc
Một trưa tháng 3, nhóm người trẻ đưa mấy thùng ướp đá chất đầy những chai nước cam vàng ươm xuống trước căngtin Bệnh viện 199 – Bộ Công an. Bữa cơm hộp ăn vội hôm ấy có thêm chai nước cam mát lành khác hẳn ngày thường. Sau lớp khẩu trang kín mít, nụ cười ánh lên nơi khóe mắt những người đang chăm sóc hàng chục ca cách ly tại đây. Ai nấy rưng rưng xúc động.
Bữa cơm hộp ăn vội hôm ấy có thêm chai nước cam mát lành cùng lời động viên khác hẳn ngày thường – Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Bác sĩ Võ Thị Hồng Hướng, trưởng khoa phục hồi chức năng của Bệnh viện 199, nghẹn ngào chia sẻ, các y bác sĩ ở đây tham gia công tác phòng chống dịch từ những ngày đầu. Bệnh viện hiện có cả những khu cách ly đỏ (ca nhiễm) và cách ly tập trung.
Giữa đại dịch, các ngành nghề khác có thể chậm lại, nhưng ngành y phải nhanh hơn, phải gồng mình chiến đấu. Khi biết họ làm việc ở bệnh viện, nhiều người còn e dè tiếp xúc.
“Nhưng nhóm các bạn lại dám đến bệnh viện, động viên và tặng những chai nước cam với lời nhắn nhủ giữ sức khỏe để vững vàng nhiệm vụ. Món quà không lớn về giá trị vật chất, nhưng ở thời điểm này, đây là lời động viên mà chúng tôi cảm thấy rất biết ơn. Hành động các bạn cho chúng tôi biết rằng ngành y không đơn độc” – bác sĩ Hướng nói.
Tặng nước cam cho các chiến sĩ công an và người cách ly ở khách sạn Vanda (Đà Nẵng) – Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Trên các trang Facebook công tác xã hội của những bệnh viện ở Đà Nẵng, Huế, Hình ảnh những chai nước cam ngọt mát xếp thành hình ngôi sao, hay những y bác sĩ trong ca trực đêm trên tay cầm chai nước và ánh mắt nở nụ cười được truyền đi cùng lời cảm ơn. Những cuộc gọi, tin nhắn cảm ơn từ người đang cách ly gửi về là nguồn động lực lớn với nhóm bạn trẻ.
Anh Hồ Ngọc Thanh (35 tuổi), chủ nhiệm câu lạc bộ Bếp Cơm Vạn Tình, cho biết thông qua mạng xã hội, nhiều người “không muốn biết mặt nêu tên” đã hỗ trợ kinh phí mua chai thủy tinh cho nhóm thực hiện chiến dịch. Nhiều người nhắn tin động viên, hỗ trợ nhân vật lực. Chính mọi người đã cho nhóm cảm nhận sức mạnh của cộng đồng.
Hiện số người phải cách ly tăng lên từng ngày, CLB đang tiếp tục trích thêm lợi nhuận từ việc “giải cứu” cam, mua trang thiết bị y tế, đồ bảo hộ, khẩu trang tặng cho các bệnh viện, điểm cách ly ở Đà Nẵng.
Theo tuoitre.vn
Thủ tướng đề cao nỗ lực của thầy thuốc trong chống dịch
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá kết quả khả quan trong giai đoạn đầu chống dịch Covid-19 có sự đóng góp rất lớn của những người thầy thuốc.
Ảnh minh họa
Dự kỷ niệm 65 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam tại trường Đại học Y Hà Nội sáng nay, Thủ tướng phát biểu: "Tôi thay mặt chính phủ biểu dương, đánh giá cao nỗ lực quên mình của các y bác sĩ trên mặt trận chống dịch".
Theo Thủ tướng, Việt Nam đã thực hiện các giải pháp phòng chống dịch từ rất sớm và được những kết quả tích cực bước đầu. Hiện số ca nhiễm virus corona ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước được đánh giá có trình độ phát triển cao hơn. Cả 16 bệnh nhân Covid-19 đều điều trị khỏi bệnh, 14 ngày không xuất hiện ca bệnh mới.
"Thành quả chống dịch bước đầu của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ...", Thủ tướng chia sẻ.
Thủ tướng cho rằng trong thành công ban đầu này, hình ảnh người thầy thuốc như những chiến sĩ áo trắng, tận tụy, túc trực ngày đêm, không quản nguy nan phòng chống dịch, "đã lay động triệu con tim".
Song, Thủ tướng lưu ý tuyệt đối không được chủ quan. Cần tiếp tục quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng chống cho đến khi dập được dịch Covid-19, bảo đảm an toàn tính mạng và sức khỏe cho nhân dân.
Tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng thay mặt Chính phủ vinh danh 28 bác sĩ, là những trí thức tiêu biểu có nhiều đóng góp cho trường Đại học Y Hà Nội và nền y học Việt Nam. Trong số bác sĩ được vinh danh, có 12 người được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong giáo sư lần đầu tiên năm 1955 và các Bộ trưởng, Thứ trưởng nhiều thế hệ như nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Trần Thị Trung Chiến... và nhiều chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực.
Thủ tướng cũng đánh giá cao vai trò quan trọng trường Đại học Y Hà Nội, có 118 năm gắn liền với lịch sử phát triển của nền y học Việt Nam. Đến nay, trường đã đào tạo hàng chục nghìn y bác sĩ, trong đó có nhiều giáo sư, bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo các bệnh viện...
"Nhân dân luôn ghi nhớ, biết ơn tất cả thầy thuốc, cán bộ y tế, những chiến sĩ áo trắng, những người hy sinh thầm lặng hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước", Thủ tướng nói.
Thủ tướng nhìn nhận, đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với mỗi quốc gia.
Giáo sư Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội cho biết trường đang bước sang một giai đoạn mới, đổi mới giáo dục đại học, chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang tự chủ đại học, tự chịu trách nhiệm xã hội.
Lê Nga
Theo VNE
Xúc động hình ảnh "Người vận chuyển" mang sắc phục Không có "khoảng cách", nhưng vẫn luôn đảm bảo tuyệt đối an toàn là hình ảnh đẹp của các chiến sĩ Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) bảo vệ mục tiêu và những người dân, du khách được cách ly tại một khách sạn ở TP Đà Nẵng. Họ sẵn sàng mua đồ, đưa cơm, vận chuyển tới nơi và giao cho...