Bác sĩ Nhật cảnh báo thực tập sinh Việt về nguy cơ ‘nô lệ’ lao động
Một bác sĩ Nhật Bản khuyên lao động Việt Nam suy nghĩ kỹ trước khi tham gia chương trình thực tập kỹ năng như “nô lệ” ở Nhật.
Một nữ lao động Việt Nam, từng tới Nhật Bản làm việc theo chương trình thực tập kỹ năng, trả lời phỏng vấn. Ảnh: Japan Times.
Ông Junpei Yamamura, bác sĩ làm tại bệnh viện Minatomachi ở thành phố Yokohama ở phía nam thủ đô Tokyo, cho rằng một số chương trình thực tập kỹ năng đã lợi dụng hình ảnh tốt đẹp của đất nước mặt trời mọc để dụ dỗ lao động nước ngoài, Japan Times đưa tin ngày 30/10.
Bác sĩ này cảnh báo lao động Việt Nam khi đến Nhật học nghề nên cẩn trọng đồng thời cho rằng chương trình thực tập nghề ở Nhật giống như “chế độ nô lệ”.
Bác sĩ Yamamura đã thực hiện một video dài 13 phút sau chuyến thăm Việt Nam trong tháng 5 và 6. Trong chuyến đi này, bác sĩ đã phỏng vấn 4 lao động từng nếm trải sự khắc nghiệt của chương trình thực tập nghề ở Nhật Bản.
Những người trả lời phỏng vấn bao gồm một lao động nam 24 tuổi bị mù một mắt sau tai nạn ở công trường xây dựng tại Nhật. Thanh niên này cho biết sau tai nạn, anh bị cơ quan quản lý các thực tập sinh ép trở về Việt Nam ngay lập tức. Đồng thời, lao động này không được làm đầy đủ thủ tục bảo hiểm tại Nhật và đành phải nộp đơn xin bồi thường sau khi về đến Việt Nam.
Trong video được Mạng lưới Luật sư vì các Lao động Nước ngoài tải lên YouTube, các thực tập sinh khác nói về tình trạng bạo hành và làm thêm giờ mà không được trả công.
Theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tính đến cuối năm 2016, có khoảng 229.000 lao động nước ngoài làm việc tại đất nước này dưới hình thức các thực tập sinh học nghề hoặc kỹ năng. Lao động Việt Nam chiếm số lượng đông nhất với 88.000 người, tiếp theo là Trung Quốc, Philippines và Indonesia.
Trong khuôn khổ chương trình thực tập nghề, các công ty hoặc tổ chức Nhật mời lao động nước ngoài sang Nhật làm việc với tư cách là thực tập sinh. Mục đích của chương trình nhằm giúp lao động nước ngoài nâng cao kỹ năng nghề và họ có thể sử dụng kỹ năng đã học hỏi khi quay trở về quê nhà. Thực tập sinh ở Nhật Bản làm việc trong nhiều ngành nghề bao gồm chế tạo máy, xây dựng và chế biến thực phẩm.
Tuy nhiên, đã xảy ra những trường hợp các công ty Nhật Bản lợi dụng chương trình này để bóc lột sức lao động của người nước ngoài và coi đây là nguồn cung cấp lao động giá rẻ.
Số liệu thống kê công bố trong tháng 8 cho thấy năm ngoái, có đến 4.004 nhà tuyển dụng tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài đã vi phạm luật lao động. Đây là mức độ cao nhất kể từ năm 2003.
Cùng với sự gia tăng số lượng thực tập sinh, số trường hợp vi phạm tăng thêm 309 vụ so với năm 2015. Các vi phạm liên quan đến số giờ làm thêm bất hợp pháp chiếm 24% tổng số các trường hợp vi phạm, trong khi đó, số vụ không thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động chiếm 19%, tiếp theo là các trường hợp làm việc thêm giờ không lương chiếm 14%.
Japan Times cho biết chương trình thực tập sinh sẽ được cải tổ mạnh mẽ vào tháng tới. Thời gian đào tạo sẽ được kéo dài từ ba năm đến năm năm và một cơ quan giám sát sẽ được thành lập để kiểm tra xem các công ty có tuân thủ các quy định về thanh toán tiền công cho lao động hay không.
Video đang HOT
Bác sĩ Yamamura cho rằng Nhật Bản nên “tiếp nhận người nước ngoài với tư cách là người lao động chứ không phải là thực tập sinh.”
Theo An Hồng (VNE)
Từ một tội phạm khét tiếng trở thành ông tổ Cảnh sát Pháp
Từ một tên tội phạm, Eugène Francois Vidocq đã gia nhập đội ngũ cảnh sát và trở thành người hùng của nước Pháp.
Tên tội phạm năm nào đã trở thành người sáng lập và là Giám đốc đầu tiên của Lực lượng Cảnh sát Phòng chống tội phạm quốc gia Pháp (Sreté Nationale), là thám tử kiêm giám đốc công ty thám tử tư đầu tiên trên thế giới. Ngoài ra, Vidocq được coi là cha đẻ của tội phạm hiện đại cũng như ông tổ của Cảnh sát Pháp.
Câu chuyện cuộc đời của ông là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn nổi tiếng như: Victor Hugo, Edgar Allan Poe, Honoré de Balzac.
Tên tội phạm khét tiếng
Eugène Franois Vidocq sinh ngày 24-7-1775 tại Arras, là con trai thứ ba của một người thợ làm bánh hiền lành. Nhưng khác hoàn toàn với người cha, Vidocq có cá tính nổi loạn, thích cãi nhau, hay lý sự, kết giao bạn bè với đủ thành phần, đặc biệt rất thích đánh lộn nên nhiều người gọi cậu ta là "Vidocq hung hăng".
Eugène Francois Vidocq: Từ tội phạm trở thành siêu thám tử Pháp.
Mới 14 tuổi, Vidocq ăn trộm tiền bố mẹ rồi trốn ra nước ngoài. Cậu đi khắp nơi, bị bọn tội phạm ép buộc tham gia vào một gánh xiếc giang hồ. Tại đây, Vidocq phải làm việc cực khổ, bị đánh đập, bỏ đói và bị đối xử tàn tệ như một nô lệ.
Nhưng với bản tính ranh mãnh, Vidocq đã đầu độc những kẻ giam cầm mình rồi tìm đường về với gia đình. Ít lâu sau, máu phiêu lưu mạo hiểm lại khiến Vidocq làm một việc nông nổi là gia nhập Trung đoàn Bourbon ở độ tuổi còn non nớt.
Bố mẹ cậu rất lo lắng, lo sợ con mình sẽ bị bắt nạt nhưng trái lại, chỉ 6 tháng trong quân ngũ, tay lính "non nớt" này đã đánh bại 15 tay kiếm giỏi nhất của trung đoàn. Vidocq nhanh chóng được thăng cấp bậc.
Những lúc không tham gia trận mạc, Vidocq lại khoái lao đầu vào các cuộc đấu kiếm. Trong một lần, cậu thách đấu với một sĩ quan cấp cao, nhưng bị ông này khước từ. Quá tức giận vì nghĩ rằng đối thủ xem thường mình, Vidocq liền đấm vào mặt viên sĩ quan nọ cho bõ ghét. Bấy giờ, trong quân đội Pháp có quy định, tấn công cấp trên đồng nghĩa với án tử hình. Lo sợ phải ra tòa án binh với mức án "dựa cột", Vidocq đào ngũ và tìm đường về quê nhà Arras.
Giấy tờ liên quan đến án 8 năm lao động khổ sai của Vidocq.
Lúc này, Vidocq vừa tròn 18 tuổi. Với ngoại hình đẹp trai cao lớn và nổi tiếng như cồn về lòng dũng cảm, tài đấu kiếm, nên không ít phụ nữ muốn "chọn mặt gửi vàng" cho cậu ta, trong đó có Louise, con gái một của lái buôn giàu có. Chẳng bao lâu sau, đám cưới của Vidocq và Louise diễn ra tại nhà thờ ở Arras.
Oái ăm thay, trong một lần đi làm về nhà sớm, Vidocq bắt gặp vợ mình đang ngoại tình với một viên sĩ quan trong vùng. Thế là anh đã cho họ một trận đòn nhừ tử. Quá buồn nản, Vidocq quyết định từ bỏ tất cả và khăn gói lên đường phiêu lưu một lần nữa.
Tháng 3-1795, tại Paris, Vidocq bị bắt giam vì tội sử dụng giấy tờ giả. Sợ cảnh ngồi "đếm lịch", Vidocq đã tìm cách trốn tù. Thế nhưng, khi vượt ngục thành công, Vidocq biết được viên cai ngục nhà tù đã bị xử phạt vì cuộc đào tẩu của mình.
Cảm thấy tội lỗi, Vidocq quay về đầu thú để cứu viên cai ngục. Tòa án quyết định phạt Vidocq 8 năm lao động khổ sai tại mỏ đá. Tại đây, Vidocq một lần nữa bỏ trốn sang Hà Lan và gia nhập đội quân cướp biển Fromentin khét tiếng, chuyên tấn công tàu thuyền của chính phủ rồi chia cho người nghèo. Thế nhưng, khi đến Ostend, toàn bộ băng cướp bị phục kích và bị bắt giam vào nhà tù Toulon.
Nhà tù Toulon được gọi là pháo đài bất khả xâm phạm, nhưng đối với Vidocq chỉ là "chuyện nhỏ như con thỏ", bởi chỉ vài tháng sau anh ta đã vượt ngục thành công. Cứ như vậy, Vidocq chạy trốn khắp nơi và trở thành mục tiêu săn đuổi hàng đầu của cảnh sát. Mãi đến khi 34 tuổi, Vidocq mới đoạn tuyệt với con đường tội phạm và quyết tâm làm lại cuộc đời.
Tháng 5-1809, Vidocq đến gặp Công tố viên Henry phụ trách Sở Tội phạm Paris bày tỏ nguyện vọng muốn trở thành một người tốt. Vidocq mong muốn được hợp tác với cảnh sát để tiêu diệt các tổ chức tội phạm nguy hiểm.
Công tố viên Henry thực sự ấn tượng với tài năng, sự dũng cảm và các "thành tích" nổi bật của Vidocq nên đã chấp nhận Vidocq như một nhân viên dưới quyền mình. Cả hai cùng ký một thỏa thuận, rằng mọi tội danh của Vidocq sẽ được xóa bỏ hoàn toàn nếu anh giúp cảnh sát phá những vụ án hóc búa nhất.
Một cảnh sát đặc nhiệm dũng cảm tài ba
Paris vào những năm 1800, giống như nhiều thành phố lớn khác trên thế giới đang trên đà phát triển nhanh chóng và nó cũng trở thành một trung tâm của bọn tội phạm. Và đây cũng là mảnh đất tốt để một cảnh sát có kinh nghiệm về tội phạm như Vidocq có thêm đất để dụng võ.
Nhiệm vụ đầu tiên của Vidocq là giả dạng làm tù nhân để thu thập thông tin tại trại giam La Force. Sau gần 2 năm nằm vùng, thông tin mà Vidocq thu thập đã giúp Cảnh sát Paris phá được nhiều vụ trọng án. Nhiều băng đảng tội phạm khét tiếng đã bị triệt hạ. Sau nhiều lần cân nhắc, cấp trên đã quyết định đưa Vidocq ra ngoài.
Công việc tiếp theo, Vidocq giả vờ vượt ngục khỏi La Force và trà trộn vào một tổ chức chuyên cá độ, buôn người. Tại đây, Vidocq khai thác nhiều thông tin quan trọng giúp tóm gọn Watrin - một tên làm tiền giả khét tiếng và hốt gọn cặp đôi siêu trộm Saint-Germain và Boudin. Sau đó, ông còn giúp cảnh sát bắt giữ toàn bộ băng sát thủ giết người man rợ nhờ lòng dũng cảm của mình.
Với rất nhiều công trạng, Công tố viên Henry quyết định xóa bỏ mọi tội danh và thăng chức cho Vidocq. Ngoài ra, Vidocq còn được đặc quyền tùy ý tuyển dụng nhân viên để phục vụ cho công tác điều tra.
Từ đây, một lực lượng cảnh sát mới được hình thành, những nhân viên cảnh vụ mặc thường phục dưới sự chỉ huy của Vidocq. Thay vì tuyển dụng những sinh viên trẻ từ học viện cảnh sát hay quân đội, ông lại thu nhận những người đã từng là tội phạm.
Vidocq có một triết lý sống rất nhân văn, những người từng lầm lỡ nếu được cho cơ hội chắc chắn sẽ là một người tốt cho xã hội. Cùng với những nhân viên đặc biệt này, Vidocq đã tóm được vô số bọn tội phạm.
Vị thanh tra tội phạm Vidocq rất được lòng dân. Ngýời Paris gọi ông là "sát thủ của tội phạm" hay "anh hùng của thành phố". Tính ến nãm 1817, ội ặc nhiệm của Vidocq ã bắt giữ gần 900 tên tội phạm nguy hiểm.
Vidocq luôn mong muốn rằng, đội an ninh của mình sẽ có quy mô toàn quốc trong một vài năm tới. Nhưng thực tế, chỉ trong thời gian đầu, đội của Vidocq đã đạt tới trình độ chuyên nghiệp như Sở Cảnh sát London ở Anh hay Cục Điều tra liên bang Mỹ sau này.
Thám tử tư đầu tiên trên thế giới
Công tố viên Henry về hưu năm 1820. Không ít người trong Sở cảnh sát vì ghen tị với thành tích của Vidocq nên cố tình xới tung quá khứ tội lỗi của ông. Chán nản, năm 1827, Vidocq xin từ chức ở tuổi 52. Cũng từ đây, Vidocq lao mình vào công việc kinh doanh. Năm 1832, ông thành lập công ty thám tử tư đầu tiên trên thế giới.
Công ty chuyên điều tra giải quyết những tội phạm lừa đảo và rất đắt khách. Trong đó phải kể đến vụ bắt giữ Champiax - một tay lừa đảo khét tiếng ở Paris. Tên này đã lừa tiền của hàng loạt cửa hàng rồi dùng tài ngụy trang để lẩn trốn. Nhưng mấy ngón nghề của Champiax chỉ là "trò mèo" so với Vidocq, ông nhanh chóng bắt được hắn và tìm được nơi cất giấu số tiền lừa đảo.
Tuy nhiên, khi thấy Champiax quỳ lạy khóc lóc van xin, Vidocq lại mủi lòng thả hắn ra. Không ngờ, tên lừa đảo này lại chạy tới Sở cảnh sát tố cáo Vidocq tội cướp đoạt tài sản. Sở cảnh sát vì ghen ghét với danh tiếng của Vidocq nên đã không điều tra mà lại cho bắt ngay Vidocq. Trong suốt thời gian bị giam giữ, Vidocq bị đối xử một cách rất tồi tệ. Ông bị đánh đập, bỏ đói và sống trong một phòng giam ẩm thấp, tối tăm, hôi thối.
Tại phiên toà, dù có tới hàng chục người làm chứng chống lại lời khai gian trá của Champaix nhưng trước sức ép của Sở cảnh sát, tòa án tuyên phạt Vidocq 5 năm tù.
Quá phẫn nộ, người dân Paris đã tổ chức biểu tình ở khắp nơi. Nhiều tờ báo đã vạch trần sai trái của Sở Cảnh sát Paris. Ít lâu sau, một phiên tòa khác được mở lại và Vidocq được tuyên bố vô tội.
Những tưởng biến cố trên sẽ khiến Vidocq sợ hãi cuộc chiến với tội phạm. Nhưng không, ông tiếp tục nhận lời tham gia hỗ trợ cảnh sát tìm kiếm tội phạm, trở thành nhân viên mật vụ Pháp dù đã gần 80 tuổi.
Ngày 11-5-1857, sau cơn đột quỵ Vidocq đã qua đời ở tuổi 82, tại Paris. Sự ra đi của ông đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với người dân Paris.
Dù không còn trên cõi đời, nhưng cuộc đời như tiểu thuyết của Vidocq vẫn sống mãi trong các tác phẩm văn học, trên sân khấu kịch, trong phim ảnh và trong lòng người dân Pháp.
Theo Danviet
Hong Kong có thể sớm cấp lại visa cho lao động Việt Nam Lệnh cấm visa của Hong Kong với lao động Việt Nam dự kiến được dỡ bỏ trong thời gian tới. Lao động Việt Nam có thể làm y tá và bác sĩ. Ảnh minh hoạ: SCMP. "Hy vọng Hong Kong sẽ tuyển lao động Việt Nam trong thời gian vài ba tháng nữa. Trước mắt có thể làm thí điểm với khoảng 10.000...