Bác sĩ nói về hành vi rung lắc cháu bé 1 tháng tuổi của người trông trẻ
Sự việc người trông trẻ có hành vi rung lắc cháu bé đã được camera ghi lại toàn bộ, lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt xác nhận đã nắm được thông tin và đang xác minh làm rõ.
Ngày 31/5, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh một người phụ nữ đang có hành vi nghi bạo hành cháu bé mới sinh gây xôn xao dư luận.
Những hình ảnh từ camera ghi lại khiến nhiều người phẫn nộ
Theo đoạn clip ghi lại và đăng tải, sự việc xảy ra vào rạng sáng ngày 31/5. Cụ thể, vào thời điểm này người phụ nữ bế một cháu bé mới sinh liên tục có hành vi rung lắc mạnh khiến cháu bé khóc thét lên. Người này sau đó tiếp tục bế xốc, khiến cháu bé khóc thét rồi đặt mạnh xuống giường.
Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải lên mạng đã gây xôn xao dư luận, nhiều người không khỏi phẫn nộ trước hành động trên.
Được biết, sự việc xảy ra tại một căn hộ ở khu chung cư HH Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Người có hành vi bạo hành là người trông trẻ mà gia đình cháu bé thuê chăm sóc vì mẹ bé mới sinh non, sức khoẻ yếu.
Video đang HOT
Ngay sau đó, người nhà đã mời Công an phường Hoàng Liệt đến ghi nhận sự việc. Cháu bé hiện đang được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương kiểm tra sức khoẻ.
Bác sĩ cảnh báo hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh
Bác sĩ Huỳnh Tuấn Kiệt (bác sĩ Đa khoa tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Hưng, Long An) cho biết, khi người lớn rung lắc trẻ quá mạnh sẽ tạo ra một loại chấn thương não gọi là hội chứng rung lắc, cũng tương tự như chấn thương sọ não ở người lớn.
“Rung lắc quá mạnh như trường hợp trong video có thể gây tổn thương não vĩnh viễn, xuất huyết não, vỡ các mạch máu não vì màng não bé còn rất nhỏ và mong manh. Các xương cổ vẫn còn rất yếu, khi bị rung lắc quá mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính và va đập vào xương sọ gây tổn thương não nặng nề”, bác sĩ Kiệt cho hay.
Bác sĩ Huỳnh Tuấn Kiệt cho biết rung lắc quá mạnh như trường hợp trong video có thể gây tổn thương não vĩnh viễn
Các di chứng thần kinh do hội chứng rung lắc gây ra từ nặng (như bại não, xuất huyết võng mạc, động kinh, co giật thậm chí tử vong), nhẹ thì cũng khiến trẻ chậm phát triển tinh thần, giảm khả năng học tập, không nói năng được lưu loát, trong đó có một số tổn thương chỉ phát hiện khi trẻ đã lớn, đòi hỏi phải điều trị chuyên sâu, lâu dài.
Theo bác sĩ Kiệt, ba mẹ hoặc bảo mẫu đôi khi do căng thẳng vì tiếng khóc của trẻ đã rung lắc trẻ như để giải tỏa. Tuy nhiên ở mức độ nặng thì sẽ được xem như một hình thức bạo hành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
ĐBQH: Một đêm trực chống dịch, bác sĩ nhận 18.600 đồng là quá thấp
GS Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh lương và các chế độ phụ cấp của cán bộ ngành y tế quá thấp, trong khi điều kiện làm việc không được đảm bảo.
"Mức sống, thu nhập của cán bộ y tế còn rất thấp", GS Nguyễn Anh Trí trả lời phỏng vấn bên lề phiên thảo luận sáng 28/10 của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.
" Cán bộ y tế mới ra trường làm 5 năm, thu nhập loanh quanh 4 triệu đồng. Đó là bác sĩ, điều dưỡng còn thấp hơn. Một đêm trực chỉ được nhận 18.600 đồng, mà là trực chống dịch, rõ ràng là rất thấp. Vì vậy, bằng mọi cách nhanh nhất phải tăng lương, tăng tiền trực", ông Trí nói thêm.
GS Nguyễn Anh Trí ủng hộ chủ trương tăng lương, tăng phụ cấp cho cán bộ công chức, viên chức đặc biệt là ở ngành y tế. Tuy nhiên, ông cho rằng, đó là một trong nhiều bước phải làm để giải quyết vấn đề cán bộ ngành y tế rời bỏ khu vực công hàng loạt.
GS Nguyễn Anh Trí.
Đại biểu này nêu một số giải pháp như đảm bảo thu nhập, tiền lương, tiền trực, các thù lao khác nhất là khi tham gia chống dịch. Bên cạnh đó, nhanh chóng cải thiện điều kiện làm việc ở các bệnh viện, đảm bảo quyền được làm việc, được hành nghề, được tự chủ.
GS Nguyễn Anh Trí cũng bày tỏ mong muốn những đóng góp của ngành y tế không bị lãng quên vì những sai phạm của các cá nhân. Điều này sẽ giúp các y bác sĩ thêm vững tin để chuyên tâm làm việc, tiếp tục cống hiến cho xã hội.
"Một điều rất quan trọng là lòng tin của nhân dân. Nhân dân cần nhìn nhận ngành y tế dưới góc độ khác, đúng đắn hơn. Thừa nhận rằng thời gian qua trong thời gian chống dịch rất nhiều người làm sai, nhưng ai vi phạm đã bị kỷ luật. Còn những người khác đóng góp rất nhiều cần được nhìn nhận cho đúng. Đó là nguồn động viên vô giá để cán bộ y tế bình tĩnh trở lại, làm việc tốt hơn", đại biểu Nguyễn Anh Trí chia sẻ.
Nói thêm về làn sóng cán bộ công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển việc thời gian qua, đại biểu chung quan điểm mà Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu trong phiên thảo luận chiều 27/10. GS Nguyễn Anh Trí cho rằng trên góc nhìn tổng thể, xu hướng này là bình thường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ở đó, người lao động làm ở đâu cũng được, miễn sao phục vụ cho nhân dân, đất nước.
Tuy nhiên, với riêng các cơ sở công lập có cán bộ công chức, viên chức rời đi, đây là vấn đề cần xem xét nghiêm túc.
"Phải xem lại tất cả khía cạnh: Thu nhập, điều kiện làm việc, cách đối xử, văn hóa... như thế nào mà để cho người lao động rời bỏ để làm việc khác. Phải thấy lý do rất cơ bản là đời sống của họ không được đảm bảo nên họ phải rời bỏ. Tất cả những vấn đề đó phải được xem xét", GS Nguyễn Anh Trí nói.
Trạm y tế xã phường: Y bác sĩ chẳng phải 'ba đầu, sáu tay' Phòng chống dịch, cấp cứu ban đầu, tiêm chủng, theo dõi và quản lý bệnh không lây nhiễm... là những công việc mà cán bộ y tế tại các trạm y tế đang phải thực hiện. Bác sĩ Phạm Thị Phương Chi - trưởng Trạm y tế phường 3, quận 6, TP.HCM - đang thăm khám và điều trị cho bệnh nhân -...