Bác sĩ ở Trường Sa ‘chỉ mong thất nghiệp thôi…’
“Quân y nhà tớ rất tốt nên ngư dân thích vào Sơn Ca lắm. Vô đây là được quân y và chỉ huy đảo quan tâm, chăm sóc tận tình” – thượng tá Hoàng Đức Chiến, chính trị viên đảo Sơn Ca, nói.
Thượng úy, bác sĩ Nguyễn Ngọc Sơn (bệnh xá trưởng đảo Sơn Ca) khám bệnh cho một chiến sĩ – Ảnh: My Lăng
Bệnh xá đảo Sơn Ca (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) chỉ có ba phòng bệnh thường và một phòng bệnh nặng. “Nhưng khi ngư dân cần thì bao nhiêu cũng có, bộ đội sẵn sàng chịu vất vả, nhường giường mình cho ngư dân nằm” – thượng úy bác sĩ Nguyễn Ngọc Sơn (bệnh xá trưởng đảo Sơn Ca) mỉm cười nói.
Anh em nói vui chỉ mong được thất nghiệp thôi. Tụi mình mà càng thất nghiệp bao nhiêu thì chứng tỏ bộ đội và ngư dân càng khỏe bấy nhiêu. Khỏe nên mới không cần đến quân y.
Anh Trịnh Công Điển
Kíp quân y trên đảo Sơn Ca
Đội ngũ y bác sĩ đảo Sơn Ca khá trẻ. Bệnh xá trưởng Nguyễn Ngọc Sơn mới 30 tuổi. Y sĩ Mai Trọng Nghĩa 29 tuổi. Y sĩ Nguyễn Tiến Thành 27 tuổi. “Già” nhất là y sĩ Đặng Trọng Minh cũng chỉ mới 33 tuổi.
Thượng úy bác sĩ Nguyễn Ngọc Sơn bảo vừa ra đảo, kíp quân y đã cấp cứu hơn 10 ngư dân trên tàu cá bị cháy. “Hôm đó là ngày 17-10-2019. Sóng to lắm. Ngư dân cố chèo mủng, nhưng cứ vào đến đầu cửa xuồng lại bị đẩy dạt ra. Sợ ảnh hưởng đến tính mạng ngư dân, đảo cử một nhóm chiến sĩ ra kéo người vào cấp cứu” – bệnh xá trưởng Nguyễn Ngọc Sơn kể.
Đảo cách xa đất liền hàng mấy trăm kilômet nên không phải thuốc nào cũng có và không phải cứ thiếu là có thể bổ sung ngay. “Chúng tôi tự nhủ cố làm tốt nhất để ngư dân mau lành bệnh ra khơi bám biển” – thượng úy bác sĩ Nguyễn Ngọc Sơn nói.
Kíp quân y chỉ có bốn người nên anh em y bác sĩ cố gắng cùng nhau khắc phục những thiếu thốn, khó khăn chuyên môn. Để giúp bà con ngư dân có thêm kiến thức tự giữ sức khỏe cho mình, kíp quân y còn hướng dẫn ngư dân cách tự chăm sóc trên tàu.
Video đang HOT
Thương và cảm phục bà con ngư dân
“Ra đây toàn bác sĩ giỏi, trình độ thạc sĩ của Viện Quân y 103 đấy. Trước khi ra đảo, tụi mình đã được tập huấn sáu tháng về đa khoa, cấp cứu cơ bản ở viện. Khi vào Vùng 4 hải quân, tụi mình được tập huấn cách cấp cứu các bệnh lý ở biển. Ngoài biển hay gặp nhất là bệnh giảm áp. Rồi còn phải biết những sinh vật biển độc và cách xử trí” – đại úy Trịnh Công Điển, bệnh xá trưởng đảo Nam Yết, cho hay.
Kíp quân y trên đảo Nam Yết có bảy người, trong đó có một bác sĩ nội, một bác sĩ ngoại.
“Khó khăn nhất về chuyên môn ngoài này là do thiếu thốn trang thiết bị. Máy hiện đại nhất của bệnh xá là máy siêu âm từ năm 2014″ – bệnh xá trưởng đảo Nam Yết cho hay. Cũng từ thiếu thốn trang thiết bị máy móc mà kéo theo việc chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân không dễ dàng.
“Tính mạng bệnh nhân đặt hoàn toàn ở mình, dù có trợ giúp qua hệ thống chẩn đoán và tư vấn từ xa telemedicine. Quyết định cuối cùng vẫn là mình, nên trách nhiệm và rất áp lực” – đại úy bác sĩ Trịnh Công Điển chia sẻ.
Bệnh xá trưởng Trịnh Công Điển nói: “Ra đây, tình cảm gắn bó lắm. Bà con ngư dân vào đảo chữa bệnh, tụi mình nấu cơm cho ngư dân ăn. Nhiều người về cứ gọi điện thoại hỏi thăm suốt, hẹn khi nào về mời tụi mình bữa cơm”.
Anh Trịnh Công Điển kể anh nhớ nhất là đợt chữa bệnh cho một chiến sĩ 20 tuổi, người TP.HCM bị viêm tụy cấp hồi tháng 9-2019. “Bạn ấy điều trị hơn nửa tháng, lượng thuốc bọn mình mang theo khi ra đây dùng gần hết, phải chuyển vào bờ để có dinh dưỡng thêm cho mau hồi phục” – đại úy bác sĩ Trịnh Công Điển nói.
Kế hoạch ban đầu là trực thăng sẽ bay ra đưa bệnh nhân vào bờ. Nhưng sóng gió lớn quá, trực thăng không thể bay ra được. Sau bệnh nhân tạm ổn, được đưa xuống tàu vào đất liền. Bệnh xá trưởng Trịnh Công Điển nhận nhiệm vụ đi theo chăm sóc bệnh nhân. Đang thời điểm có bão, áp thấp, tàu đi mất ba ngày hai đêm.
“Tàu chỉ có 350 tấn nên lắc lắm. Bệnh nhân quen sóng gió nên khỏe hơn mình, không bị say. Mình say lòi mật, nằm cũng thấy mệt” – bác sĩ Điển mỉm cười khi nhớ lại chuyến đi không thể quên ấy.
Anh Điển bảo quân y ngoài đảo không có thời gian rảnh. “Khi không hoạt động chuyên môn thì mình cũng hoạt động như bộ đội, huấn luyện rồi tăng gia sản xuất theo tất cả chế độ trên đảo” – đại úy bác sĩ Trịnh Công Điển cho hay.
Khá bất ngờ khi thấy bệnh xá trưởng Trịnh Công Điển mang theo nhiều loại sách và cả sách tiếng Anh ra đảo. Anh bảo mang sách để khi rảnh là học. “Khi về bờ mình sẽ làm nghiên cứu sinh, học lên tiến sĩ. Về mình sẽ đăng ký xung phong đi Nam Sudan làm nhiệm vụ ở bệnh viện dã chiến. Nếu được chọn thì ba năm nữa đi Nam Sudan” – đại úy Trịnh Công Điển chia sẻ kế hoạch trong tương lai.
MY LĂNG
Y tá Vũ Hán tự chữa viêm phổi trong 11 ngày
Jia Na, 24 tuổi, dương tính với virus corona nhưng tự chữa khỏi tại nhà nhờ sinh hoạt khoa học và giữ tinh thần lạc quan.
Mọi chuyện xảy đến với Jia, y tá tại Bệnh viện Nhân dân thuộc Đại học Vũ Hán, vào ngày 23/1 khi cô cảm thấy tay chân bỗng trở nên yếu ớt. "Lúc đó tôi cứ nghĩ do mình đang mặc đồ bảo hộ, nhưng đồng nghiệp khuyên tôi nên đi chụp cắt lớp (CT)", cô nói với China Global TV Network.
Jia bàng hoàng khi ảnh chụp CT cho thấy cô bị viêm phổi do virus. Chẩn đoán chính thức được đưa ra hôm sau. Kết quả xét nghiệm khẳng định cô bị nhiễm virus corona.
"Đêm đó tôi không thể ngủ. Tôi cứ suy nghĩ về việc mình đã bị nhiễm bệnh thế nào. Tôi luôn tin vào khả năng miễn dịch của mình. Tôi thực sự chán nản và tưởng tượng mình sắp chết. Tôi rất sợ", cô cho hay.
Jia Na, nữ y tá tuyên bố tự chữa khỏi virus corona sau 11 ngày. Ảnh: China Global TV Network.
Mọi chuyện trở nên tích cực hơn sau khi Jia được bác sĩ trấn an. Tình trạng của cô không nghiêm trọng và có thể hồi phục tại nhà thay vì nhập viện.
"Ở nhà tôi chẳng còn ai và bệnh viện thì đang thiếu giường. Tôi muốn dành giường cho những người cần nó hơn", Jia nói.
Khi đã tự cách ly ở nhà, Jia lên kế hoạch chiến đấu với virus. Cô tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý, ăn đúng giờ và nghỉ ngơi đầy đủ. "Bạn phải ăn thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tôi đã nấu canh gà, canh cá, canh sườn heo, cháo kê và cháo bát bảo", cô nói.
Cô cũng thường xuyên lau bàn bằng dung dịch khử trùng, vệ sinh chăn và quần áo bằng cồn mỗi ngày để đảm bảo nhà không có virus. "Tôi tắm nước nóng mỗi tối để tiêu diệt vi trùng và virus trên cơ thể. Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên là điều rất quan trọng", cô nói thêm.
Bên cạnh vệ sinh thường xuyên, thông gió cũng rất cần thiết. Thỉnh thoảng cô mở cửa sổ để không khí trong lành tràn vào nhà.
Jia khẳng định chỉ uống một số loại thuốc cảm cúm thông thường và một số thuốc truyền thống của Trung Quốc. Cô khuyên mọi người nên chọn loại thuốc phù hợp và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Một bữa ăn trong quá trình chữa bệnh được Jia Na chia sẻ trên Weibo. Ảnh: China Global TV Network.
Một điều cũng rất quan trọng trong kế hoạch chiến đấu với virus của Jia là cô luôn giữ tâm trí bình thản, lạc quan.
Những nỗ lực của Jia được đền đáp. Ảnh chụp CT ngày 28/1 cho thấy phổi của cô đã trở lại bình thường, dù xét nghiệm vẫn còn virus corona trong cơ thể. Đến ngày 3/2, xét nghiệm cho thấy cô âm tính với virus. Sáu ngày sau, Jia quay lại bệnh viện để tiếp tục cuộc chiến ở tuyến đầu với tinh thần lạc quan, tươi mới.
Jia đã ghi lại quá trình tự chữa bệnh bằng những bài đăng trên mạng xã hội Weibo, có bài nhận được hơn 300.000 lượt thích. Tài khoản của cô thu hút thêm 1,7 triệu lượt theo dõi sau cuộc chiến này.
"Hệ miễn dịch của tôi về cơ bản giống như mọi người khác. Nếu tôi có thể vượt qua điều này và trở nên khỏe mạnh hơn, tôi tin rằng hệ miễn dịch của mọi người cũng có thể đánh bại virus này", Jia nói.
Các nước có bệnh nhân nhiễm nCoV.
Huyền Lê (Theo Asia One, CGTN)
Theo vnexpress.net
Bé gái 3 tháng tuổi nhiễm COVID-19 được chuyển lên BV Nhi TƯ Bé gái 3 tuổi ở Vĩnh Phúc dương tính với chủng mới của virus corona đã được chuyển lên BV Nhi TƯ trong tình trạng ổn định. PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi TƯ cho biết, bé gái N.G.L., 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc được xác định dương tính với chủng mới virus corona (nCoV) đã được chuyển đến...