Bác sĩ ở Premier League: Nghề giữ kim cương
Thời sơ khai của bóng đá chuyên nghiệp, các CLB không có một bác sĩ riêng. Người chữa chạy cho các cầu thủ thường là bác sĩ địa phương. Từ cuối những năm 1990, do sự phát triển lớn mạnh của bóng đá thời thương mại hóa, mới xuất hiện bác sĩ riêng cho đội bóng với kiến thức y học tương đương với một chuyên gia, như Eva Carneiro tại Chelsea.
Hành trình dài để hiện diện
Bác sĩ đội bóng nổi lên vào cuối thế kỷ XIX, khi đòi hỏi về việc chăm sóc y tế, ngăn ngừa thương tích với các cầu thủ tăng cao. Nhưng mãi cho tới cuối thế kỷ XX, vẫn chưa có chức danh chính thức cho những người hoạt động trong lĩnh vực này. Tại Anh khi đó, y tế trong thể thao phần lớn là hoạt động tự nguyện. Các tổ chức tình nguyện như Lữ đoàn xe cứu thương bệnh viện St John thường xuất hiện ở các trận đấu, nhận nhiệm vụ chữa trị cho cầu thủ trong trường hợp dính chấn thương. Sau thảm họa Hillsborough, có thêm bộ phận y tế chăm sóc cho đám đông CĐV trên khán đài. Dịch vụ của họ hoàn toàn miễn phí.
Sir Alex từng sa thải Mike Stone (phải) vào năm 2006 vì không hài lòng với cách ông điều trị Rooney.
Video đang HOT
Bởi làm việc tại đội bóng chỉ được coi như nghề làm thêm nên bác sĩ khi đó kiêm rất nhiều công việc. Ví dụ như trường hợp của JS Thomas. Ông là bác sĩ phục vụ lâu dài của CLB West Ham nhờ khả năng nổi bật trong nền y tế địa phương nhưng ông cũng là thẩm phán của Tòa án vị thành niên tại nơi ở. Bác sĩ James C. Baxter, làm việc cho Everton từ năm 1889-1928, kiêm luôn chức danh Ủy viên hội đồng địa phương và cộng tác viên của một số công ty bảo hiểm.
Rất nhiều CLB được hưởng lợi từ xu hướng y tế này. Và bởi tính chất tự nguyện về vai trò, ít ỏi về tài chính, nên bác sĩ CLB thường được truyền cho các thành viên trong gia đình của họ. Chẳng hạn, bác sĩ Issac Pitt của CLB West Brom (từ 1890-1923) đã nhường vai trò trong đội bóng lại cho cháu trai James khi ông qua đời. John Crane trở thành bác sĩ Arsenal qua giới thiệu của một người bạn thân. Truyền thống này kéo dài cho tới những năm gần đây. Các thông báo tuyển mộ bác sĩ của CLB không được công khai trên phương tiện truyền thông mà dựa trên quen biết.
Trách nhiệm nặng nề
Phải cho tới năm 1999, Man United lần đầu tiên bổ nhiệm Mike Stone làm bác sĩ toàn thời gian, khởi đầu cho một nghề mới. Khi đó, đa phần họ làm việc vì đam mê, vì tình yêu với đội bóng – thứ mà tiền bạc phải xếp sau.
Trên các diễn đàn quy tụ những người hoạt động trong ngành y, bác sĩ đội bóng được mô tả là công việc “thách thức, thú vị và bổ ích”. Bác sĩ làm việc hầu như không phải bởi thù lao mà là vì sở thích được tham gia vào hoạt động của CLB. John Crane, bác sĩ của Arsenal về hưu năm 2004, cho biết ông thích công việc của mình bởi nó thú vị mọi lúc. Hơn nữa, việc điều trị chấn thương tạo cho ông thách thức về mặt trí tuệ. Năm 2006, bác sĩ Charlotte Cowie của Tottenham miêu tả điều hay ho nhất trong công việc của ông là “được ngồi trên đường piste ở những trận đấu thuộc Premier League”. Họ thích cảm giác trong những chuyến đi xa, ăn mừng chiến thắng với rượu vang và trò chuyện râm ran về trận đấu trên đường về nhà.
Nhưng quá trình thương mại hóa bóng đá không cho họ chỉ làm việc theo sở thích. Cầu thủ bây giờ được miêu tả là “kim cương” với giá trị hàng chục triệu bảng, nên chỉ cần sơ suất nhỏ trong việc điều trị CLB sẽ ném tiền vào sọt rác. Để hạn chế nguy cơ đó, trong hợp đồng với các bác sĩ, CLB vạch rõ điều khoản về bồi thường trong trường hợp họ mắc sai lầm.
Điển hình là trường hợp của Mike Stone năm 2006. Ông đã bị Sir Alex Ferguson, thông qua BLĐ của Man United, sa thải vì không hài lòng với quá trình điều trị chấn thương của tiền đạo Wayne Rooney.
Thời gian yêu cầu với bác sĩ đội bóng cũng khắt khe hơn. Nếu như Issac Pitt trước đây chỉ mất 45 phút/ngày ở đội bóng và mỗi tuần làm việc 5 ngày thì bây giờ công việc của bác sĩ là toàn thời gian, cả ngày lẫn đêm. Các cầu thủ luôn yêu cầu sự chăm sóc toàn diện. Cầu thủ nước ngoài lại càng phụ thuộc vào bác sĩ CLB, không chỉ cho bản thân họ mà cả những thành viên trong gia đình, vốn không rành về hệ thống y tế tại Anh.
Theo VNE
David Moyes bị sa thải, 'sao' M.U vẫn thảnh thơi chơi golf
Thay vì tỏ ra buồn bã trước thông tin huấn luyện viên (HLV) David Moyes bị sa thải, nhiều cầu thủ của Manchester United (M.U) lại thảnh thơi thư giãn bằng cách tìm đến sân chơi golf.
Rooney (trái) vẫn đi chơi golf dù M.U vừa có sự xáo trộn ở băng ghế huấn luyện - Ảnh: Twitter
Theo Sport Mail, không lâu sau khi triều đại của David Moyes kết thúc ở sân Old Trafford, những cầu thủ trong đội hình 1 gồm Wayne Rooney, Phil Jones và Rafael đã rủ nhau tới một sân golf địa phương ở Dunham (Anh) để tranh tài cao thấp. Tại đây, họ còn chụp hình làm kỷ niệm và theo biểu cảm gương mặt thì như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Hành động này càng tăng thêm tính thuyết phục cho lời đồn dấy lên trong thời gian qua rằng Moyes đã mất kiểm soát trong phòng thay đồ của đội bóng. Ngoài ra, cũng có tin cho biết một nhóm cầu thủ M.U đã bày tỏ thái độ bức xúc với những bài tập nặng và cách bố trí chiến thuật khó hiểu của HLV Everton.
Ngày hôm qua, HLV Moyes đã gửi lời cám ơn đến người hâm mộ "Quỷ đỏ'" thành Manchester, cựu HLV Sir Alex Ferguson vì đã ủng hộ ông trong suốt thời gian dẫn dắt M.U. Điều đáng nói ở đây chính là HLV Moyes không hề nhắc đến hay gửi lời cám ơn đến các cầu thủ.
Như vậy, có thể thấy việc Moyes phải xách va-li rời khỏi sân Old Trafford chỉ sau 10 tháng làm việc cũng có phần nào liên quan đến các cầu thủ M.U.
Theo VNE
David Moyes: Cầu thủ Man United là lũ đàn bà! David Moyes đâu muốn làm kẻ nhu nhược ở Old Trafford thậm chí ông đã từng mắng sa sả vào mặt lũ học trò ở Man United nhưng thật tiếc, phản tác dụng! Tờ The Sun tiết lộ hồi cuối tháng Chín năm ngoái David Moyes đã mắng sa sả dàn sao Man United trong khuôn khổ trận derby thành Manchester. Ngay hiệp...