Bác sĩ nơi rẻo cao: Đi xa mới thấy Tết muốn trở về
Bác sĩ chuyên khoa I Phùng Đức Sơn, sinh năm 1990 quê tại Chương Mỹ, Hà Nội đã khăn gói lên Sơn La gần 3 năm để tham gia dự án bác sĩ về huyện nghèo.
Bác sĩ Sơn chăm sóc cho bệnh nhân tại Bệnh viện Sốp Cộp.
Bỏ phố lên rừng
Những ngày cuối năm, cả nước trong không khí đón Tết nguyên đán, bệnh viện nơi bác sĩ Sơn công tác cũng không ngoại lệ. Bệnh viện cách gia đình 450 km. Sơn kể từ khi mới lên, được Bệnh viện bố trí chỗ ăn ở và trực luân phiên để tranh thủ về Tết với gia đình. Năm nay, Sơn không phải trực Tết và được cơ quan bố trí cho về Tết sớm hơn và cậu luôn mong ngóng ngày về quê. Với chàng bác sĩ trẻ, càng đi xa mới thấy Tết càng muốn trở về.
Năm 2008, Sơn thi đỗ vào trường Đại học Y Thái Bình chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Trong quá trình học tập tại trường từ 6 năm từ 2008 – 2014. Suốt những năm theo học tại trường Đại học Y Thái Bình, Sơn luôn học tập và tu dưỡng đạo đức tốt, tốt nghiệp bác sĩ đa khoa loại khá. Đồng thời còn tham gia các phong trào tình nguyện của BCH Đoàn trường và Đội Sinh viên tình nguyện phát động.
Năm 2014 sau khi ra trường Sơn được biết đến dự án “Thí điểm đưa Bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn” của Bộ Y tế viết tắt là dự án 585, nhận thấy đây là dự án có ý nghĩa nhân văn lớn, cũng là cơ hội cho các bác sĩ trẻ như chúng tôi có cơ hội được học tập nâng cao chuyên môn, được trải nghiệm và đóng góp sức trẻ của mình cho công cuộc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là người dân những vùng khó khăn, tôi đã đăng kí tham gia và trở thành một trong những bác sĩ đầu tiên tham gia dự án.
Sau khi tham gia dự án Sơn đã được tuyển dụng thành viên chức Bệnh viện Nhi Trung Ương, được cử đi học lớp Bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Nhi khoa của dự án 585 tại Trường Đại học Y Hà Nội, thời gian là 24 tháng. Tháng 6/2017, Sơn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I.
Sơn là một trong 7 bác sĩ đầu tiên của dự án 585 được bàn giao về công tác tại các huyện nghèo. Nơi chàng bác sĩ trẻ nhận nhiệm vụ về công tác tại Bệnh viện đa khoa huyện Sốp Cộp – 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước.
Video đang HOT
Huyện Sốp Cộp là 1 huyện miền núi của tỉnh Sơn La, huyện có nhiều xã nghèo nhất tỉnh, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số chủ yến đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Thái, Mông, Khơ Mú, điều kiện kinh tế – xã hội rất khó khăn.
Bệnh viện đa khoa huyện Sốp Cộp nơi tôi làm việc đảm nhiệm nhiệm vụ khám chữa bệnh cho bà con nhân dân huyện Sốp Cộp và một số nhân dân nước bạn Lào. Tuy nhiên, số lượng các bác sĩ của bệnh viện còn thiếu, các trang thiết bị y tế cũng chưa được đầy đủ đồng thời bệnh nhân đa phần là người dân tộc thiểu số nghèo, trình độ văn hóa thấp, kiến thức chăm sóc sức khỏe còn thiếu vì thế công tác khám chữa bệnh còn gặp nhiều khó khăn.
Những bệnh nhân miền ngược
Về Bệnh viện Đa khoa huyện Sốp Cộp, Sơn được phân công vào khoa Nội – Nhi – Hồi sức. Thời điểm đó, khoa chưa có bác sĩ chuyên khoa nhi nên sự có mặt của anh là niềm hy vọng của nhiều bệnh nhi hoàn cảnh khó khăn.
Sơn kể lúc đầu mới quen với môi trường sống, làm việc còn mới lạ, nhiều thách thức, khó khăn trong giao tiếp với bệnh nhân và người nhà không thành thạo tiếng phổ thông. Nhưng với đam mê và tình yêu nghề, hết lòng vì người bệnh, Sơn đã từng bước vượt qua tất cả. Trước đây, nhờ các điều dưỡng người dân tộc phiên dịch cuộc nói chuyện với người nhà bệnh nhân, giờ anh tự học tiếng dân tộc và nắm bắt phong tục, tập quán của đồng bào..
Được sắp xếp nơi ở ngay trong Bệnh viện, ngoài giờ hành chính, bác sĩ Sơn đảm nhiệm luôn công tác trực thường trú, hỗ trợ chuyên môn 24/24 giờ, sẵn sàng tham gia điều trị, cấp cứu bệnh nhân.
Sơn kể đa phần là bệnh thông thường viêm phổi, tiêu chảy bên cạnh đó quản lý và điều trị một số bệnh ít gặp trước hay phải chuyển tuyến như hội chứng thận hư, hen phế quản, xuất huyết giảm tiểu cầu, sholein henoch… phát hiện các trường hợp bệnh nhân nặng xử trí kịp thời, ổn định bệnh nhân đảm bảo vận chuyển an toàn cho bệnh nhân như sốc nhiễm khuẩn, sốc mất máu, suy hô hấp nặng…
Sơn nhớ về trường hợp cấp cứu 1 bệnh nhân ngừng thở do rắn cạp nia cắn. Hộ tống chuyển viện bệnh nhân an toàn.
Cấp cứu 1 bệnh nhân sốc mất máu nặng/vỡ gan, thận do tai nạn sinh hoạt. Hộ tống chuyển viện an toàn bệnh nhân đến cơ sở truyền máu và phẫu thuật.
Đặc biệt là cấp cứu thành công 1 ca sơ sinh đẻ ngạt, ngừng tim. Bác sĩ Sơn nhớ ca sơ sinh đó tại nhà. Gia đình ca sơ sinh đẻ ngạt cách viện 20km. Khi sinh thai to, sa dây rau, chuyển dạ 14 tiếng không đẻ được gia đình cho vào viện.
Thai phụ vào viện trong tình trạng suy tim thai, đầu thai nhi thấp. Sau khi hướng dẫn rặn đẻ được 30 phút thai phụ sinh ra em bé trong tình trạng tím tái, ngừng thở, tim rời rạc. Ngay lập tức, bác sĩ Sơn tiến hành cấp cứu ngay tại phòng sinh. Đặt nội khí quản bóp bóng, ép tim ngoài lồng ngực. Sau 5 phút có tim trở lại. Tiếp tục bóp bóng, và trực tiếp bác sĩ Sơn hộ tống chuyển viện ra bệnh viện tỉnh an toàn. Cháu bé đã qua cơn nguy kịch.
Năm 2018, bác sĩ Sơn cũng là một trong những bác sĩ tham gia phòng chống dịch sởi bùng phát trên địa bàn, hướng dẫn các bác sĩ tại trạm y tế xã phát hiện và điều trị bệnh ngay tại trạm hạn chế lây lan dịch bệnh. Năm 2019 phát hiện những bệnh nhân bị bệnh Ho Gà đầu tiên trên địa bàn từ đó có phương hướng cách ly và điều trị.
Hơn 2 năm ở rẻo cao Tây Bắc, bác sĩ Sơn đã cùng các bác sĩ tại bệnh viện thực hiện các kĩ thuật mới như: thiết lập đường truyền trong xương trong cấp cứu, đặt nội khí quản ở trẻ em,… Tham gia trực cấp cứu, trực thường trú bệnh nhân nặng. Cấp cứu trẻ sơ sinh tại phòng đẻ, giảm tình trạng tử vong trẻ sau sinh.
Ngoài ra, anh còn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn chia sẻ kiến thức với các đồng nghiệp tại khoa như cấp cứu trẻ ngừng hô hấp ngừng tuần hoàn, trẻ đuối nước, dị vật đường thở, rắn cắn….Chủ nhiệm 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2018. Tham gia các buổi khám bệnh tình nguyện cho nhân dân trên địa bàn do bệnh viện, đoàn thanh niên tổ chức.
Theo infonet
3 trường y - dược đào tạo 354 bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn
Hàng trăm bác sĩ trẻ được được các thầy cô giáo "cầm tay chỉ việc" đào tạo trong vòng 2 năm trước khi về làm việc tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Hải Phòng và lãnh đạo Bộ Y tế t trao bằng tốt nghiệp cho các bác sĩ trẻ
Ngày 27-12, tại Trường ĐH Y Dược Hải Phòng, Bộ Y tế tổ chức Lễ bàn giao 19 bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khoá đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I khóa 6 - trong tổng số 354 bác sĩ đã và đang được đào tạo tại 3 Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Y- Dược Huế và Trường ĐH Y- Dược Hải Phòng. Đây là hoạt động thuộc Dự án "Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)".
Tại Lễ bàn giao, 19 bác sĩ (trong đó có 14 bác sĩ là người dân tộc Mường, H'Mông, Nùng, Tày, Thái) thuộc 7 chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức, ngoại, nhi, nội, phụ sản và truyền nhiễm được cấp bằng chuyên khoa I và chứng chỉ hành nghề sẽ tình nguyện công tác về 13 huyện nghèo thuộc 9 tỉnh miền núi và miền Trung. Với 7 khóa bác sĩ trẻ đã tốt nghiệp, dự án đã bàn giao 123 bác sĩ cho 50 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Chương trình đào tạo dành riêng cho các bác sĩ trẻ được Bộ Y tế xây dựng và thẩm định, trong đó, phần thực hành tay nghề chiếm 70%. Để các bác sĩ trẻ có thể chủ động làm tốt các kỹ thuật khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến huyện sau khi tốt nghiệp, Trường có chế độ đào tạo cho họ như bác sĩ nội trú, đồng thời, giao mỗi giảng viên trực tiếp hướng dẫn 1 học viên.
Tại buổi lễ, lãnh đạo Bộ Y tế giao cho Trường ĐH Y Dược Hải Phòng và một số Trường ĐH Y tổ chức đào tạo cho các bác sĩ trẻ tình nguyện tham gia dự án bảo đảm chất lượng, đạt chỉ tiêu vững vàng tay nghề về chuyên môn để đáp ứng được nhu cầu nhằm phục vụ nâng cao công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Qua đó tạo cơ hội cho người nghèo, người dân vùng sâu, vùng xa được tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng ngày một tốt hơn.
Học viên được các thầy cô "cầm tay chỉ việc"
TS Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ (Bộ Y tế) cho biết dự án "Thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn" được Bộ Y tế quyết định triển khai thực hiện vào tháng 2 năm 2013 với mục tiêu đảm báo tính bền vững nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, theo đó tới năm 2020 sẽ đưa khoảng 300 đến 500 bác sĩ trẻ về công tác tại các địa bàn nêu trên. Sau thời gian đào tạo 3 năm được các thầy cô giáo "cầm tay chỉ việc" các bác sĩ tốt nghiệp sẽ công tác 3 năm (đối với nam) và 2 năm (đối với nữ) tại các huyện nghèo như đã đăng ký tình nguyện. Hết thời hạn trên, họ sẽ tiếp tục làm việc tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, nơi họ đã được xét tuyển đặc cách vào làm việc trước khi đi công tác tại các vùng khó khăn. Riêng đối với các bác sĩ được các huyện nghèo cử đi đào tạo sẽ công tác lâu dài tại Bệnh viện/TTYT huyện nghèo. Báo cáo của các Sở Y tế có huyện nghèo cho thấy nhu cầu bác sĩ tại 62 huyện nghèo là khoảng gần 600 người thuộc 15 chuyên khoa.
N.Dung
Theo nld.com.vn
Thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020 Ngày 25-11, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 240/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020. Ảnh minh họa. Chương trình nhằm hỗ trợ mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu và bàn ghế học sinh, trang thiết bị, đồ...